{title}
{publish}
{head}
Năm 2023, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đạt được nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, góp phần giúp nhiều đối tượng vay vốn tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị phỏng vấn Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh TRẦN ĐỨC XUÂN HƯƠNG về kết quả đạt được và những giải pháp triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong thời gian tới.
-Thưa bà! Đề nghị bà cho biết khái quát về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Chi nhánh NHCSXH tỉnh trên địa bàn toàn tỉnh để có thể bao quát, chủ động, linh hoạt, sâu sát trong triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đạt kết quả cao nhất?
-Thời gian qua, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực bám sát các mục tiêu, giải pháp, kế hoạch được giao, tích cực tham mưu Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ban Đại diện Hội đồng quản trị thực hiện tốt chỉ thị, kết luận của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và triển khai các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Trị giao, phấn đấu đạt kết quả cao nhất, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Người dân đến giao dịch tại điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội tại xã Gio An, Gio Linh -Ảnh: TÚ LINH
Đến nay, bộ máy của Chi nhánh NHCSXH tỉnh làm nhiệm vụ tổ chức điều hành quản lý vốn tín dụng chính sách thống nhất từ tỉnh đến cấp huyện, thị xã. Giai đoạn đầu chỉ có 15 cán bộ thực hiện tín dụng chính sách xã hội từ Ngân hàng Phục vụ người nghèo và các ngành khác chuyển sang. Đến nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã xây dựng và hoàn thiện được bộ máy tổ chức điều hành đảm bảo hoạt động tốt, gồm: Ban Giám đốc chi nhánh, 5 phòng chuyên môn nghiệp vụ tại hội sở chi nhánh tỉnh và 8 phòng giao dịch huyện, thị xã.
Chi nhánh có 139 cán bộ, viên chức và người lao động làm việc tại hội sở chi nhánh tỉnh và phòng giao dịch cấp huyện. Cán bộ làm chuyên môn, nghiệp vụ có trình độ trên đại học và đại học chiếm 98,33%, cao đẳng, trung cấp chiếm 1,67%, trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên chiếm 38,3%.
Công tác đào tạo, tập huấn, đánh giá, nhận xét, điều động, luân chuyển, tăng cường cán bộ ngày càng được chú trọng nhằm nâng cao năng lực, đảm bảo về chất lượng, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhiệm vụ được giao, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát với dân, luôn tận tụy phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách. Bộ máy điều hành đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Quản lý an toàn nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, tổ chức tốt giao dịch tại 125 điểm giao dịch đặt tại các trụ sở UBND cấp xã và tại trụ sở phòng giao dịch NHCSXH; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho chủ tịch UBND cấp xã, trưởng thôn, khu phố, đội ngũ cán bộ làm uỷ thác và toàn bộ ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV).
-Vượt qua những khó khăn, thách thức, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đã đạt được những kết quả hoạt động trong năm 2023 như thế nào, thưa bà?
-Những nỗ lực, cố gắng của cán bộ, nhân viên Chi nhánh NHCSXH trên địa bàn gần một năm qua đã góp phần đem đến những kết quả ý nghĩa trong hoạt động tín dụng chính sách. Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đến ngày 30/11/2023 đạt 4.776 tỉ đồng, tăng 874 tỉ đồng so với năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 22,4%. Trong đó nguồn vốn cân đối từ trung ương chuyển về đạt 3.886,3 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 81,2% tổng nguồn vốn, tăng 800 tỉ đồng so với năm 2022. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay đạt 179,9 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 3,8% tổng nguồn vốn, tăng 22 tỉ đồng so với năm 2022, hoàn thành 110% kế hoạch trung ương giao. Huy động vốn của các tổ chức, cá nhân đạt 709,8 tỉ đồng, chiếm 15% tổng nguồn vốn, tăng 52 tỉ đồng so với năm 2022. Trong đó, nhận tiền gửi của tổ viên tổ TK&VV là 235,2 tỉ đồng, tăng 35,3 tỉ đồng so với năm 2022. Huy động tiết kiệm qua tổ chức, cá nhân là 474,6 tỉ đồng, tăng 16,7 tỉ đồng so với năm 2022.
Doanh số cho vay 11 tháng năm 2023 đạt 1.509 tỉ đồng, với hơn 27 nghìn lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ 11 tháng năm 2023 đạt 692 tỉ đồng.
Theo đó, tổng dư nợ tín dụng chính sách đến ngày 30/11/2023 đạt 4.699 tỉ đồng, tăng 817 tỉ đồng so với năm 2022, tốc độ tăng trưởng đạt 21%; với 1.841 tổ TK&VV và hơn 75,6 nghìn hộ còn dư nợ. Quy mô dư nợ tại các phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện ngày càng được nâng cao. Đến nay, Vĩnh Linh đã đạt dư nợ trên 700 tỉ đồng; Hướng Hoá đạt trên 690 tỉ đồng; 4 huyện đạt trên 500 tỉ đồng (Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong, Đakrông); TP. Đông Hà và huyện Cam Lộ đạt trên 400 tỉ đồng, thị xã Quảng Trị đạt trên 225 tỉ đồng.
Về chất lượng tín dụng, chi nhánh đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực quản trị vốn vay, triển khai thực hiện tốt mô hình tín dụng đặc thù có hiệu quả trên địa bàn. Đến ngày 30/11/2023 tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là 4,85 tỉ đồng, chiếm 0,1%/ tổng dư nợ. Trong đó dư nợ quá hạn là 2,35 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 0,05%/tổng dư nợ (bằng năm 2022). Toàn tỉnh có 71,2% cấp xã (89/125 xã), 97% tổ TK&VV (1.784/1.836 tổ TK&VV) không có nợ quá hạn và Cam Lộ là đơn vị duy nhất không có nợ quá hạn. Chất lượng tín dụng chính sách toàn tỉnh xếp loại tốt; 100% cấp huyện, cấp xã xếp loại tốt.
-Thưa bà, để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các đối tượng chính sách và để vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả thiết thực trong đời sống của người dân, Chi nhánh NHCSXH tỉnh có những đề xuất, kiến nghị gì?
- Qua thực tiễn triển khai vốn tín dụng chính sách, nhiều đối tượng chính sách nhờ vay vốn tín dụng chính sách tổ chức sản xuất, kinh doanh mà thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, để vốn tín dụng chính sách phát huy hơn nữa vai trò, ý nghĩa, đề nghị Chính phủ xem xét cho các xã đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 tiếp tục được thụ hưởng chương trình tín dụng ưu đãi đối với chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg ngày 5/3/2007 và Quyết định số 17/2023/QĐ-TTg ngày 5/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, kéo dài thời gian được thụ hưởng 3 năm kể từ ngày được công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhằm tạo điều kiện cho người dân có vốn đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững.
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh nâng mức cho vay chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn từ 10 triệu đồng/ công trình lên 30 triệu đồng/công trình. Đề nghị các bộ, ngành trung ương xem xét, trình Chính phủ bổ sung thêm chương trình tín dụng đối với hộ gia đình có mức sống trung bình được vay vốn để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần đẩy lùi và từng bước xóa bỏ nạn “tín dụng đen”.
-Xin cảm ơn bà!
Tú Linh(thực hiện)
QTO - Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện,...
QTO - Giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó có lao động nông thôn được xem là yếu tố quan trọng, giúp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền...
QTO - Năm 2021, chị Nguyễn Thị Thu (sinh năm 1992), ở thôn Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong cùng anh trai Nguyễn Quốc Quỳnh (sinh năm 1990)...
QTO - Thời gian qua, nhiều xã bãi ngang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã về đích NTM và đang xây dựng xã NTM nâng cao. Để đạt được những kết quả ấy, cấp ủy,...
QTO - Đường làng ngõ xóm được mở rộng, nhựa hóa hoặc bê tông hóa sạch đẹp, điện cao áp chiếu sáng khắp xóm thôn, mô hình camera an ninh giữ làng quê yên...
QTO - Mục tiêu của tỉnh Quảng Trị đặt ra đến cuối năm 2023 phấn đấu có 73/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỉ lệ 72,3%), có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm...
QTO - Sau đợt mưa lũ xảy ra vào giữa tháng 11/2023 vừa qua, đã có hàng chục đoạn, tuyến đường giao thông và công trình thủy lợi ở xã Hướng Hiệp, huyện...
QTO - Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn...
QTO - Khu sản xuất tập trung được đầu tư xây dựng để di dời các hộ làm bún ở làng bún Cẩm Thạch (nay là thôn An Thạch), xã Thanh An, huyện Cam Lộ nhằm khắc...
NDO - Tối 11/12, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, 28 dự án, ý tưởng xuất sắc đã được Ban Tổ chức Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng của Báo Nhân Dân – Human Act Prize 2023 lựa chọn...
QTO - Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi tại các địa phương đang dần được kiểm soát. Tuy nhiên, đây là loại dịch bệnh tái lại nhiều lần trong những năm gần đây...
QTO - Công nghiệp văn hóa là sự ứng dụng của những tiến bộ công nghệ - thông tin và kỹ năng kinh doanh, sử dụng nguyên liệu đầu vào là năng lực sáng tạo,...