
{title}
{publish}
{head}
QTO - Các nước châu Á đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế chậm hơn so với dự tính do ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu và chiến tranh triền miên ở Ukraine - Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết trong một thông báo hôm 14/12.
Cảng Tanjung Emas ở Trung Java, Indonesia. Ảnh: Nikkei Asia
ADB đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế vào năm 2023 từ 4,9% xuống 4,6% đối với các nước châu Á đang phát triển, gồm 46 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Những nước này có thể đạt mức tăng trưởng chung 4,2% vào 2022 - thấp hơn một chút so với mức dự báo 4,3% vào tháng 9.
“Ba tác nhân chính tiếp tục cản trở sự phục hồi ở những quốc gia này, đó là: tái lập lệnh phong tỏa ở Trung Quốc, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế toàn cầu” - theo ấn phẩm Triển vọng Phát triển châu Á mới nhất của ADB.
Như vậy, ADB đã ba lần hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay của khu vực này - vốn đang phải chịu áp lực từ lạm phát ngày càng tăng, một phần do chiến tranh và lãi suất tăng.
ADB đã giảm nhẹ dự báo lạm phát khu vực trong năm nay từ 4,5% xuống 4,4%, nhưng lại nâng dự báo tăng giá trong năm tới từ 4,0% lên 4,2%. ADB cho biết những dự báo này dựa trên thông tin có sẵn kể từ ngày 30/11 - một tuần trước khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các hạn chế của chính sách “zero Covid”.
Hiện dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm tới đã giảm từ 4,5% xuống còn 4,3% trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu cũng cho thấy những dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Triển vọng của Ấn Độ, nền kinh tế lớn thứ hai trong khu vực, sau Trung Quốc, không thay đổi ở mức 7,2%.
ADB đã nâng dự báo tăng trưởng của Đông Nam Á trong năm nay từ 5,1% lên 5,5% do mức tiêu dùng nội địa cao hơn dự kiến. Tuy nhiên, khu vực này đang đứng trước nguy cơ tăng trưởng chậm lại vào năm tới với mức 4,7% từ 5,0% trong dự báo trước đó.
“Niềm tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và lãi suất tăng, trong khi chi tiêu của chính phủ có thể bị cắt giảm do tài chính công bị hạn chế" - ngân hàng cho biết.
Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - dự kiến sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm tới, giảm so với mức dự báo 5,0% hồi tháng 9. Một số quốc gia đã bị ADB hạ dự báo triển vọng tăng trưởng xuống mức thấp nhất như: Malaysia từ 4,7% xuống 4,3% do các điều kiện bên ngoài khó khăn và Việt Nam từ 6,7% xuống 6,3% do áp lực lạm phát.
Tùng Lâm
(NLĐO)- ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam lên mức 7,5% trong năm nay. Dự báo lạm phát năm 2022 được điều chỉnh xuống còn 3,5%
Kinh tế toàn cầu chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm lại khi các nền kinh tế lớn: Mỹ, Trung Quốc, châu Âu và các khu vực khác đối mặt với vô vàn thách thức, từ ...
VOV.VN - Các số liệu mới nhất được Ủy ban châu Âu công bố cho thấy, các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu – Eurozone đã chống chọi tốt hơn kỳ vọng ...
Đó là đề nghị của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng tại buổi làm việc với đoàn công tác Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về các dự án ADB ...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 167/QĐ-CTN ngày 20/2/2024 cho phép sửa đổi các Hiệp định số 3634-VIE và 3635-VIE (COL) cho Dự án Hạ tầng cơ ...
Những dấu hiệu tích cực trong thời gian gần đây đã củng cố niềm tin của các chuyên gia về triển vọng hạ cánh mềm của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn cần ...
UBND tỉnh Quảng Trị vừa có công văn chỉ đạo khẩn trương đôn đốc tiến độ, thực hiện hoàn thành dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, ...
Mặc dù chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang phát huy hiệu quả khi lạm phát ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu ...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
VOV.VN - Trưa 13/12, tại thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU bên lề Hội nghị Cấp cao Kỷ...
(Vietnam+) - Theo UNICEF, khu vực Trung Đông và Bắc Phi, bao gồm Iraq, Liban, Sudan, Libya, Jordan và các vùng lãnh thổ Palestine, chiếm 25% nguồn tài trợ toàn cầu mà tổ chức...
(Tin Tức) - Hiện nay, Tổng thống Emmanuel Macron là một trong số vài nhà lãnh đạo phương Tây vẫn duy trì liên lạc với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Kể từ khi xung đột Nga -...
QTO - Trung Quốc ngày 13/12 chính thức cho dừng hoạt động ứng dụng theo dõi hành trình trên điện thoại di động của người dân, sau gần 3 năm áp dụng để kiểm...
VOV.VN - Cáo buộc tham nhũng tại Nghị viện châu Âu đang gây ra một cơn địa chấn tại khối này. Vụ việc không chỉ tác động đến uy tín của các cơ quan công quyền Liên minh châu Âu...
VOV.VN - Theo một nghiên cứu, xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và việc Triều Tiên đạt các bước tiến về hạt nhân… đã khiến xác suất nổ ra chiến tranh hạt nhân...