Cập nhật:  GMT+7

Những “bóng hồng” làm thủy lợi

Với nhiệm vụ quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, những năm qua, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị luôn nỗ lực khắc phục khó khăn để thực hiện tốt việc tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh. Để hoàn thành sứ mệnh này, có sự đóng góp không nhỏ của những nữ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) thủy lợi. Bước chân của những “bóng hồng” ấy đã đi đến mọi vùng miền, không quản nắng, mưa, thiên tai để điều tiết mạng lưới tưới tiêu rộng khắp, dẫu điều kiện làm việc còn nhiều vất vả.

Những “bóng hồng” làm thủy lợi

Nữ công nhân thủy lợi cùng với đồng nghiệp nam nạo vét, phát quang, phát cỏ kênh mương để phục vụ tưới tiêu -Ảnh: M.Đ

Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị hiện phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của 8/10 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích hơn 30.000 ha/năm. Ngăn mặn, tiêu nước hơn 13.000 ha/năm. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ cấp nước cho hoạt động công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ dân sinh, hoạt động kinh tế khác. Công ty hiện có 62 CBCNV nữ, trong đó, có 45 nhân viên nữ đảm nhận công việc quản lý đập, hồ chứa, công tác địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Hà Xuyên, công nhân đầu mối tại hồ Hà Thượng (huyện Gio Linh) cho biết: “Công nhân đầu mối như tôi là luôn túc trực và kiểm tra công trình quản lý hồ, đập. Mùa mưa bão, phải trực hồ 100% công nhân 24/24 giờ, báo mực nước 3 tiếng 1 lần. Khi mực nước lên nhanh có kết hợp mở tràn xả lũ thì kiểm tra mực nước và đo lượng mưa báo về xí nghiệp 1 tiếng 1 lần. Còn về mùa nắng hạn phải đi kiểm tra lòng hồ để phát hiện kịp thời các vi phạm trong phạm vi chỉ giới bảo vệ lòng hồ để báo cáo lên cấp trên.

Dù thời tiết mưa bão, hạn hán, ngày hay đêm, những công nhân đầu mối cũng phải thường xuyên kiểm tra mực nước, điều tiết phù hợp. Là phụ nữ làm công tác thủy lợi, bản thân tôi gặp khó khăn trong đi lại công tác, thời gian làm việc không cố định và phải thường xuyên đối mặt với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, việc túc trực 24/24 giờ khiến giấc ngủ, sinh hoạt của chị em có phần bị ảnh hưởng, thường xuyên “đi mưa, về nắng” nên đa phần chúng tôi ít có thời gian chăm sóc bản thân. Mong muốn thời gian tới sẽ nhận được nhiều sự quan tâm, động viên, tiếp sức từ phía lãnh đạo cấp trên để chị em thêm vững tin giữ dòng nước cho sản xuất, góp phần đảm bảo an toàn, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, cùng bà con mang lại những vụ mùa bội thu”.

Vào mùa hạn phải mở cống áp lực để tưới nước nên mực nước hồ xuống nhanh dẫn đến nước trong giếng của nhà quản lý cạn, sẽ thiếu nước sạch để sinh hoạt. Mặt khác, hiện các hồ, đập do công ty quản lý chưa được lắp đặt các thiết bị quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng nên đa số công việc cập nhật số liệu đều làm bằng thủ công, vất vả hơn rất nhiều.

Chị Hồ Thị Thu Hà, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính, Trưởng Ban nữ công Công đoàn Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị cho hay: Thấu hiểu những khó khăn, vất vả của chị em, ban nữ công đã chủ động tham mưu đề xuất có hiệu quả việc tham gia sửa đổi và tổ chức thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động nữ về vấn đề việc làm, hợp đồng lao động, tiền lương, nâng lương, thi nâng tay nghề...; luôn sâu sát, quan tâm hỗ trợ chị em ốm đau, gặp hoàn cảnh khó khăn.

Năm 2020 và 2021, thực hiện phong trào “Nuôi heo đất - Trao yêu thương”, ban nữ công đã huy động được 50 triệu đồng để trao 10 sổ tiết kiệm cho 10 đoàn viên nữ gặp hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, lãnh đạo công ty luôn sâu sát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chị em, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em học tập nâng cao trình độ, chăm sóc sức khỏe và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần; tổ chức tọa đàm, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, tham quan vào các dịp lễ...

Trong công việc, công ty luôn quan tâm đến nữ CNLĐ vì đây là công việc đặc thù, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều lao động nữ có thâm niên hàng chục năm nhưng đồng lương vẫn thấp, chưa đảm bảo đời sống. Năm 2023, do nguồn thu của công ty không đủ nên các khoản tiền phụ cấp ca 3 vận hành điều tiết bị cắt giảm; chi phí trực lễ, Tết không có; việc hỗ trợ đời sống cho chị em chưa được nhiều.

Chị Trần Thị Thanh Xuân, công nhân Xí nghiệp Thủy nông Gio Cam Hà chia sẻ: Tôi có hơn 10 năm gắn bó với nghề thủy lợi. Công việc phải đi lại nhiều nên tôi thường xuyên vắng nhà. Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất của bà con không bị thất thoát, chúng tôi liên tục đi kiểm tra vùng ruộng, kênh và các đầu cống để phân phối việc tưới tiêu hợp lý.

Đa phần chị em ngành thủy lợi đều phải làm việc ngoài trời, khối lượng công việc nhiều, phải lập phương án chống hạn, giảm lũ; đưa ra các giải pháp tưới hỗ trợ; kế hoạch giãn lịch tưới để tiết kiệm nước, nạo vét, phát quang, phát cỏ kênh mương để phục vụ tưới nên rất vất vả.

Địa bàn làm việc của tôi là toàn huyện Cam Lộ, hệ thống cống, kênh mương trải dài trên nhiều xã. Đã có trường hợp chị em công nhân thủy lợi gặp tai nạn, bị dọa nạt trên đường đi làm, rồi gặp bất đồng khi vận động bà con sử dụng nước tưới tiêu hợp lý, hạn chế sử dụng nước hồ trong gieo cấy...

Rất may là chúng tôi được công ty hỗ trợ; đồng thời chị em đồng nghiệp cũng quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ nhau thay ca, đổi lịch trực mỗi khi gia đình có công việc hay con cái ốm đau.

Nhiều khó khăn, vất vả là thế, nhưng với lòng yêu nghề và trách nhiệm trong công việc, chị em làm công tác thủy lợi vẫn đang cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Họ vẫn luôn giữ vững niềm tin, tình yêu công việc và trái tim cống hiến hết mình vì nhiệm vụ phục vụ sản xuất, dân sinh.

Minh Đức

Tin liên quan:
  • Những “bóng hồng” làm thủy lợi
    Một vụ “mở nước” nhiều nỗ lực và trăn trở

    Vào ngày 2/1/2024, trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, tại công trình đầu mối hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức lễ “mở nước” phục vụ sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt dân sinh. Đối với những người làm công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, lễ “mở nước” được tổ chức đầu năm 2024 để đánh dấu sự khởi động của một vụ tưới mới cho một vụ mùa mới với nhiều hy vọng nhưng cũng trĩu nặng những lo toan, trăn trở.

  • Những “bóng hồng” làm thủy lợi
    Khó khăn trong phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng

    Phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng là nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công trình thủy lợi, phục vụ nhu cầu sử dụng nước đa dạng trong nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ.

  • Những “bóng hồng” làm thủy lợi
    Người dân mong mỏi công trình thủy lợi Ăng Treng được sửa chữa

    Do ảnh hưởng của đợt lũ lớn xảy ra vào năm 2009, công trình thuỷ lợi Ăng Treng ở thôn A Bung, xã A Bung, huyện Đakrông bị bồi lấp, hư hỏng nặng phía thượng nguồn, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hàng chục hộ dân địa phương. Trước thực trạng này, chính quyền địa phương một mặt kiến nghị các cấp có thẩm quyền có giải pháp cải tạo công trình, mặt khác vận động người dân dần chuyển đổi diện tích lúa nước thiếu nước tưới sang trồng các loại cây trồng khác phù hợp hơn để ổn định cuộc sống.


Minh Đức

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngày hội lớn của phụ nữ Đông Hà

Ngày hội lớn của phụ nữ Đông Hà
2024-03-06 05:05:00

QTO - Hòa chung trong không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Đông Hà tổ...

Nợ con một lời hứa

Nợ con một lời hứa
2024-03-02 05:50:00

QTO - Trải qua ca chạy thận dài gần 3 tiếng đồng hồ, chị Hồ Thị Lệ (sinh năm 2001), trú tại Thôn 5, xã Ba Lòng, huyện Đakrông, mệt nhoài. Thấy huyết áp...

Sự tiếp sức lặng thầm

Sự tiếp sức lặng thầm
2024-03-02 05:40:00

QTO - Từng phân vân đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề, trường lớp, Lê Văn Hiếu (sinh năm 1992), một người con Quảng Trị sống, làm việc tại TP. Hồ Chí...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long