
{title}
{publish}
{head}
Thi thoảng những lúc rỗi rãi, tôi tạt vào quán cà phê quen thuộc nơi góc phố Đông Hà để nhâm nhi tách cà phê rang xay đậm vị với bạn bè, đồng nghiệp. Xung quanh những câu chuyện phiếm lúc rôm rả khi trầm ngâm, lâu lâu lại xuất hiện bóng dáng của những người đàn ông hoặc phụ nữ chậm rãi tiến đến, cầm xấp vé số chìa ra mời khách: “Vé số đây, vé số không cô, chú?”. Khách mua vé số, người thì mơ đến những giải thưởng cuối ngày nhưng cũng có người mua chỉ để giúp người bán vơi bớt nhọc nhằn...
Bán giấc mơ cho người
Một buổi sáng đầu tháng Ba, trời mưa lớt phớt, từng đợt gió thổi thốc vào góc quán nhỏ nằm cạnh cầu Đại An khiến ai nấy đều có cảm giác se lạnh. Từ phía đường Hùng Vương, một thanh niên ngoài 20 tuổi có nước da ngăm đen tiến vào quán. Người này bước đến từng bàn rồi chìa xấp vé số trên tay mời khách. Trời mưa, bán ế nên khi có vị khách nào đó hỏi mua, cậu nở nụ cười rạng rỡ. Người thanh niên ấy tên là Hoàng (26 tuổi).
Mỗi ngày, từ sáng sớm anh Hoàng đã đến đại lý ở TP. Đông Hà để lấy khoảng 200 vé số đi bán - Ảnh: TRẦN TUYỀN
Nhà Hoàng ở huyện Triệu Phong. Mỗi ngày, từ sáng sớm Hoàng đến đại lý ở TP. Đông Hà để lấy khoảng 200 vé số rồi đạp xe khắp các ngõ ngách để bán. “Mỗi lần tôi bỏ ra 2 triệu tiền cọc để lấy 200 vé số đi bán. Có ngày bán hết, có ngày ế. Mỗi tờ vé bán được tôi lời 1 nghìn đồng, nếu bán hết được số này thì lời 200 nghìn đồng. Nếu bán không hết thì tôi trả số vé thừa cho đại lý”, Hoàng nhìn xấp vé số còn kha khá nói.
Bà Lếu mời khách mua vé số - Ảnh: TRẦN TUYỀN
Mặc dù trẻ tuổi nhưng Hoàng đã bán vé số hơn 5 năm nay. Từng góc phố, quán xá đều thân thuộc với anh. Mỗi ngày, Hoàng đi bán từ 7 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều thì về đại lý để trả vé thừa nếu còn. “Khách của tôi đủ loại người, đủ lứa tuổi. Đã có nhiều người trúng số khi mua vé từ tôi, cao nhất là 6 triệu đồng, ít thì được 200 nghìn đồng. Nhiều người khi trúng giải còn cho tôi tiền”, Hoàng kể.
Khoảng hơn 1 giờ sau, bà Lếu (60 tuổi) bước vào quán. Bà Lếu quê ở tỉnh Quảng Bình. Sau khi lập gia đình, bà sống ở quê chồng tại Phường 2, TP. Đông Hà. Tính đến nay, bà đã hành nghề bán vé số hơn 20 năm. “Đây là nghề tự do, ai cũng làm được. Chỉ cần có một số vốn nhỏ là bán được. Tôi không có nghề nghiệp ổn định, học hành cũng dở dang nên chọn nghề bán vé số để mưu sinh. Trời nắng thì thuận lợi, trời mưa khá vất vả. Nhờ trời cho sức khỏe nên đến giờ tôi vẫn đi bán đều đặn”, bà Lếu chia sẻ.
Mỗi ngày, bà Lếu lấy khoảng 450 - 500 tờ vé số từ đại lý để bán. Sáng hôm đó, bà đã bán được 100 vé. Có hôm may mắn thì bà bán hết, còn lại hầu hết là trả vé dư về cho đại lý. “Nghề này ví như bán giấc mơ cho người ta vậy. Nhiều người mua vé số với ước mong trúng giải, nhận tiền. Có câu người ta hay đùa nhau rằng “Sau 5 giờ chiều chưa biết ai giàu hơn ai” cũng bởi lý do này. Hơn 20 năm qua, người tìm tôi đổi giải vé số khá nhiều, từ vài trăm đến vài triệu đồng”, bà Lếu kể.
Nuôi giấc mơ cho mình
Chồng bà Lếu làm nghề... “thợ đụng”, ai thuê gì thì làm nấy. Cưới nhau hơn 11 năm mới có con nên giờ tuổi cao, sức yếu, vợ chồng bà vẫn đang nuôi 2 đứa con nhỏ ăn học. Đứa đầu học lớp 9, đứa sau học lớp 5. Chồng thường xuyên đau ốm nên gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Lếu. Mặc dù nghề bán vé số thời gian làm việc tự do, không áp lực, không ràng buộc nhưng ai cũng muốn bán được thật nhiều vé để có thêm tiền trang trải cuộc sống gia đình.
Ròng rã đi bộ cả ngày trời, nhiều hôm trời nắng bà choáng váng mặt mày, phải dựa vào gốc cây ngồi nghỉ tạm. Mệt đâu nghỉ đây, khát đâu xin nước uống đấy. Mỗi tờ vé số bán được, bà Lếu lời 1 nghìn đồng. Bởi vậy, bà vẫn cố gắng mỗi ngày bán thêm được càng nhiều càng tốt, thêm một tờ vé số được bán là bà có thêm tiền để nuôi các con.
9 giờ tối, tôi gặp ông Hiến (70 tuổi) tại một quán nhậu nằm bên đường Lý Thường Kiệt. Ông Hiến có dáng người gầy gò, vẻ mặt khắc khổ, nhẫn nại đến từng bàn mời khách mua vé. Sau khoảng 10 phút, ông lặng lẽ lên xe đạp đi về dãy hàng quán đối diện.
Trước đây, ông Hiến làm nghề thợ xây. Sau một vụ tai nạn lao động, sức khỏe không còn tốt nên ông chuyển sang bán vé số. Mỗi ngày, sau khi bán xong số vé trong ngày, ông đến đại lý lấy tiếp vé số của ngày hôm sau để tranh thủ bán thêm buổi tối. Mặc dù thu nhập phập phù hơn nghề thợ xây nhưng nếu siêng năng thì mỗi ngày ông cũng có thể kiếm thêm vài trăm nghìn đồng để nuôi các con ăn học. “Vợ tôi bán rau ở chợ. Đứa con lớn của tôi đang học đại học năm thứ 2, con út đang học lớp 7. Chúng tôi cố gắng chi tiêu tằn tiện, tích cóp để nuôi 2 con ăn học. Còn khỏe ngày nào thì tôi còn bán vé số ngày đó”, ông Hiến trải lòng.
Mua vé số không vì... giải thưởng
Khi nhắc đến việc mua vé số, hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến giải thưởng. Điều đó ai chẳng muốn! Song, số ít còn lại mua vé số không cầu mong giải thưởng. Họ mua vé số chỉ đơn giản vì tình thương.
Anh Nhật, sống tại Phường 5, TP. Đông Hà là ví dụ điển hình. Nhiều năm qua, tuần nào anh cũng mua vài tờ vé số. Anh mua vé số không phải vì giải thưởng mà vì người bán vé. Nhấp ly cà phê đen, anh chia sẻ: “Mỗi khi nhìn thấy các bà, các mẹ bán vé số, tôi lại thấy bóng dáng của bà, mẹ mình. Tần tảo, lam lũ những mong các con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế, tôi thường mua vài tờ để ủng hộ khi thấy người phụ nữ nào đó cầm vé số đi ngang qua”. Không chỉ ủng hộ người bán vé số, việc làm đơn giản này cũng giúp anh thấy lòng mình ấm áp, thanh thản hơn.
Anh Quang ở thị trấn Gio Linh cũng tương tự. Khi nhắc đến sở thích mua vé số, anh cười, kể: “Nhiều hôm về nhà, vợ tìm thấy nhiều tờ vé số trong túi áo của chồng liền hỏi sao tôi hay mua vé số? Nay cũng tìm đến trò rủi may sao?”.
Anh không giải thích với vợ nguyên do. Vì từ nhiều năm nay, anh âm thầm làm từ thiện, khi thì tặng món quà nhỏ cho người già neo đơn, khi thì quyên góp với nhóm bạn để tặng học bổng cho học trò nghèo vượt khó.
Anh cũng thường mua vé số để ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình vì biết có nhiều người bán vé số là người tàn tật, người cao tuổi. Mặc mưa nắng, ngày ngày họ lặng lẽ đi qua từng góc phố, từng hẻm nhỏ để bán vé số mưu sinh. Mỗi tờ vé số giúp họ có thêm một niềm hy vọng để bước đến tương lai tươi sáng hơn.
Trần Tuyền
QTO - Với hơn 96.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tại các huyện và các xã vùng núi của tỉnh, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền trong...
QTO - Dạo quanh một vòng ở những khu vực gần trường học, nơi tập trung đông người trên địa bàn tỉnh, chúng tôi nhận thấy sản phẩm mì ăn liền, chân gà với...
QTO - Sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp nhưng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Ở nước ta đã từng xảy ra những đợt dịch lớn. Từ...
QTO - Là đối tượng được hưởng phụ cấp khu vực theo quy định, nhưng nhiều năm qua, hàng nghìn cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã và viên chức giáo dục trên địa...
QTO - Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Gio Linh được triển khai thực hiện khẩn trương, kịp thời. Chương trình tạo sự lan tỏa lớn,...
QTO - Thân thiện, dễ gần và năng động, nhiệt huyết trong công tác, đó là những gì mà giáo viên và học sinh Trường THPT Vĩnh Định (huyện Triệu Phong) nhận...
QTO - Cách đây không lâu, một người đàn ông có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, tinh thần không tỉnh táo đi lạc từ TP. Hà Nội vào tỉnh Quảng Trị đã được người...
QTO - Thời gian qua, công tác đội, phong trào thiếu nhi trong tỉnh đã có những bước tiến đáng mừng. Thành quả ấy kết tinh từ nhiều sự nỗ lực, trong đó có...
QTO - Công tác dân số và phát triển của tỉnh Quảng Trị trong thời gian qua đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần ổn định quy mô dân số, nâng cao chất...
QTO - Thời gian qua, mô hình Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (hay còn gọi hệ thống truyền thanh thông minh) triển khai trên địa...
QTO - Không chỉ giỏi về chuyên môn, bác sĩ trẻ Mai Thanh Tuấn (sinh năm 1992), Phó trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải còn là bí thư chi...
QTO - Thực hiện Chỉ thị số 42 ngày 15/1/2025 của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với chương trình xoá nhà...