
{title}
{publish}
{head}
(QT Xuân) - Nhiều người cho rằng, làm thủy văn suốt ngày đếm gió, đo mưa vốn khó khăn và nguy hiểm. Nếu trong gia đình cả vợ và chồng đều làm nghề này thì buồn lắm, không mua nổi đất, nhà mà tá túc. Những cặp vợ chồng mà chúng tôi gặp ở Trạm Thủy văn Thạch Hãn và Trạm Thủy văn Gia Vòng dưới đây đúng là đã ở phòng tập thể hơn 10 năm nay. Nhưng họ không buồn bao giờ. Bởi trong họ, tình yêu đời, yêu nghề luôn cháy trong tim và cũng chính từ cái nghề “đếm gió, đo mưa” này đã hóa thành ông Tơ, bà Nguyệt mai mối để họ mãi hạnh phúc bên nhau, cùng theo nghề đến trọn đời.
![]() |
Anh Vũ Thanh Hiện cùng vợ ra sông quan trắc dòng chảy -Ảnh: MT |
“Mưa bao nhiêu hạt, thương mình bấy nhiêu”
Anh Vũ Thanh Hiện và chị Mai Thị Thu Sương đang làm việc tại Trạm Thủy văn Thạch Hãn. Hai người yêu nhau từ giảng đường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Quê anh Hiện ở tỉnh Đắk Nông, còn chị Sương quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Năm 2010, anh ra trường làm nhân viên hợp đồng ở Trạm Thủy văn Nông Sơn, Quảng Nam, còn chị Sương trúng tuyển viên chức về Quảng Trị công tác ở Trạm Thủy văn Thạch Hãn. Hai người phải yêu xa từ dạo đó nhưng thư từ thường xuyên để động viên nhau cùng gắn bó với nghề. Thời đó, Quảng Trị và Quảng Nam đều thuộc Cụm Khí tượng thủy văn khu vực Trung Trung Bộ nên anh Hiện vẫn nung nấu ý chí thi đỗ công chức để tính chuyện tương lai lâu dài của hai người. “Xác định nghề này vất vả và hiểm nguy trăm bề, mỗi lần bão lũ về là hai đứa đều đứng ngồi không yên. Tôi thường đạp xe hàng chục cây số về bưu điện Quảng Nam quay số ra Trạm Thủy văn Thạch Hãn nghe bằng được tiếng người yêu mới yên tâm. Đầu dây Sương nức nở, hỏi trong đó thế nào anh, mưa to không, nước chảy mạnh không, lũ ở mức báo động mấy rồi, anh cẩn thận nhé”, anh Hiện nhớ lại câu chuyện tình yêu của mình.
Ở Trạm Thủy văn Gia Vòng, anh Lê Ngọc Giang và chị Nguyễn Thị Thoan ngày xưa học cùng lớp ở Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội. Hai anh chị cưới nhau rồi anh Giang làm nhân viên hợp đồng ở Trạm Thủy văn Nông Sơn, Quảng Nam, còn chị Thoan ở trạm lẻ nằm sâu trong rừng cách 100 km. Kể lại câu chuyện về những năm tháng đã qua, anh Giang không khỏi xúc động: “Vì xa xôi cách trở nên hai tháng tôi mới về thăm vợ con một lần, lại phải đi đường rừng, băng qua bao nhiêu suối đèo. Thấy vợ ốm yếu, con còn nhỏ, nhiều lúc tôi tính chuyện một người bỏ việc để gia đình đoàn tụ, nhưng Thoan nhất quyết bám trụ với nghề. Lương thấp không đủ trang trải cuộc sống, tôi tranh thủ làm thuê để tăng thêm thu nhập”. Những tháng ngày gian khổ ấy rồi cũng qua bởi tình yêu và nghị lực của hai người. Bây giờ anh Giang là Trưởng Trạm Thủy văn Gia Vòng, chị Thoan cũng làm nhân viên quan trắc tại trạm.
![]() |
Cùng đọc các thông số quan trắc -Ảnh: MT |
Câu chuyện tình yêu của chị Nguyễn Thị Thanh Bình ở Trạm Thủy văn Thạch Hãn thì lại khác. Chị Bình học cùng một lớp với vợ chồng anh Hiện tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh. Ra trường về công tác mới yêu và lấy anh Trần Nghĩa Bình. Chị Bình bộc bạch, mới về nhận công tác ở Trạm Thủy văn Thạch Hãn, chị phải đối mặt với bao vất vả nên có phần nản chí. Nghề thủy văn đối với quan trắc viên là nữ phải nỗ lực hơn nhiều bởi không có ưu tiên, không chỉ những ngày nắng mà vào mùa mưa lũ, nữ quan trắc cũng phải trực 24/24 giờ. Tôi nhiều lần suýt bỏ nghề nhưng được vợ chồng anh Hiện, rồi anh Bình động viên giúp đỡ nên ngày càng yêu nghề và yêu anh Bình lúc nào không biết. Tình yêu nghề đã tăng dần theo năm tháng, không ra sông là nhớ như... nhớ người yêu.
Sai số một li, hậu quả... đi một dặm
Trạm Thủy văn Thạch Hãn nằm sát bờ sông Thạch Hãn, dù trận lũ lịch sử đi qua khá lâu nhưng cảnh vật vẫn còn nguyên vẻ xác xơ, hoang tàn. Trong 35 ngày tháng 10 đau thương với 5 trận lũ kinh hoàng, giữa dòng nước cuồng xoáy, 6 cán bộ, nhân viên của Trạm Thủy văn Thạch Hãn cùng gia đình vẫn bám trụ để có những số liệu chính xác phục vụ cho công tác dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết. Sáu người chia thành 3 ca trực suốt 24 tiếng trong ngày, những ngày bão, cứ 30 phút đến một tiếng phải đo số liệu một lần. Công việc hằng ngày của các quan trắc viên tưởng như đơn giản nhưng mấy ai thấy được sự vất vả nhọc nhằn, phải đo đếm chính xác từng con số. Nếu sai số thì công tác dự báo sẽ sai theo, người dân phải gánh hậu quả. Thế nên cho dù trong mọi hoàn cảnh nguy hiểm vẫn phải ra sông quan trắc thủy văn. Thời tiết diễn biến phức tạp, những người làm quan trắc cũng phải thức trắng đêm để lấy số liệu liên tục truyền đi 24/24 giờ. Vất vả, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng với những quan trắc viên ở đây, tình yêu nghề đã giúp họ vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Anh Vũ Thanh Hiện, nhân viên của trạm tâm sự: Ngày đầu thật sự thấy công việc nhàm chán, suốt ngày chỉ làm bạn với sông nước, nhiều khi lung lay ý chí nhưng rồi tình yêu nghề đã dần ngấm vào máu thịt, tôi quyết tâm gắn bó với nghề thủy văn và thị xã Quảng Trị trở thành quê hương thứ hai của tôi.
Chúng tôi ám ảnh mãi câu chuyện của vợ chồng anh Hiện kể về trận lũ tháng 10/ 2020. Một tình huống nguy cấp là chiếc cầu trạm sắp bị nước lũ cuốn trôi. Công trình này nối trạm với hệ thống quan trắc điện tử nên rất quan trọng đối với công tác dự báo. Lũ lớn, nước từ thượng nguồn chảy xiết cuốn theo vô số cây cối, rác thải kẹt lại giữa cầu. Nếu không khai thông kịp thời, cây cầu sẽ bị nước cuốn trôi nên phải cứu công trình bằng mọi giá. Anh Hiện quyết định đưa 2 đứa con nhỏ của mình và con của đồng nghiệp lên một phòng tập thể tầng 2 rồi khóa chặt các cửa lại. Chúng tôi dùng dây thừng buộc vào từng người rồi lao ra giữa dòng nước đang chảy mạnh, dùng sào giải phóng các vật cản kẹt lại thành cầu. Từ sáng đến chiều tối công việc mới hoàn thành, vội vàng lên mở cửa thì mấy đứa nhỏ đói quá lấy mì tôm sống trệu trạo nhai, có đứa nằm ngủ thiếp đi. Nghe anh kể mà ai nấy đều xót xa. Chị Nguyễn Thị Thanh Bình chia sẻ thêm: Mỗi lần lũ lớn, theo yêu cầu kỹ thuật, các anh phải dùng ca nô chạy mặt cắt ngang sông để đo lưu lượng nước. Giữa dòng nước cuồn cuộn, thuyền chạy ngang sông như đùa giỡn với tử thần, nguy cơ lật thuyền hoặc bị nước cuốn trôi rất cao. Thế mà mỗi ngày phải chạy hơn 10 lượt như thế để đo bằng hết 6-8 điểm báo. Tôi và Sương đứng trên bờ dõi theo mà tim như thắt lại.
Trước đây mỗi chuyến đi xa, mọi người đều có câu cửa miệng: Cắt cơm, bơm xe, nghe thời tiết. Nói như thế để biết bản tin dự báo thời tiết luôn là sự quan tâm của người dân trong cuộc sống hằng ngày. Mang trong mình tình yêu nghề, yêu cuộc sống, những quan trắc viên ngày đêm vẫn lặng lẽ làm việc giữa sông vắng, miệt mài với công tác dự báo thời tiết ngày mai.
Nguyễn Minh Tuấn
Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu nước mà ...
Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống. Khóa học cuối ...
Dòng sông Thạch Hãn hiền hòa có nguồn nước mát lạnh từ non cao đổ về, chảy êm đềm như lời ru ngọt ngào của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn chân chất, thấm đẫm nghĩa ...
Thực hiện Công điện số 999/CĐ-TTg ngày 13/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, mưa lũ ...
Với nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị luôn ...
Thực trạng hai bên bờ sông Thạch Hãn đoạn từ hạ lưu tràn xả lũ Nam Thạch Hãn đến cầu đường sắt bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến người dân sống quanh khu ...
Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng? Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông... Trong một lần chuyện trò với người bạn đến từ miền cực Bắc của Tổ quốc xung quanh ...
(QTO) – Chiều nay 22/10, thông tin từ Trung đoàn Bộ binh 842, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cho biết, đơn vị vừa phối hợp cùng cán bộ, viên chức Trung tâm ...
QTO - Xác định chuyển đổi số (CĐS) giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tối ưu hóa quy trình thủ tục thăm, khám, chữa...
QTO - Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Triệu Phong luôn tăng cường vận động tài trợ, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, những tấm lòng vàng để cùng...
(QT Xuân) - Xe chúng tôi theo đường Hồ Chí Minh nhánh Tây rồi bắt đầu ngoặt trái vào con đường nhỏ để ngược lên Cù Bai. Đây là một địa danh gắn liền với đường Hồ Chí Minh huyền...
(QT Xuân) - Những ngày giáp tết Nguyên đán Tân Sửu, chúng tôi có dịp đến với các xã nằm trên trục đường Hồ Chí Minh nhánh Tây huyện Hướng Hóa để cảm nhận sự đổi thay của những...
(QT Xuân) - Năm 2020 là năm mà đến những vị bác sĩ giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể ngờ có một ngày họ sẽ phải ứng dụng nghiệp vụ của ngành công an, nhà tâm lý học và...
(QT Xuân) - Để trở thành 1/16 bệnh viện trung ương, tỉnh trong toàn quốc vinh dự nhận Giải Vàng (Gold Status) về điều trị đột quỵ của Hội Đột quỵ thế giới (WSO), 3 năm qua Bệnh...
(QT Xuân) - Với chủ đề “Việt Nam 2045” , Diễn đàn trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ III, năm 2020 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức nhằm tiếp tục củng cố mạng...
(QT Xuân) - Xin được gọi họ là những “người hùng” của đời thường. Bởi dù tuổi đời còn rất trẻ, mỗi người lại hoạt động trong một lĩnh vực, ngành nghề khác nhau nhưng ở họ có...