
{title}
{publish}
{head}
QTO - Trong bối cảnh hội nhập cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư, việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Công ty Cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (công ty) đã nhận thức rõ điều này và không ngừng đổi mới, ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Đưa nguyên liệu sắn vào chế biến ở Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa - Ảnh: N.K
Với mục tiêu trở thành doanh nghiệp tiên phong trong ứng dụng KHCN vào sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị, công ty luôn lấy KHCN và đổi mới sáng tạo làm nền tảng phát triển nên đã xây dựng một hệ sinh thái nghiên cứu-ứng dụng-triển khai mạnh mẽ, tập hợp đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, chủ động nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất và thiết bị công nghệ.
Từ năm 2007 đến nay, hơn 1.000 đề tài sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu SX-KD làm lợi cho công ty hàng chục tỉ đồng. Tinh thần đổi mới sáng tạo tại công ty không phải là một khẩu hiệu mà chính là giá trị cốt lõi, được thấm nhuần từ ban lãnh đạo đến từng kỹ sư, công nhân lao động. Đề tài, sáng kiến không xuất phát từ phòng nghiên cứu lý thuyết khô khan, mà đến từ chính thực tiễn sản xuất, từ các xưởng chế biến sắn, xưởng mủ cao su, nhà máy gạo...nơi mà mỗi bước tiến kỹ thuật đều mang ý nghĩa thiết thực.
Đề tài xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn là giải pháp mang tính đột phá, giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đạt giải cao tại Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị. Thành công trong việc xử lý nước thải sản xuất tinh bột không chỉ giúp giảm tải gánh nặng môi trường, mà còn giảm đáng kể chi phí xử lý, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm tinh bột trên thị trường.
Tiếp đến là việc sáng chế máy chà, cải tiến máy li tâm-những thiết bị vốn trước đây phải nhập khẩu từ nước ngoài, công ty đã chứng minh khả năng nội địa hóa công nghệ, chủ động sản xuất thiết bị thay vì phụ thuộc vào bên ngoài. Một số đề tài khác được ứng dụng hiệu quả như: Sản xuất phân bón hữu cơ từ vi sinh vật bản địa và phụ phẩm chăn nuôi; Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ thảo dược; Hệ bẫy đá trong dây chuyền sản xuất tinh bột sắn.
Những đề tài này không chỉ khẳng định năng lực nội tại về KHCN mà còn là biểu tượng của tinh thần đổi mới sáng tạo không ngừng trong toàn thể cán bộ, nhân viên công ty. Việc áp dụng các công nghệ tiên tiến không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn đảm bảo tính ổn định và đồng nhất của sản phẩm.
Công ty đã thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển (R&D) với đội ngũ kỹ sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm. Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất, phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường. Nhờ đó, công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế. Công ty đã thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học trong và ngoài nước. Sự hợp tác này giúp công ty tiếp cận các thành tựu KH&CN mới nhất, đồng thời đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ nhân viên.
Việc ứng dụng KHCN đã giúp công ty tăng năng suất lao động, giảm tỉ lệ sản phẩm lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm. Điều này góp phần củng cố uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường. Sản phẩm của công ty không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.
Một trong những điểm sáng nổi bật trong hoạt động của công ty là mối liên kết chặt chẽ và bền vững với hơn 60.000 hộ nông dân. Không chỉ đơn thuần là đơn vị thu mua, công ty còn đóng vai trò là “bà đỡ kỹ thuật”, hướng dẫn nông dân áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, đầu tư giống chất lượng cao, phân bón hữu cơ, quy trình canh tác bền vững và bảo vệ môi trường. Từ đó, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và ổn định đầu ra.
Các loại cây trồng chủ lực như cao su, sắn, lúa gạo, keo tràm...được tổ chức sản xuất quy mô lớn, có sự giám sát chất lượng theo chuỗi giá trị. Nhờ vậy, mỗi năm, bà con nông dân thu về trên 1.000 tỉ đồng, một con số ấn tượng cho thấy vai trò đầu tàu của công ty trong phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Song hành với cải tiến kỹ thuật, công ty cũng xác định CĐS là trọng tâm để nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ năm 2020, công ty đã xây dựng và triển khai chiến lược CĐS với ba trụ cột: Số hóa hoạt động sản xuất kinh doanh; Số hóa vùng nguyên liệu; Kết nối số với thị trường và khách hàng. Theo đó, áp dụng hệ thống ERP quản lý chuỗi cung ứng, kế toán, tồn kho, nhân sự.
Toàn bộ quy trình sản xuất tại các nhà máy được kiểm soát bằng cảm biến, phần mềm giám sát tự động, giúp hạn chế thất thoát và tăng năng suất lao động. Công ty hợp tác với nông dân thông qua nền tảng kỹ thuật số, sử dụng bản đồ GIS để quản lý vùng trồng, cập nhật sản lượng, tình hình sâu bệnh, dự báo thời vụ chính xác. Ứng dụng công nghệ IoT trong kiểm soát độ ẩm đất, tiết kiệm nước tưới.
Áp dụng thương mại điện tử để tiêu thụ các sản phẩm chế biến, nông sản. Hệ thống CRM giúp công ty theo dõi phản hồi của khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi và phát triển sản phẩm theo nhu cầu thực tế. Kết quả từ CĐS mang lại là rất rõ ràng: hiệu suất lao động tăng 20-30%, thời gian sản xuất rút ngắn, tỉ lệ hàng lỗi giảm, độ tin cậy trong quản trị tài chính-nhân sự được nâng cao.
Xác định yếu tố con người quyết định thành công, không thể có đổi mới nếu thiếu con người sáng tạo, công ty luôn đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, phát triển đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên. Mỗi năm có trên 200 lượt cán bộ kỹ thuật được cử đi đào tạo, tập huấn tại các trung tâm kỹ thuật, viện nghiên cứu, trong nước và quốc tế.
Chính sách “cử đi học-về làm việc” giúp thu hút nhân tài trẻ về phục vụ lâu dài, tạo thế hệ kế cận vững vàng. Quy trình đánh giá sáng kiến khoa học, xét thưởng công bằng, minh bạch giúp ghi nhận và lan tỏa nỗ lực cá nhân trong tập thể. Nhiều kỹ sư của công ty đã trở thành chủ nhiệm đề tài cấp tỉnh, cấp bộ. Đặc biệt, có những công nhân kỹ thuật không qua đào tạo chính quy nhưng nhờ quá trình làm việc thực tế đã đưa ra các cải tiến hiệu quả cao, được cấp bằng sáng chế và vinh danh lao động sáng tạo toàn quốc.
Công ty xác định đổi mới sáng tạo không có điểm kết thúc mà là hành trình liên tục. Trong giai đoạn 2025-2030, công ty đề ra nhiều mục tiêu lớn: Tăng gấp đôi số lượng sáng kiến-cải tiến được triển khai mỗi năm. Đầu tư trung tâm nghiên cứu công nghệ chế biến nông sản công nghệ cao với máy móc hiện đại. Phát triển công nghệ chế biến sâu các sản phẩm như sắn, gạo hữu cơ, cao su kỹ thuật...để tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao phục vụ thị trường xuất khẩu.
Đẩy mạnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) trong dự báo thị trường, điều hành sản xuất. Đặc biệt, công ty cũng đã lên kế hoạch đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sáng chế tiêu biểu, tạo bước tiến mới trong việc thương mại hóa sáng tạo và khẳng định bản quyền tri thức nội địa.
Việc ứng dụng KHCN vào sản xuất đã trở thành chìa khóa thành công của Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị. Những thành tựu đạt được không chỉ khẳng định vị thế của công ty trên thị trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị và khu vực miền Trung. Với định hướng phát triển đúng đắn và sự đầu tư mạnh mẽ về KH&CN, công ty sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong tương lai.
Minh Tuấn
Khoa học công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Trong bối cảnh Cách mạng công ...
Thời gian qua, bên cạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền thị xã Quảng Trị trong triển khai thực hiện các chương ...
Xác định khoa học công nghệ (KHCN) là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp, thời gian qua, bằng nhiều ...
Tăng cường hoạt động chuyển giao, đổi mới công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và trình ...
Tính đến hết tháng 11/2022, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tăng 14% so với năm 2021. Đồng hành với sự phát ...
Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tác động tích cực vào tất cả các lĩnh vực sản xuất, góp phần đổi mới phương thức tổ chức sản xuất theo hướng năng suất, ...
Để nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) trong sản xuất và kết nối thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, được sự hỗ ...
Phát huy những kết quả đạt được, năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiếp tục tổ chức thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 của Thủ ...
QTO - Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đang tạo ra nhiều cơ hội đổi mới trong hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT). Với tinh thần cải cách hành chính...
Trong trường hợp xảy ra thiên tai, các địa phương cần chủ động xử lý các hành vi lợi dụng tình hình để đầu cơ, găm hàng, hoặc tăng giá bất hợp lý, nhất là đối với nhóm hàng...
Dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đề xuất tăng mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế có thể lên tới 15,5 triệu đồng/tháng và dự kiến sẽ có hiệu lực...
QTO - Thời gian qua, xã Tuyên Lâm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai sáng tạo, đồng bộ, linh hoạt công tác truyền thông về giảm nghèo với phương châm “mưa dầm...
QTO - Để nâng cao thu nhập, giảm áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ và bảo vệ môi trường sinh thái, người dân xã Phú Trạch đang tập trung phát...
QTO - Thời gian qua, xã Trường Sơn đã tập trung chỉ đạo phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững dựa trên cơ sở phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt...
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 113/CĐ-TTg về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thúc đẩy phát triển logistics trong lĩnh vực vận tải.
QTO - Trước yêu cầu cấp bách trong việc gỡ bỏ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu đối với thủy sản Việt Nam, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...