
{title}
{publish}
{head}
LTS: Ngành Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Quảng Trị sau sáp nhập tỉnh có nhiều cơ hội để phát triển song cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Để hiểu rõ hơn về những kế hoạch, giải pháp khắc phục khó khăn ban đầu và định hướng, kỳ vọng của ngành giáo dục trên hành trình mới, phóng viên Báo và phát thanh, truyền hình Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Trị. Sau đây là nội dung cuộc trò chuyện.
Ngành GD-ĐT Quảng Trị chú trọng kiện toàn tổ chức bộ máy - Ảnh: M.Huệ
● P.V: Sau sáp nhập tỉnh, ngành GD-ĐT có sự thay đổi cơ bản nào, thưa bà?
- Tiến sĩ Lê Thị Hương: Việc sáp nhập tỉnh là bước chuyển lớn, đặt ra yêu cầu phải tổ chức lại bộ máy quản lý giáo dục một cách khoa học, tinh gọn, hiệu quả. Hiện ngành có gần 940 đơn vị, trường học, quy mô quản lý trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh. Ngành đã sắp xếp lại các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, bộ phận, giảm đầu mối trung gian. Đặc biệt, thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp nên không còn tổ chức phòng GD-ĐT cấp huyện.
Sở GD-ĐT tiếp tục rà soát các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND hai tỉnh cũ (Quảng Trị, Quảng Bình) để xác định chính sách nào còn phù hợp, hay chồng chéo, cần bổ sung, bãi bỏ, từ đó đề xuất phương án xử lý hợp lý nhằm bảo đảm hành lang pháp lý rõ ràng, thống nhất, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và đi vào hoạt động ổn định ngay giai đoạn đầu.
Trong bối cảnh sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh, ngữ liệu sách giáo khoa một số môn học sẽ có sự thay đổi. Vì thế, ngành sẽ tập trung rà soát, điều chỉnh nội dung bộ môn giáo dục địa phương, bảo đảm phù hợp với địa giới hành chính, truyền thống lịch sử và văn hóa của tỉnh Quảng Trị sau sáp nhập.
● P.V: Xin bà cho biết những khó khăn, vướng mắc và giải pháp khắc phục, tháo gỡ của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay?
- Tiến sĩ Lê Thị Hương: Một trong những khó khăn trước mắt là không còn mô hình phòng GD-ĐT cấp huyện. Vì vậy, Sở GD-ĐT sẽ tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo chuyên môn ở cấp cơ sở, nhất là tại các điểm trường vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra, tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ, thiếu phòng học kiên cố, trang thiết bị dạy học chưa đồng bộ, nhất là ở các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng là trở ngại lớn của ngành, ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đối với giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp, ngành đang phải đối mặt với thực trạng thiếu giáo viên cơ hữu, thiếu phòng học bộ môn và thiết bị dạy học. Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia còn khó khăn do nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất một số trường chưa đồng bộ, thiếu diện tích, thiếu phòng học chức năng, thiếu giáo viên, sĩ số học sinh/lớp cao hơn so với quy định...
Để tháo gỡ những khó khăn đó, ngành GD-ĐT tiếp tục rà soát, sắp xếp đội ngũ, thực hiện luân chuyển, điều động cán bộ, giáo viên hợp lý để cân đối về nguồn nhân lực. Ngành sẽ chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng chuyển đổi số cho cán bộ, giáo viên.
Mặt khác, sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực để đầu tư cho giáo dục, ưu tiên các địa phương vùng khó khăn. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để triển khai thực hiện tốt chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Nhiệm vụ quan trọng nữa là biên soạn lại tài liệu giáo dục địa phương theo địa giới hành chính mới nhằm bảo đảm nội dung giảng dạy sát thực tế, phản ánh đúng đặc điểm văn hoá, lịch sử, kinh tế - xã hội của địa phương sau khi sáp nhập, điều chỉnh ranh giới.
Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD-ĐT đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động cụ thể như rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ, giáo viên, tổ chức các đoàn thăm, động viên đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh những trường học thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn của tỉnh. Qua đó, nắm tình hình thực tế để có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường trong năm học mới. Đồng thời, ngành cũng tăng cường công tác chỉ đạo các cơ sở giáo dục chuẩn bị chu đáo, đầy đủ các điều kiện để tổ chức tốt lễ khai giảng bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, văn minh, tạo khí thế vui tươi trong đội nhà giáo và học sinh bước vào năm học mới với niềm tin mới, kỳ vọng mới về sự đổi thay của toàn ngành. |
● P.V: Toàn ngành hiện có 2 trường THPT chuyên và nhiều trường học có tên gọi gắn tên xã, huyện, tỉnh cũ, hoặc trùng tên. Vậy ngành GD-ĐT có dự định thay đổi cho phù hợp không, xin bà chia sẻ thêm?
- Tiến sĩ Lê Thị Hương: Đây là vấn đề đã được nhận diện. Hiện tại, toàn ngành có một số trường mang tên theo đơn vị hành chính cũ, một số trường có sự trùng lặp tên, gây khó khăn trong công tác quản lý. Ngành GD-ĐT đã chỉ đạo rà soát tổng thể và lập danh mục đề xuất đổi tên các đơn vị trường học, trình UBND tỉnh, Sở Nội vụ và các cơ quan có thẩm quyền xem xét để đổi tên trên cơ sở phù hợp với thực tiễn. Việc đổi tên sẽ được tiến hành một cách thận trọng, dựa trên cơ sở gìn giữ truyền thống, bản sắc của địa phương và lịch sử hình thành của các đơn vị trường học.
Các cơ sở giáo dục đang tập trung công tác chuẩn bị để tổ chức tốt lễ khai giảng năm học mới - Ảnh: H.Huệ
● P.V: Những nhiệm vụ nào được ưu tiên trong thời gian tới, nhất là công tác chuẩn bị cho năm học mới, thưa bà?
- Tiến sĩ Lê Thị Hương: Ngành GD-ĐT đang tập trung toàn lực để ổn định tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý các cấp và đội ngũ giáo viên, bổ sung kịp thời những nơi còn thiếu. Mặt khác, cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, nhằm bảo đảm điều kiện dạy học an toàn cho các cơ sở giáo dục. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên và đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý, giảng dạy, học tập, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Nhiệm vụ quan trọng nữa là cập nhật, biên soạn giáo dục địa phương, hoàn thiện tài liệu phù hợp với địa giới, lịch sử, văn hóa của tỉnh mới.
● P.V: Cảm ơn đồng chí Giám đốc Sở GD-ĐT, chúc cho ngành GD-ĐT tiếp tục gặt hái những thành công trên hành trình mới.
Nhật Văn (thực hiện)
QTO - “Nuôi heo đất”, san sẻ khó khăn cùng bệnh nhân và gia đình khó khăn, là mô hình gây quỹ đầy ý nghĩa tại Trung tâm Y tế huyện Tuyên Hóa (nay là Trung...
QTO - Trở về từ mặt trận biên giới phía Bắc với thương tật hạng 2/4, tưởng như đã khép lại hành trình cống hiến. Vậy nhưng, người lính thương binh lại bắt...
QTO - Lực lượng chức năng và người dân tỉnh Quảng Trị vừa giải cứu thành công một tài xế xe container bị mắc kẹt trong cabin sau một vụ tai nạn giao thông.
QTO - Những năm gần đây, số ca đột quỵ tăng đáng kể. Điều đáng nói là vì nhiều lý do, tỉ lệ bệnh nhân đột quỵ được đưa đến bệnh viện trong thời gian vàng...
QTO - Buổi chiều tháng 7, tại nghĩa trang phường Quảng Phúc cũ (nay là phường Bắc Gianh), ông Nguyễn Tiến Minh lặng người đứng trước ngôi mộ gió của liệt...
QTO - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, trong các ngày từ 23 - 25/7/2025, phường Đồng Hới tổ chức các đoàn công tác đến thăm, tặng quà cho...
QTO - Hướng tới chào mừng kỷ niệm 96 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2025), ngày 25/7, Công ty TNHH Dệt may VTJ Toms phối hợp với...
QTO - Chung tay hưởng ứng phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, chiều 24/7, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 337, Quân khu 4 phối hợp với xã Đakrông và...
QTO - Ngày 24/7, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Ninh, nhiều dị vật sống là ve chó trong tai một bé gái đã được phát hiện qua nội soi tai...
QTO - Chiều 24/7, Đoàn xã Ninh Châu tổ chức bàn giao nhà “Nhân ái” cho bà Nguyễn Thị Lệ Vinh, thôn Quảng Xá, xã Ninh Châu.
QTO - Ngay sau khi bão số 3 suy yếu và tan dần, chính quyền xã La Lay đã triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do ảnh hưởng bão gây ra, trong đó khẩn...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ vĩ bắc; 118,3 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông của khu vực bắc...