
{title}
{publish}
{head}
Cách đây 22 năm, nếu ai đó nói đến chuyện trồng trọt hay lập nghiệp ở vùng Đồng hoang, một vùng đất thấp trũng, hoang hóa, đầy lau sậy và phèn đỏ thì người dân thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị sẽ cười lắc đầu và thốt lên: “Khó như trồng ló (lúa) đồng hoang!”. Câu ví von ấy như một lời nguyền truyền đời về một vùng đất tưởng chừng không thể cải tạo. Vậy mà giữa nơi “bất khả thi” ấy, ông Hồ Văn Dương đã âm thầm làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Đồng hoang để khẳng định chân lý: Đất không phụ người có tâm.
Bước chân đầu tiên vào “đất dữ”
Nằm ở rìa phía Bắc của xã Thanh An, vùng Đồng hoang trước đây chỉ được biết đến với những cánh đồng lau sậy bất tận, nước ngập lụt gần như quanh năm, đất đai váng phèn đỏ ối, không khí đặc quánh bởi độ ẩm và sự cô lập. Người dân từng nhiều lần có ý định khai phá mảnh đất này nhưng đều bỏ cuộc. Tôm cá thả xuống chưa kịp lớn đã chết do phèn nặng. Cây lúa, biểu tượng của sự sống nông nghiệp cũng lụi tàn từng đợt, không một mùa nào trọn vẹn. Đồng hoang trở thành thành miền đất bị lãng quên.
Ông Dương hướng dẫn thợ máy cải tạo đồng ruộng -Ảnh: M.T
Nhưng với ông Dương, vùng đất ấy không phải là nơi chấm dứt hy vọng. Trái lại, chính sự khắc nghiệt ấy đã khơi dậy trong ông một khát vọng lớn: , phục sinh và chinh phục vùng đất hoang hóa này.
Năm 2003, khi nhiều người còn loay hoay mưu sinh trên những thửa ruộng ven làng, ông Dương bất ngờ rút hết vốn liếng tích góp suốt nhiều năm, vay mượn thêm từ người thân và ngân hàng, rồi một mình bước vào vùng Đồng hoang để lập nghiệp. “Hồi ấy, ai cũng bảo tôi gàn dở. Có người còn bảo chắc tôi bị ai đó ‘làm bùa’ mới bỏ ruộng tốt mà chui vô đất chết!”, ông Dương cười nhớ lại.
Quả thật, ngày đầu tiênđặt chân vào Đồng hoang, ông đã suýt chùn bước. Trước mắt ông là một vùng đất khô cằn, nước tù đọng, mùi phèn bốc lên ngai ngái. Mỗi bước chân đều bị cản trở bởi lau sậy dày đặc. Nhưng thay vì quay đầu, ông Dương lặng lẽ ở lại, dựng lán trại, bắt đầu cuộc chiến dai dẳng với đất, nước và thời tiết.
Công việc đầu tiên là cải tạo mặt bằng. Gần một năm trời, ông thuê máy móc đào mương thoát nước, san lấp những vùng quá trũng, dựng các bờ bao để chống lũ. Phèn thì được ông xử lý bằng cách bón vôi, kết hợp trồng các loại cây chịu mặn ban đầu để làm sạch đất dần. Những tháng đầu không có thu nhập, tiền vốn cạn dần, trong khi chưa có một tín hiệu khả quan nào.
“Đêm nào tôi cũng ngủ chập chờn. Có hôm mưa lớn, nước dâng ngập cả lán trại, tôi phải ôm chăn leo lên mái tránh lũ. Nhưng tôi chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc. Vì tôi tin rằng, đất này tuy dữ nhưng chưa chắc đã vô ơn”, ông Dương kể.
Ánh sáng từ những vụ mùa đầu tiên
Sau hai năm kiên trì, vùng đất hoang đã bắt hồi sinh. Cây trồng bắt đầu bén rễ, một số ao nhỏ thả cá thử nghiệm đã cho thu hoạch. Ông Dương khởi đầu mô hình VAC (vườn – ao – chuồng) quy mô nhỏ: nuôi vài chục con lợn, thả cá rô, cá trắm, đồng thời trồng lúa trên 1 ha đất cao nhất. Lúc ấy, sản lượng còn thấp, thu nhập chưa đáng kể, nhưng điều quan trọng là đất bắt đầu “chịu người”.
Những năm sau, nhờ không ngừng học hỏi kỹ thuật, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, ông Dương mở rộng diện tích lên 7 ha, xây dựng thành một trang trại tổng hợp với mô hình liên hoàn: lợn – lúa – cá và cây trồng phụ trợ.
Điểm nhấn của mô hình chính là việc ông liên doanh với Công ty CP (Công ty Chăn nuôi Việt Nam – Thái Lan) để phát triển đàn lợn công nghiệp. Hiện nay, trang trại của ông có khoảng 1.000 con lợn, được nuôi theo quy trình khép kín. Công ty cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y; ông Dương chịu trách nhiệm về hạ tầng và nhân công. Hệ thống chuồng trại hiện đại, có hệ thống xử lý chất thải bằng máy tách phân. Chất thải sau xử lý được tái sử dụng làm phân bón cho cây trồng và lúa, tạo thành một chuỗi khép kín, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.
Nhờ mô hình này, mỗi năm ông thu về khoảng 800 triệu đồng từ chăn nuôi lợn. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận ròng đạt khoảng 400 triệu đồng.
Năm 2023, ông Dương tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất bằng việc liên kết với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị, chuyển đổi 4 ha đất lúa sang sản xuất theo hướng hữu cơ. Đây là bước đi mang tính đột phá, bởi lúa hữu cơ hiện là xu thế được thị trường ưa chuộng, giá bán cao hơn từ 20% – 30% so với lúa thường.
Ông đầu tư hệ thống tưới tiêu tự động, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thay vào đó là sử dụng chế phẩm sinh học, phân vi sinh từ chất thải chăn nuôi. Vụ mùa đầu tiên theo tiêu chuẩn hữu cơ đã cho năng suất khá tốt, đạt gần 6 tấn/ha, mang lại doanh thu khoảng 300 triệu đồng mỗi năm.
“Làm nông nghiệp hữu cơ vất vả hơn nhưng lại an toàn, bền vững. Tôi không chỉ trồng lúa để bán mà còn để nuôi lòng tin của người tiêu dùng, để chính con cháu mình được ăn sạch, sống khỏe”, ông Dương chia sẻ.
Từ huyền thoại "đồng chết" thành vùng sống
Sau hơn hai thập kỷ bền bỉ, vừng Đồng hoang đã “lột xác” hoàn toàn. Nơi từng hoang vu lau sậy, nay là trang trại kiểu mẫu: lúa sạch xanh mướt, chuồng trại hiện đại... Mỗi năm, mô hình này mang lại tổng thu nhập hơn nửa tỉ đồng, tạo việc làm cho 5 lao động thường xuyên và 10 lao động thời vụ. Nhiều đoàn tham quan từ khắp nơi đến học hỏi mô hình của ông. Ông Dương sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, từ khâu cải tạo đất, xử lý chất thải, đến kỹ thuật nuôi trồng theo hướng bền vững.
Ở tuổi ngoài 60, ông Dương không mang dáng dấp của một đại gia nông nghiệp mà là hình ảnh của một “nông dân tri thức” , người vừa có khát vọng lớn, vừa sẵn sàng học hỏi, dám nghĩ, dám làm. Ông đọc sách kỹ thuật mỗi tối, tham gia các lớp tập huấn, thường xuyên trao đổi với chuyên gia nông nghiệp để cập nhật xu hướng mới mới.
“Tôi không giỏi hơn ai, chỉ khác là tôi chọn làm điều người khác chưa dám làm đó là chinh phục Đồng hoang. Và tôi tin, nếu mình thật tâm với đất, đất sẽ không phụ người”, ông Dương tâm sự.
22 năm trước, Đồng hoang là biểu tượng của sự bất lực. Ngày nay, nó trở thành hình mẫu của sự hồi sinh và nghị lực. Ông Dương không chỉ chinh phục vùng đất, mà còn chinh phục cả niềm tin của cộng đồng, truyền cảm hứng cho hàng trăm hộ nông dân trong và ngoài xã Thanh An.
Minh Tuấn
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...
QTO - Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh là cơ ngơi khang trang của gia đình ông Lê Quang Lợi, xã Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Là một cựu chiến binh (CCB) từng...
QTO - Chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm”(One Commune One Product-OCOP) triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2018 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg,...
QTO - Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều hạng mục trọng điểm đã hoàn thành, song vẫn còn...
QTO - Giữa bối cảnh thị trường ngập tràn các loại thực phẩm với nguồn gốc không rõ ràng, rau, củ sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Dù...
QTO - Thời tiết nắng nóng, mưa bất thường khiến sức đề kháng của đàn vật nuôi giảm, mầm bệnh dễ phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật...
QTO - Nhận thức rõ xu hướng tiêu dùng hiện đại và những lợi ích to lớn mà chuyển đổi số (CĐS) mang lại cho sự phát triển bền vững của lĩnh vực thương mại,...
QTO - Dù chưa bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng song nhu cầu mua sắm các thiết bị điện lạnh đang có xu hướng gia tăng. Nắm bắt cơ hội, các siêu thị,...
QTO - Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn...
QTO - Trong sâu thẳm ký ức của các di dân xã Triệu Long (huyện Triệu Phong) vẫn còn khắc sâu những ngày đầu khốn khó khi “họ gánh theo tên xã, tên làng”...
QTO - Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã triển khai hiệu quả nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tập thể (KTTT), mà nòng cốt là hợp tác...