{title}
{publish}
{head}
Năm 2024 chào đón thế giới bằng 2 cuộc chiến và 50 cuộc bầu cử cũng như nhiều thách thức đang chờ đợi ở phía trước.
Các cuộc tấn công của nhóm phiến quân Yemen nhắm vào tuyến giao thông vận tải quan trọng trên Biển Đỏ - một trong những tác động từ xung đột Hamas-Israel – khiến cho nền kinh tế thế giới vốn đã khó khăn nay lại thêm bất ổn.
Bên cạnh đại dịch Covid-19, xung đột tại Ukraine và Trung Đông đang giáng đòn mạnh vào nền kinh tế toàn cầu, làm chệch quỹ đạo tăng trưởng và để lại những hậu quả khó có thể lường trước được.
Ấn Độ đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Ảnh: The New York Times
Năm của những cuộc bầu cử
Nhiều thách thức đang đón đợi ở phía trước, có thể kể đến làn sóng bầu cử tại nhiều quốc gia với những tác động đáng kể và lâu dài đến an ninh, chính trị. Hơn hai tỷ người tại 50 quốc gia, gồm: Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nam Phi, Mỹ và 27 quốc gia châu Âu, sẽ tiến hành bầu cử. Ước tính các nước dự kiến bước vào bầu cử trong năm 2024 sẽ chiếm đến 60% sản lượng kinh tế thế giới, qua đó cho thấy ảnh hưởng tiềm tàng tới kinh tế toàn cầu với diễn biến kết quả bầu cử khác nhau.
Bảng hiệu bầu cử tại Nga. Ảnh: The New York Times
Ngay cả những quốc gia có nền dân chủ phát triển nhất, các cuộc bầu cử cũng diễn ra giữa muôn trùng ngờ vực đối với chính phủ, những bất đồng ý kiến của các cử tri, hay những lo ngại về triển vọng phát triển kinh tế.
Lãnh đạo các nước đang ngày một tỏ ra thận trọng đối với sức khỏe của nền kinh tế. Trước cuộc bầu cử tại Nga vào tháng 3 năm sau, Tổng thống Vladimir Putin đang nỗ lực cải thiện tình hình kinh tế đất nước, chẳng hạn như yêu cầu các nhà xuất khẩu chuyển đổi ngoại tệ khác sang đồng rúp nhằm nâng đỡ loại tiền tệ này và đối phó với lạm phát.
Những người chiến thắng trong cuộc bầu cử sẽ đưa ra các chính sách quan trọng ảnh hưởng đến đất nước, như: các trợ cấp đối với nhà máy, giảm thuế, chuyển giao công nghệ, phát triển trí tuệ nhân tạo, đầu tư, giảm nợ, chuyển đổi năng lượng,...
Do vậy, nếu những người theo chủ nghĩa dân túy lên nắm quyền, chính phủ các nước có thể sẽ thắt chặt hơn các biện pháp kiểm soát thương mại, đầu tư nước ngoài hay nhập cư. Diane Coyle, giáo sư chính sách công tại Đại học Cambridge, cho biết: “Những chính sách như vậy có thể “lái” nền kinh tế toàn cầu theo hướng rất khác so với những gì chúng ta từng thấy”.
Ở nhiều nơi, những ngờ vực đối với toàn cầu hóa đang khiến cho đời sống người dân trở nên khó khăn, thu nhập trì trệ, mức sống giảm sút và bất bình đẳng gia tăng. Bà Coyle cho biết sự thắng lợi của những người theo chủ nghĩa dân tộc cánh hữu có thể làm suy yếu sự tăng trưởng toàn cầu, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Vào năm tới, một số cuộc bầu cử quan trọng sẽ diễn ra ở nhiều nước lớn, dự đoán sẽ ảnh hưởng lớn đến toàn cầu. Tâm điểm sẽ đổ dồn vào cuộc bầu cử tại Ấn Độ, khi đây là nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới cũng như là đối thủ chính của Trung Quốc trong cuộc đua trở thành trung tâm sản xuất của thể giới. Bên cạnh đó, cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan (Trung Quốc) vào tháng 1/2024 có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh.
Tại Mexico, cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng đến cách chính phủ nước này tiếp cận với năng lượng và đầu tư nước ngoài. Hay việc Indonesia thay đổi người đứng đầu cũng có thể ảnh hưởng lớn đến các chính sách đối với loại khoáng sản quan trọng như niken.
Đoàn người di cư tại biên giới Mexico-Mỹ. Ảnh: The New York Times
Tất nhiên, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ cũng tác động đáng kể đến nền kinh tế thế giới. Việc cuộc đua đang đến gần buộc nền kinh tế số một thế giới phải thận trọng khi đưa ra những quyết định của mình.
Một cuộc vận động tranh cử của cựu Tổng thống Donald Trump tại New Hampshire. Ảnh: The New York Times
Tuần trước, Washington đã đình chỉ việc áp thuế đối với thép và nhôm châu Âu, động thái thể hiện lập trường cứng rắn của Tổng thống Biden đối với các hoạt động thương mại trước khi tham gia bầu cử. Trong khi đó, Cựu Tổng thống Donald Trump vốn ủng hộ các chính sách thương mại bảo hộ và đề xuất áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, có thể sẽ khiến nhiều quốc gia không hài lòng. Ông Trump cũng đã khẳng định sẽ không thúc đẩy mối quan hệ giữa Mỹ và châu Âu, chấm dứt sự ủng hộ đối với Ukraine và theo đuổi lập trường đối đầu quyết liệt với Trung Quốc.
Công ty tư vấn EY-Parthenon cho biết: “Kết quả của cuộc bầu cử có thể dẫn đến những thay đổi sâu rộng trong chính sách đối nội và đối ngoại, những vấn đề về biến đổi khí hậu cũng như các liên minh toàn cầu”.
Những dự đoán về triển vọng kinh tế
Triền vọng kinh tế toàn cầu trong năm tới vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tăng trưởng ở hầu hết các khu vực trên thế giới vẫn còn chậm và hàng chục quốc gia đang phát triển có nguy cơ vỡ nợ. Về mặt tích cực, xu hướng lạm phát hạ nhiệt đang thúc đẩy các ngân hàng trung ương giảm lãi suất hoặc ít nhất là không tăng lãi suất như hầu hết các tháng trong năm 2023. Chi phí đi vay giảm là động lực thúc đẩy đầu tư và mua nhà.
Tuy nhiên, các chính sách, quyết định kinh tế vẫn đang bị ảnh hưởng lớn bởi xung đột giữa các liên minh, các khối trong bối cảnh thế giới đang ngày bị chia rẽ sâu sắc.
Tàu đi qua kênh đào Suez, Biển Đỏ. Ảnh: The New York Times
Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường mua dầu, khí đốt và than đá của Nga, trong khi châu Âu giảm mạnh lượng mua kể từ khi xung đột Nga-Ukraine xảy ra.
Bên cạnh đó, căng thẳng Mỹ-Trung đã thúc đẩy Washington tăng cường hỗ trợ cho lĩnh vực sản xuất xe điện, chất bán dẫn và các mặt hàng thiết yếu nội địa. Mới đây, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của lực lượng Houthi được hậu thuẫn bởi Iran đang góp phần làm gián đoạn nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá cước vận chuyển, bảo hiểm và giá dầu tăng cao, đồng thời buộc giao thông biển phải chuyển hướng đến những tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn.
Công nhân tại nhà máy lắp ráp xe ở Hợp Phì, Trung Quốc. Ảnh: The New York Times
Tuần trước, Mỹ cho biết sẽ mở rộng liên minh quân sự để đảm bảo an toàn cho các tàu thuyền đi qua tuyến đường thương mại tại Biển Đỏ, nơi trung chuyển của gần 12% hoạt động thương mại toàn cầu.
Courtney Rickert McCaffrey, nhà phân tích địa chính trị tại EY-Parthenon, cho biết: “Ngày càng có nhiều thế lực nhỏ như: Yemen, Azerbaijan và Venezuela tìm cách thay đổi hiện trạng chính trị. Dù là những xung đột nhỏ, chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu theo những cách không ngờ tới. Quyền lực địa chính trị ngày càng bị phân tán sẽ dẫn đến sự gia tăng bất ổn”.
Tuy nhiên, Claus Vistesen, nhà kinh tế trưởng khu vực đồng Euro tại Pantheon Macro Economics, cho biết tác động của các cuộc xung đột cho đến nay vẫn còn hạn chế.
Nhà máy đóng tàu Ấn Độ đang cạnh tranh quyết liệt với Trung Quốc. Ảnh: The New York Times
“Từ góc độ kinh tế, chúng tôi không thấy giá dầu và khí đốt tăng mạnh, mặc dù các cuộc tấn công tại Biển Đỏ đã khiến giá những nguyên liệu này bùng phát trong thời gian ngắn”- Ông cho biết.
Tuy nhiên, do lo ngại những xung đột có thể làm suy yếu nền kinh tế, các doanh nghiệp có xu hướng do dự, chờ đợi trong việc đầu tư, mở rộng và tuyển dụng.
Một cuộc biểu tình ở Yemen phản đối hoạt động bảo vệ thương mại tại Biển Đỏ. Ảnh: The New York Times
Vào giữa năm, một cuộc khảo sát tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy những biến động trong quan hệ địa chính trị, địa kinh tế giữa các nền kinh tế lớn là mối quan tâm lớn nhất đối với các giảm đốc rủi ro cả khu vực công và tư nhân.
Khi xung đột quân sự còn dai dẳng, thời tiết khắc nghiệt gia tăng cũng như hàng loạt cuộc bầu cử lớn sắp diễn ra, năm 2024 dự báo sẽ là một năm đầy biến động và bất ổn.
An Thái (Theo The New York Times)
QTO - Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
QTO - Người dân Ấn Độ hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao và sự chênh lệch mức sống giữa các khu vực nông thôn và thành thị.
(Tin Tức) - Nền kinh tế thế giới phải đối mặt với những rủi ro địa chính trị gia tăng vào năm 2024.
(Tin Tức) - Ngày 26/12, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết Iran đang làm giàu uranium ở mức tinh khiết lên đến 60%.
QTO - Hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa đã gióng hồi chuông cảnh báo về một đợt lũ thậm chí còn khủng khiếp hơn thảm họa tại nước này vào năm 2014.
QTO - Theo Bộ trưởng Nga, tốc độ phát triển vũ khí của Moscow đang tăng mạnh.
VOV.VN - Truyền thông Thái Lan đưa tin đậm nét về Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong - Lan Thương (MLC) lần thứ 4 do Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin chủ trì vào hôm 25/12,...
Tin Tức) - Cuộc gặp kéo dài 4 giờ giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại San Francisco vào ngày 15/11 đã làm dấy lên những hy vọng về khả năng tan...
QTO - Giữa lúc người dân khắp mọi nơi trên thế giới ăn mừng Lễ Giáng sinh, thánh địa Bethlehem nơi chúa Giê-su chào đời lại bị phủ bóng bởi xung đột tại Gaza.
QTO - Các khu vực phía Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc đã trải qua đợt lạnh kỷ lục kể từ tuần trước, với việc nhiệt độ ở một số nơi chạm -40 độ C, khi không...
QTO - Lo ngại xung đột leo thang có thể buộc Washington phải hạn chế đáp trả trước các vụ tấn công gần đây của nhóm phiến quân này.
(PLO)- Chuyên gia cho rằng việc Mỹ và Trung Quốc nối lại đối thoại quân sự là tín hiệu tích cực hướng tới việc xoa dịu căng thẳng trong quan hệ song phương.