Cập nhật:  GMT+7

Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Năng động, có quyết tâm cao trong phát triển kinh tế và nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương, đó là những gì cán bộ, người dân nhận xét về anh Nguyễn Đức Hải (sinh năm 1978), ở Thôn 5, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Hải vượt qua nhiều khó khăn mới chắt chiu, dành dụm được nguồn vốn phát triển kinh tế gia đình. Nhờ dám nghĩ, dám làm và tinh thần chịu khó, anh đã thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng biển bãi ngang xã Gio Hải.

Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Anh Nguyễn Đức Hải đang cho tôm ăn -Ảnh: H.N

Năm 1999, anh Hải nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Sau 3 tháng huấn luyện, anh được lựa chọn ở lại học phương pháp giảng dạy xóa mù chữ để thực hiện chương trình xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đây, người lính trẻ Nguyễn Đức Hải đã có khoảng thời gian 2 năm trực tiếp vận động, giảng dạy tiếng Việt cho người dân nơi miền biên giới thuộc xã A Vao, huyện Đakrông.

“Năm 2001, tôi ra quân trở về xã Gio Hải. Lúc bấy giờ, vùng biển bãi ngang nơi đây còn rất nhiều khó khăn nên khó có thể tìm được hướng phát triển kinh tế. Vì vậy, tôi quyết định vào TP. Hồ Chí Minh làm công nhân.

Sau đó, vào năm 2009, tôi đi xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc. Quãng thời gian bôn ba nơi xứ người để kiếm tiền, nuôi sống bản thân và gia đình nhỏ thật sự rất vất vả, cực nhọc. Dẫu vậy, trong lòng tôi vẫn luôn tự nhủ phải nỗ lực lao động để có ngày trở về lập nghiệp trên quê hương”, anh Hải tâm sự.

Sau 6 năm lao động tại Hàn Quốc, đến năm 2015, anh Hải về quê và dùng số vốn tích góp được kết hợp với một số người quen đầu tư nuôi tôm. Ban đầu anh cùng một số anh em mua lại 2 ao ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh với diện tích khoảng 1 ha, trị giá 1 tỉ đồng để nuôi tôm thẻ chân trắng.

Vụ tôm đầu tiên hòa vốn, nhưng vì điều kiện ao nuôi cách quá xa chỗ ở nên anh Hải đã tự mình thuê đất, mua 2 ao tôm ở địa bàn xã Triệu An, huyện Triệu Phong để cải tạo, tiến hành vệ sinh, thả giống. Những vụ tôm tiếp theo được mùa đã giúp anh có được một khoản lãi kha khá. Đây cũng là động lực để anh Hải tiếp tục giấc mơ đổi đời với con tôm thẻ chân trắng.

Đến năm 2018, anh quyết định về địa bàn Thôn 5, ngay tại mảnh đất của gia đình để đào ao nuôi tôm. Anh Hải kể: “Nhà tôi cách biển khoảng 500 m nên việc đầu tư đường ống dẫn nước vào đến ao khá khó khăn. Lúc này, trên địa bàn xã Gio Hải chưa có ai thực hiện nuôi tôm mà lấy nước xa như thế.

Người dân thường lựa chọn vị trí đào ao nuôi tôm cách biển vài chục mét để tiện đưa nguồn nước từ biển vào. Tuy nhiên, tôi đã có sự tính toán kỹ càng từng công đoạn, cộng với việc nhận ra những lợi thế khi đặt ao nuôi ngay trước mặt nhà nên vẫn quyết tâm làm cho bằng được”.

Anh Hải đã dồn tất cả số tiền tích lũy được và vay mượn qua nhiều kênh khác nhau để chính thức đưa máy móc về đào ao nuôi tôm ngay trước mặt nhà. Tổng số vốn đầu tư ban đầu hơn 1,7 tỉ đồng với 2 ao nuôi tôm có diện tích hơn 2.300 m2. Để chắc chắn hơn, anh quyết định thử nghiệm ở ao nuôi đầu tiên với diện tích khoảng 1.100 m2.

Niềm vui đã đến với người cựu chiến binh trẻ khi trong khoảng 1 tháng đầu tiên, nhờ môi trường nước tốt nên tôm phát triển khỏe mạnh. Sau vụ đầu tiên, trừ chi phí anh lãi được 330 triệu đồng. Ngoài kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn, điều đáng quý ở anh Hải là sự tìm tòi, học hỏi kiến thức qua mạng xã hội, qua bạn bè để nâng cao kỹ thuật, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế gia đình, đặc biệt là kỹ thuật nuôi và chăm sóc tôm thẻ chân trắng. Việc đầu tư ao nuôi ngay trước mặt nhà giúp anh có thể bảo vệ hồ nuôi tôm thuận lợi; quan sát được nguồn nước, sự phát triển hay thay đổi của tôm để phòng tránh kịp thời dịch bệnh; hạn chế được chi phí thuê nhân công.

Nhận được sự động viên của người thân, có thêm niềm tin vững chắc nên anh Hải quyết định đầu tư hoàn thiện ao tôm thứ 2 có diện tích 1.200 m2 trên mảnh đất của gia đình. Tháng 8/2023, anh Hải thu 7 tấn tôm trên hồ nuôi này. Hiện, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của Hải mang về lợi nhuận mỗi năm từ 500 - 700 triệu đồng.

“Hiện nay, tôi duy trì ổn định 3 vụ tôm mỗi năm, chủ động đầu ra ổn định cho sản phẩm. Trong năm tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư cải tạo đất và làm thêm một ao nuôi tôm với những mục tiêu lớn hơn”, anh Hải nói.

Bên cạnh việc chăm chỉ lao động phát triển kinh tế gia đình, anh Hải còn là một vận động viên không chuyên tham gia tích cực vào các giải bóng chuyền, bóng đá, bóng chuyền hơi... của địa phương. Ngoài ra, anh còn có nhiều đóng góp cho các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện xã hội của quê hương, được người dân cũng như hội viên hội cựu chiến binh, hội nông dân ở địa phương tin yêu, quý trọng.

Hoài Nhung

Tin liên quan:
  • Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
    Làm giàu nhờ mô hình nuôi gà thả vườn

    Nhận thấy gà là loài dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1974) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã quyết định mở gia trại nuôi gà thả vườn nhằm phát triển kinh tế. Với sự nỗ lực của bản thân, đến nay anh Dũng đã phát triển gia trại thành một trang trại nuôi gà thả vuờn mang lại thu nhập 150 triệu đồng/năm.

  • Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
    Triển vọng từ mô hình nuôi tôm càng xanh

    Mặc dù mới đưa vào nuôi vụ đầu tiên nhưng con tôm càng xanh đã cho thấy sự phù hợp với nguồn nước, thổ nhưỡng cũng như điều kiện khí hậu tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh. Việc nuôi tôm càng xanh mở ra hướng đi mới trong phát triển nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa đối tượng nuôi tại địa phương.

  • Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
    Vĩnh Linh: Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh

    Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vĩnh Linh, hiện nay, đơn vị đang hỗ trợ thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tại xã Vĩnh Sơn. Đây là mô hình nuôi tôm càng xanh đầu tiên có quy mô trên địa bàn huyện.


Hoài Nhung

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng
2024-12-11 05:45:00

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

Vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường

Vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường
2024-08-05 05:35:00

QTO - Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 1/5/2024 đến 12 giờ ngày 16/8/2024 tại vùng biển từ 120 00’...

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi
2024-07-31 10:43:00

QTO - Từng vào sinh ra tử trên chiến trường, trở về cuộc sống đời thường, nhiều cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã xung...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long