{title}
{publish}
{head}
Kinh doanh tín chỉ carbon rừng hiện được xem là hướng đi đầy triển vọng để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng. Đây cũng là cơ hội để bổ sung nguồn tài chính nhằm tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân, góp phần tăng cường việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Tín chỉ carbon rừng được hiểu là đơn vị đo lường sử dụng để giới hạn lượng khí thải carbon mà một doanh nghiệp được thải ra môi trường, được coi như một loại giấy phép cho phép chủ sở hữu thải ra một lượng khí CO2 nhất định hoặc khí thải nhà kính khác.
Một tín chỉ carbon tương đương với một tấn khí CO2 (hoặc khí thải khác) được thải ra môi trường. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2 ra tín chỉ carbon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường carbon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.
Năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ carbon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ. Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được chọn để thí điểm.
Triển khai thực hiện nghị định này, Bộ Nông nghiệp và PTNT chuyển nhượng 10,2 triệu tấn CO2 vùng Bắc Trung Bộ cho Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD). Từ đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trung ương nhận được 51,5 triệu USD từ Quỹ Carbon thông qua IBRD, sau đó điều phối gần 50 triệu USD đến các tỉnh theo quy định.
Cuối năm 2022, Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam công bố 5 cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Trị do cộng đồng dân cư quản lý ở thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng; thôn Hồ, thôn Cát, xã Hướng Sơn; thôn Xa Bai, xã Hướng Linh; thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt (huyện Hướng Hóa) được cấp chứng chỉ FSC và được chứng nhận quốc tế FSC dịch vụ hệ sinh thái về hấp thụ và lưu trữ carbon với diện tích gần 2.145 ha rừng tự nhiên, tương ứng tổng lượng hấp thụ carbon hàng năm 7.000 tấn, tổng lượng lưu trữ là 350.000 tấn.
Sau khi được cấp chứng chỉ FSC, các cộng đồng bảo vệ rừng đã tăng cường công tác tuần tra, bảo vệ rừng, ứng dụng điện thoại thông minh trong thu thập dữ liệu để quản lý rừng nhằm đáp ứng các yêu cầu đánh giá FSC hàng năm.
Những nỗ lực này đã thu nhận được kết quả tích cực, khi lần đầu tiên kể từ năm 2023, Quảng Trị cùng 5 tỉnh Bắc Trung Bộ nhận được nguồn tiền từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng. Theo đó, với việc tham gia thực hiện thỏa thuận giảm phát thải thông qua bảo vệ rừng, giai đoạn 2023-2025, tỉnh Quảng Trị sẽ được chi trả 51 tỉ đồng, hiện đã được chuyển 80% số tiền.
Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT thông tin, trong năm 2023, tỉnh sẽ thực hiện giải ngân 17 tỉ đồng/51 tỉ đồng, số tiền này tập trung cho công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chi phí quản lý, hỗ trợ cho cộng đồng dân cư. Cứ mỗi héc ta rừng tự nhiên, tỉnh sẽ chi trả 120 nghìn đồng, số tiền này được phân bổ cho người dân giữ rừng.
Thực tế quản lý và bảo vệ rừng ở các địa phương trong những năm qua cho thấy, nguồn lực để chi trả cho công tác này rất hạn chế, chủ yếu từ dịch vụ môi trường rừng đầu nguồn, cộng đồng địa phương chỉ có thêm một ít thu nhập từ thu hái lâm sản ngoài gỗ. Tỉnh đã giao khoảng 20.000 ha rừng tự nhiên cho hơn 100 cộng đồng và gần 1.000 hộ gia đình quản lý, bảo vệ.
Tuy nhiên, trước năm 2023, chỉ có 1/3 diện tích rừng cộng đồng được chi trả dịch vụ môi trường rừng. Trong khi đó, rừng cung cấp nhiều dịch vụ sinh thái môi trường khác nhau, bao gồm dịch vụ tích lũy carbon để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Vì vậy, tiếp cận được với thương mại carbon rừng sẽ tạo nguồn lực tài chính đáng kể và thường xuyên cho chủ rừng, cộng đồng, người dân để đầu tư bảo vệ, phát triển rừng và cải thiện đời sống.
Đơn cử như đối với cộng đồng bảo vệ rừng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, với 800 ha rừng tự nhiên nhận khoán bảo vệ, người dân sẽ được nhận số tiền hơn 90 triệu đồng. Đây là khoản kinh phí quan trọng để hỗ trợ người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Bán tín chỉ carbon rừng mở ra giá trị mới từ rừng, đó là thêm nguồn thu về dịch vụ môi trường rừng, vừa là cơ hội để các chủ rừng và người dân tiếp cận tư duy sản xuất mới vàquản lý rừng chuyên nghiệp hơn.
Quảng Trị hiện có 23.400 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, trong đó, trên 17.000 ha tập trung chủ yếu ở các công ty lâm nghiệp: Bến Hải, Triệu Hải và Đường 9; diện tích còn lại ở các hộ dân và hợp tác xã. Định hướng của tỉnh là đến năm 2025 có khoảng 7.889 ha rừng trồng gỗ lớn được cấp mới chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đến năm 2030 có khoảng 80% - 90% diện tích rừng trồng sản xuất gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.
Đây là tiềm năng, cơ hội lớn để tiến tới việc thương mại hóa tín chỉ carbon. Tuy nhiên, hiện nay, cơ chế quản lý nhà nước về carbon rừng như điều tra, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến và giám sát chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó carbon rừng chưa được công bố về tổng trữ lượng, tăng giảm trong các kỳ tổng điều tra rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến rừng hàng năm.
Trong khi chờ Chính phủ ban hành khung pháp lý, sàn giao dịch tín chỉ carbon, về phía các địa phương, trong đó có Quảng Trị, cần chủ động xây dựng đề án thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Duy trì, tăng cường việc giao đất giao rừng cho cộng đồng và hỗ trợ sự tham gia của cộng đồng vào thị trường carbon rừng, không chỉ góp phần thúc đẩy kinh doanh tín chỉ carbon rừng mà còn đảm bảo sinh kế, văn hóa của cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng. Bởi mục tiêu các chương trình giảm phát thải khí nhà kính từ suy thoái và mất rừng thế giới đều hướng tới hỗ trợ người dân và cộng đồng địa phương sống phụ thuộc vào rừng.
Mặt khác, tỉnh cần tập trung làm tốt nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi những diện tích rừng đã mất nhằm tăng trữ lượng carbon rừng trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển ổn định, bền vững.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để các doanh nghiệp, chủ rừng nâng cao nhận thức về thị trường carbon, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp đối với việc phục hồi rừng và kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Đề xuất thí điểm mô hình kinh doanh tín chỉ carbon rừng với sự tham gia của doanh nghiệp.
Bảo Bình
QTO - Xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Đây...
QTO - Trong báo cáo công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị thời gian qua có một con số rất đáng quan tâm, đó là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn...
QTO - Trong quá trình hoạt động và lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn coi trọng việc phát huy vai trò phản biện xã hội của các tầng lớp nhân dân,...
QTO - Sự kiện Ngân hàng SCB cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay hàng trăm ngàn tỉ đồng nhưng không có khả năng thu hồi, gây ra nhiều tổn thất cho người dân,...
QTO - Năm 2002, TP. Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện Chương trình bình ổn thị trường với mục tiêu ổn định giá cả các loại hàng...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác cải cách hành chính,...
QTO - “Chúng mình đều phải học cách để tốt lên qua ngày, qua tháng. Lúc ban đầu thì chả ai tốt ngay được vì chả biết phải làm sao. Thế là nhìn những người...
QTO - Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nền nông nghiệp Quảng Trị đã có nhiều thay đổi đáng tự hào, khơi dậy tiềm năng, lợi...
QTO - Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục phát huy truyền thống, sức...
QTO - Theo Quyết định vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) gồm bốn môn...
QTO - Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững KT- XH. Bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm của cả hệ thống chính...
QTO - Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là năm tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp;...