{title}
{publish}
{head}
Trong Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, về phát triển du lịch được xác định: “Xây dựng và phát triển Quảng Trị trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời là hạt nhân quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây”. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần tập trung thực hiện các giải pháp để du lịch Quảng Trị trở thành điểm đến hấp dẫn, là hạt nhân trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây. Có lẽ phải bắt đầu từ đặc trưng của du lịch Quảng Trị là vùng đất hấp dẫn bởi đây là “bảo tàng thu nhỏ” cuộc chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta.
Nằm ở trung độ của đất nước, Quảng Trị từng là vùng đất chứng kiến và chịu nhiều đau thương, mất mát của chiến tranh. Từ một vùng đất bị chia cắt hai miền theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, hơn hai mươi năm là tuyến đầu chống giặc ngoại xâm, nơi chứng kiến nỗi đau của dân tộc, cũng là nơi thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của người Việt Nam trước kẻ thù để giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
Trải qua thời gian và lịch sử thăng trầm đã để lại trên mảnh đất Quảng Trị hơn 500 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 477 di tích cấp tỉnh. Có nhà nghiên cứu lịch sử nói rằng, quá khứ hào hùng và vẻ vang của dân tộc ta nói chung và của Quảng Trị nói riêng là trang vàng trong lịch sử cách mạng; đó là tài sản vô giá, là vàng, là kim cương, là địa chỉ đỏ của hòa bình với các dân tộc trên toàn thế giới.
Ngày nay, nói đến Quảng Trị là người ta biết đến vùng đất có cầu Hiền Lương - sông Bến Hải, nơi một thời chia cắt hai miền đất nước trong suốt 21 năm (1954- 1975). Đó là địa đạo Vịnh Mốc, những làng hầm trong lòng đất thể hiện sức sáng tạo, sức sống bền bỉ và ý chí kiên cường của người dân vùng giới tuyến. Đó là Hàng rào điện tử Mc.Namara, là Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9 - Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, là Thành Cổ Quảng Trị... những địa danh từng diễn ra các cuộc giao tranh tận cùng của sự ác liệt và đối đầu, cũng là nơi ghi dấu những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Quảng Trị còn là mảnh đất có 72 nghĩa trang liệt sĩ, là nơi yên nghỉ của hơn 54.000 liệt sĩ, trong đó có hai nghĩa trang quốc gia là Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9. Hằng năm, vào tháng Bảy - tháng tri ân có hàng vạn đồng bào, chiến sĩ trong cả nước hành hương về đây để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, thống nhất đất nước.
Vì vậy, Quảng Trị có đầy đủ tiềm năng để trở thành điểm đến quy mô cho những cuộc hành hương của đồng bào, chiến sĩ trong cả nước, của du khách quốc tế. Đến Quảng Trị là để cảm nhận khát vọng sống, để hiểu thêm, tôn vinh các giá trị của hòa bình.
Thời gian tới, ngành văn hóa, thể thao và du lịch và các ngành hữu quan cần tôn tạo, giữ gìn, tôn vinh các di tích lịch sử mà địa phương đang sở hữu; kết nối hợp lý các điểm đến hấp dẫn, thu hút được du khách; có đánh giá, tổng kết các loại hình, chương trình du lịch văn hóa, lịch sử thời gian qua như “Ký ức chiến tranh - khát vọng hòa bình”, “Hoài niệm chiến trường xưa và đồng đội”, “Đường Hồ Chí Minh huyền thoại”... để từ đó đề ra kế hoạch phát triển mới, thấy cần bổ sung thêm loại hình gì để có thể gia tăng giá trị cho du lịch hồi ức lịch sử chiến tranh cách mạng.
Có một di tích lịch sử rất quan trọng, hiện nay đang bị hoang phế, cần phải có kế hoạch và tìm nguồn vốn khôi phục, tôn tạo để phát triển du lịch, đó là Di tích căn cứ Dốc Miếu - Cồn Tiên với Hàng rào điện tử Mc.Namara - hệ thống chiến lược phòng thủ có một không hai trên thế giới của đế quốc Mỹ được thiết lập ở phía Nam vĩ tuyến 17 một thời nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam; là sản phẩm của 47 nhà khoa học Mỹ được mệnh danh là “Con mắt thần bất khả xâm phạm” đã từng bị quân và dân ta phá nát tan tành.
Đây là một điểm đến hấp dẫn có thể thu hút số lượng khách du lịch lớn, nhưng từ lâu lắm rồi di tích này vẫn chưa được đầu tư, tôn tạo, bảo tồn, hiện có nguy cơ bị xâm lấn, xóa nhòa dấu vết theo thời gian.
Bên cạnh đó cũng cần đầu tư cho các cơ sở về dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, trong đó đặc biệt quan tâm đầu tư cho các sản phẩm văn hóa mang bản sắc địa phương, các đặc sản nông nghiệp nổi tiếng của Quảng Trị như hồ tiêu, cà phê, các sản phẩm OCOP... Phát huy lợi thế về biển đảo, sinh thái, văn hóa, tín ngưỡng và kết nối liên vùng trong hệ thống du lịch di sản miền Trung, cùng các hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, trọng tâm là phát triển tam giác du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ và dải đô thị du lịch ven biển. Kết nối du lịch tìm hiểu lịch sử - chiến tranh cách mạng của Quảng Trị với du lịch các địa phương trong khu vực; phát triển sản phẩm du lịch gắn với Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, Tổ đình Sắc Tứ Tịnh Quang; đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng tại khu vực ven biển, ven các hồ và tại vùng núi phía Tây.
Nói tóm lại, Quảng Trị có đầy đủ tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều địa danh nổi tiếng, những danh thắng trải đều trên cả các vùng miền núi, trung du và đồng bằng. Vấn đề quan trọng là phải có kế hoạch khai thác phù hợp đi đôi với xây dựng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.
Dĩ nhiên là phải làm từng bước, không nóng vội, không chạy theo lợi ích trước mắt. Gắn phát triển du lịch với bảo vệ môi trường, cảnh quan, vì sự phát triển bền vững; phát huy ý nghĩa giá trị của du lịch trong nền kinh tế của tỉnh. Tất cả để xây dựng Quảng Trị là điểm đến du lịch hấp dẫn, thú vị cho du khách trong nước cũng như bạn bè quốc tế.
Phương Minh
QTO - Thời gian qua, nhiều phong trào, đợt cao điểm được phát động, triển khai thực hiện thu hút sự hưởng ứng tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức...
QTO - Hiện nay, nhiều phụ huynh, học sinh và giáo viên quan tâm về dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ...
QTO - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cả nước kéo dài từ năm 2022 đến nay. Nhiều người dân đi khám, chữa...
QTO - Những năm qua, công tác dân số của tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển KT - XH. Tuy nhiên, tình trạng...
QTO - Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tuy nhiên, do khó khăn chung của hậu...
QTO - Hàng triệu đoàn viên thanh niên trên khắp cả nước đã để avatar trên trang mạng cá nhân của mình với logo: “Tự hào một dải non sông”.
QTO - Kinh doanh tín chỉ carbon rừng hiện được xem là hướng đi đầy triển vọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng. Đây cũng là cơ...
QTO - Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát huy vai trò phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân,...
QTO - Sự kiện Ngân hàng SCB cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay hàng trăm ngàn tỉ đồng nhưng không có khả năng thu hồi, gây ra nhiều tổn thất cho người dân,...
QTO - Năm 2002, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện Chương trình bình ổn thị trường với mục tiêu ổn định giá cả các loại hàng...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính,...
QTO - “Chúng mình đều phải học cách để tốt lên qua ngày, qua tháng. Lúc ban đầu thì chả ai tốt ngay được vì chả biết phải làm sao. Thế là nhìn những người...