{title}
{publish}
{head}
(CLO) Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) là kỳ tích vẻ vang của thời đại Hồ Chí Minh, vang dội năm châu, chấn động địa cầu. Báo chí thế giới cũng đã dành cho sự kiện này sự quan tâm đặc biệt.
Ngày 8/5/1954, tờ France-Soir của Pháp đã ra số đặc biệt trên trang thứ nhất với dòng chữ “Điện Biên Phủ đã thất thủ”. Thủ tướng Pháp La-ni-en trong tiếng thở dốc, đã chầm chậm nói rằng: “Chính phủ...vừa được tin...tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ...đã thất thủ”. Thế lực hiếu chiến Pháp vô cùng hoang mang, họ không tin và không thể cắt nghĩa được điều gì đã xảy ra. Cũng trong ngày hôm đó, báo Chiến đấu của họ đã viết một bài báo và ngụ ý rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự kiện hàng đầu trong những năm gần đây, là sự vui mừng của những nước cộng sản và là nỗi thất vọng của những đồng minh phương Tây.
Về phía đế quốc Mỹ - lực lượng viện trợ trực tiếp cho Pháp nhằm tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực Việt Nam, tại Hội đồng An ninh quốc gia, họ đã đưa ra những nhận định vô cùng mâu thuẫn. Một mặt, họ đánh giá: “Sự thất thủ ở Điện Biên Phủ không ảnh hưởng gì đến tình hình quân sự ở Đông Dương”. Mặt khác, lại phân tích rằng sự tổn thất ở Điện Biên Phủ đã làm tổn hại đến những đơn vị chiến đấu cơ động nhất, trận đánh uy hiếp đến vùng sống còn ở đồng bằng. Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, mà còn giáng đòn nặng nề vào dã tâm xâm lược của đế quốc Mỹ.
Hòa trong niềm hân hoan của nhân dân Việt Nam, ngày 8/5/1954, báo Sao đỏ của Liên Xô đã dành lời ngợi ca: “Việc giải phóng Điện Biên Phủ đã chứng tỏ lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam và ý chí không gì lay chuyển nổi của nhân dân Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền tự do, độc lập của mình”. Ngày 9/5/1954, Nhân dân nhật báo (Trung Quốc) đã đề cao tinh thần của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chính nghĩa: “Cuộc chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam trong những điều kiện gay go đã đưa đến thắng lợi trên chiến trường Điện Biên Phủ. Nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi vĩ đại và đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong cuộc chính nghĩa chống đế quốc xâm lược”.
Chiến thắng của ta đã khiến những người anh em Lào và Cam-pu-chia vô cùng vui mừng, phấn khích và tự hào. Ngay ngày 7/5/1954, Đài phát thanh Pa-thét (Lào) đã đưa ra một lời khẳng định đanh thép, được hiểu rằng Chiến thắng Điện Biên Phủ đã vén màn, mở ra độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương. Ngày 10/5/1954, báo Tin Nhanh (Cam-pu-chia) nhấn mạnh: “Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi một trang mới trong lịch sử của nhân dân bị áp bức”.
Theo Thông tấn xã Triều Tiên (10/5/1954), trận chiến Điện Biên Phủ khiến Pháp và Mỹ mất cứ điểm cuối cùng ở Tây Bắc Việt Nam. Điều này có nghĩa là âm mưu biến vùng địa lý này thành “đôi cánh” để xâm lược Việt Nam của kế hoạch Navarre đã hoàn toàn thất bại.
Ở châu Phi, ngày 8/5/1954, báo AI Gum Gyrria (Ai Cập) đã viết một bài nhằm nêu cao tinh thần, thể hiện tính răn đe rằng bất kể nguyên do dẫn đến sự sụp đổ của Điện Biên Phủ là gì, thì đó đều là sự cảnh cáo đối với chủ nghĩa thực dân, là chiếc búa đập tan pháo đài của chủ nghĩa đế quốc có mưu đồ làm nhục và áp bức các dân tộc của họ.
Ông Giăng Báp-ti-xtơ Đê-en, Trưởng đoàn đại biểu Tổng liên đoàn lao động Ghi-nê trong chuyến tham dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ hai (05/1961) đã ví Điện Biên Phủ như “cái roi bi thảm” đánh ngang tai bọn thực dân, “tiếng chuông đưa ma” của chủ nghĩa đế quốc, “bóng ma” làm bọn xâm lược khiếp sợ, nhưng lại thổi bùng “ngọn lửa chiến đấu” đối với các dân tộc bị áp bức, đó là “lưỡi gươm Đa-mô-clét” treo trên đầu chủ nghĩa đế quốc ở Công-gô, An-giê-ri, Lào,...
Điểm qua một vài dư luận quốc tế, ta thấy rằng dù ở nơi đâu, thế giới đều bày tỏ sự ngưỡng mộ, thán phục trước chiến quân hiển hách của quân dân Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. Chiến thắng Điện Biên Phủ còn là thắng lợi của các dân tộc trong việc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, cổ vũ tinh thần của các nước thuộc địa châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh, mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới.
Nguyễn Thị Kim Ngọc – Trần Phương Chi
(Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội)
QTO - Theo IMF, lời đe dọa áp thuế thương mại của ông Donald Trump đang đẩy chi phí vay dài hạn lên cao, làm gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu.
QTO - Vào thứ Tư (ngày 4/1) đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong 16 tháng, giao dịch ở mức 7,33 nhân dân tệ đổi 1 USD.
(Tin Tức) - Ngày 6/5, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi Washington ngăn chặn Israel tiến hành cuộc chiến quy mô lớn tại thành phố Rafah, phía Nam Gaza, không để xảy...
NDO - Ngày 5/5, tại Quảng Trường Đỏ ở thủ đô Moskva đã diễn ra buổi tổng duyệt cho lễ
(NLĐ) - Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), bà Cindy McCain, vừa lên tiếng cảnh báo về “nạn đói toàn diện” ở miền Bắc Dải Gaza...
(PLO)- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga - bà Maria Zakharova cảnh báo Moscow sẽ “trả đũa rất nặng nề” nếu Ukraine, với sự hỗ trợ của phương Tây, tấn công cầu Crimea.
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại New York, các cơ quan nhân đạo, y tế của Liên hợp quốc (LHQ) cảnh báo chiến dịch tấn công quân sự của Israel nhằm vào Rafah có thể dẫn đến...
(Tin Tức) - Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ ngày 2/5 thông báo nước này đã mời trên 160 đoàn tham dự hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới, song hiện tại Nga không có tên trong danh sách.
(Tin Tức) - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 2/5 đưa ra ước tính công cuộc tái thiết Dải Gaza sẽ tiêu tốn khoảng 30 - 40 tỷ USD và đòi hỏi nỗ lực ở quy mô lớn...
(Vietnam+) - Trong cuộc làm việc với Thủ tướng Benjamin Netanyahu tại Jerusalem, Ngoại trưởng Blinken tái khẳng định Mỹ kiên quyết phản đối kế hoạch của Israel tấn công Rafah,...
VOV.VN - Thổ Nhĩ Kỳ hôm qua (1/5) thông báo nước này sẽ tham gia cùng Nam Phi trong vụ kiện Israel phạm tội ác diệt chủng lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ).
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.