Cập nhật:  GMT+7

Từ thợ hồ đến chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng

Giữa làng quê thuần nông Đông Sơn, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, có một người đàn ông âm thầm gây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng. Hành trình vượt khó của anh Nguyễn Văn Kính (sinh năm 1986) là câu chuyện đẹp về tinh thần dám nghĩ dám làm, về ý chí vươn lên và sự bền bỉ lao động không mỏi mệt.

Từ thợ hồ đến chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng

Anh Kính (bên trái) hướng dẫn công nhân cách nâng cao chất lượng gạch block -Ảnh: TRẦN TUYỀN

Năm 2004, chàng thanh niên Nguyễn Văn Kính bước vào đời bằng nghề thợ hồ, một công việc nặng nhọc nhưng phổ biến nơi thôn quê. Gần một thập kỷ bám nghề, anh không chỉ học được sự cần cù, kỹ lưỡng mà còn âm thầm tích lũy kinh nghiệm và ấp ủ những dự định cho riêng mình.

Trong những lần đi làm tại TP. Huế, anh để ý đến mô hình sản xuất gạch block, một loại vật liệu xây dựng đang được ưa chuộng và nhận ra tiềm năng phát triển ở quê nhà. “Ở xã tôi lúc đó chưa ai làm nghề đúc gạch block. Thấy người ta làm được, tôi thầm nghĩ tại sao mình không thử?”, anh Kính chia sẻ. Quyết định ấy đã mở ra bước ngoặt mới trong cuộc đời anh.

Năm 2012, anh mạnh dạn đầu tư 52 triệu đồng mua máy đúc gạch block từ TP. Huế, đặt bãi sản xuất ngay tại nhà. Không có nhiều vốn, anh tiết kiệm tối đa chi phí, tự tay lắp đặt máy móc, tìm nguồn cát sạn từ thị xã Quảng Trị rồi vận chuyển về phục vụ sản xuất. Bên cạnh đúc và bán gạch, anh còn bán vật liệu xây dựng, như: cát, sỏi, xi măng... Khi số lượng đơn hàng tăng lên, anh tiếp tục đầu tư mua xe tải để vừa chở nguyên vật liệu vừa phân phối sản phẩm đến tận tay khách hàng.

Với sự cần cù, chăm chỉ và uy tín trong công việc, cơ sở sản xuất của anh Kính ngày càng mở rộng. Năm 2017, anh đầu tư thêm một chiếc xe tải trị giá khoảng 200 triệu đồng để phục vụ sản xuất, nâng tổng giá trị đầu tư lên hơn 450 triệu đồng. Nhờ vậy, mỗi ngày, xưởng của anh có thể đúc khoảng 800 viên gạch block, đáp ứng nhu cầu xây dựng tại các xã lân cận, như: Hải Sơn, Hải Trường, Hải Phong, Hải Chánh...

Không những tạo ra sản phẩm chất lượng, anh còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Hiện, cơ sở của anh có 5 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định 300 nghìn đồng/người/ngày. Đây là nguồn thu nhập khá ở vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, anh Kính không ngừng cải tiến khuôn đúc, chế lại kích cỡ gạch sao cho phù hợp với móng nhà, tường rào, sân vườn... “Người dân giờ xây nhà nhiều hơn, họ cần gạch to, chắc, đẹp. Vì vậy, tôi phải thay đổi để không bị tụt lại phía sau. Lập thân, lập nghiệp ở quê không dễ, nhưng khi mình đã tìm được hướng đi phù hợp thì phải cố gắng bám trụ, không bỏ cuộc giữa chừng”, anh Kính nói.

Mỗi năm, sau khi trừ các khoản chi phí, cơ sở của anh thu về khoảng 80 triệu đồng tiền lãi. Con số không quá lớn nhưng đủ để duy trì cuộc sống ổn định và tiếp thêm động lực cho những bước tiến dài hơn.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, anh Kính còn tích cực tham gia công tác xã hội. Từ năm 2017 đến nay, anh được tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư Chi đoàn thôn Đông Sơn. Từ tháng 7/2024 đến nay, anh đảm nhận thêm nhiệm vụ trị an viên thôn, vai trò đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và sự gắn bó với cộng đồng. Dù bận rộn sản xuất, anh vẫn dành thời gian tham gia các hoạt động đoàn thể, giữ gìn an ninh trật tự thôn xóm, trở thành một trong những hạt nhân tích cực của phong trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Khi được hỏi về chặng đường sắp tới, anh Kính bày tỏ mong muốn mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm thiết bị, mặt bằng và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu vốn. Anh kỳ vọng sẽ được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vay ưu đãi hoặc chương trình khuyến công để hiện thực hóa ước mơ, tạo thêm việc làm cho người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Từ thợ hồ đến chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng
    Thanh niên thu nhập 1 tỉ đồng/năm từ sản xuất nhôm kính, đồ gỗ nội thất

    Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Quang Dũng (sinh năm 1991), ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh đã vay vốn đầu tư mở xưởng sản xuất nhôm kính và đồ gỗ nội thất. Với ý chí, bản lĩnh của tuổi trẻ, anh Dũng trở thành chủ cơ sở sản xuất với doanh thu mỗi năm khoảng 11 tỉ đồng, trừ chi phí lợi nhuận 1 tỉ đồng.

  • Từ thợ hồ đến chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng
    Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

    Năng động, có quyết tâm cao trong phát triển kinh tế và nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương, đó là những gì cán bộ, người dân nhận xét về anh Nguyễn Đức Hải (sinh năm 1978), ở Thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Hải vượt qua nhiều khó khăn mới chắt chiu, dành dụm được nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình. Nhờ dám nghĩ, dám làm và tinh thần chịu khó, anh đã thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng biển bãi ngang xã Gio Hải.

  • Từ thợ hồ đến chủ cơ sở bán vật liệu xây dựng
    Thu nhập khá từ đúc chậu cảnh

    Từ sự chủ động trong sản xuất, thời gian qua, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã vượt khó, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả. Một trong số đó có mô hình đúc chậu cảnh của anh Lê Hữu Hải, ở thôn Trường Tiên, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm và tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động tại địa phương.


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tăng cường giữ rừng trong mùa khô

Tăng cường giữ rừng trong mùa khô
2025-04-23 05:20:00

QTO - Toàn tỉnh hiện có hơn 276.000 ha diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, tỉ lệ độ che phủ rừng đạt trên 49,4%, do vậy công tác bảo vệ rừng...

Bảo tồn sản vật tinh hoa của núi rừng

Bảo tồn sản vật tinh hoa của núi rừng
2025-04-18 07:56:00

QTO - Từ bao đời nay, gạo Ra Dư và chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những sản vật đó là...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long