
{title}
{publish}
{head}
Quan hệ nhiều năm giữa Đại học Harvard và Trung Quốc qua hợp tác học thuật và nghiên cứu đang gặp thách thức, khi trở thành tâm điểm trong các biện pháp siết chặt của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiểm soát ảnh hưởng từ nước ngoài tại các cơ sở giáo dục đại học.
Ngày 23/5, chính quyền Mỹ tạm thời thu hồi quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Harvard với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, đồng thời đặt nghi vấn về mối liên hệ của trường với một số tổ chức và cá nhân nước ngoài. Trong số sinh viên bị ảnh hưởng có công dân Trung Quốc, chiếm khoảng 20% sinh viên quốc tế của Harvard năm 2024.
Ngày 24/5, tòa án liên bang tại Massachusetts đã tạm thời đình chỉ lệnh của chính quyền sau khi Harvard khởi kiện, cho rằng động thái này vi phạm Hiến pháp và ảnh hưởng đến quyền tự do học thuật, quyền ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất.
Mối quan hệ lâu đời và phức tạp
Harvard duy trì quan hệ sâu rộng với Trung Quốc qua các trung tâm nghiên cứu, chương trình đào tạo và đối tác học thuật, đồng thời từng nhận nhiều khoản tài trợ lớn từ các doanh nghiệp và cá nhân liên quan. Những hợp tác này góp phần nâng cao thành tích nghiên cứu và mở rộng ảnh hưởng quốc tế của trường.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho rằng hợp tác giáo dục giữa hai nước mang lại lợi ích chung và không nên bị cản trở. Phía Trung Quốc nhấn mạnh trao đổi học thuật góp phần tăng cường hiểu biết, thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững.
Harvard duy trì quan hệ sâu rộng với Trung Quốc qua các trung tâm nghiên cứu, chương trình đào tạo và đối tác học thuật- ảnh: Harvard University
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược gia tăng, các hợp tác với Trung Quốc tại một số trường đại học Mỹ, trong đó có Harvard, đang bị giám sát chặt chẽ. Một số nhà lập pháp Mỹ lo ngại nguy cơ công nghệ nhạy cảm bị tiếp cận không đúng quy trình hoặc ảnh hưởng chính trị đến tự do học thuật.
Harvard từng triển khai chương trình đào tạo y tế công cộng cho quan chức thuộc Quân đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương (XPCC), một đơn vị bị Mỹ đưa vào danh sách hạn chế năm 2020. Bộ An ninh Nội địa cho biết hoạt động liên quan vẫn kéo dài đến năm 2024, song Harvard không công bố chi tiết nội dung hay thời điểm kết thúc chương trình.
Một trường hợp đáng chú ý khác là khoản tài trợ 350 triệu USD năm 2014 từ ông Ronnie Chan, doanh nhân hoạt động tại Hồng Kông (Trung Quốc) và thành viên của một tổ chức bị Mỹ phân loại là tổ chức nước ngoài. Khoản đóng góp này dẫn đến việc đổi tên Trường Y tế công cộng của Harvard theo tên cha ông. Dù hợp pháp, mối liên hệ này đã vướng vào các tranh cãi liên quan đến vấn đề minh bạch tài chính quốc tế trong giáo dục.
Bên cạnh đó, vụ việc liên quan đến Giáo sư Charles Lieber, cựu trưởng khoa Hóa học của Harvard, cũng thu hút nhiều sự chú ý. Ông bị kết án năm 2021 vì không khai báo đầy đủ các khoản hỗ trợ từ một trường đại học ở Trung Quốc trong nghiên cứu do Mỹ tài trợ. Sau bản án, ông hiện giảng dạy toàn thời gian tại một trường đại học ở Trung Quốc.
Vấn đề không chỉ nằm ở quan hệ song phương mà còn đặt ra thách thức về việc cân bằng giữa bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì tự do học thuật trong giáo dục đại học. Một số chuyên gia cho rằng các biện pháp hành chính với trường đại học cần dựa trên tiêu chí minh bạch và có tham vấn từ các bên liên quan.
Nhà nghiên cứu nhân quyền Yaqiu Wang - từng học tại Mỹ - cho rằng lo ngại về kiểm soát thông tin và giám sát xuyên biên giới là có cơ sở, nhưng cảnh báo việc áp dụng biện pháp hành chính rộng rãi có thể gây ảnh hưởng không cần thiết đến cộng đồng sinh viên quốc tế.
Luật Anh
QTO - Việc chính quyền Mỹ thu hồi quyền truy cập hệ thống SEVIS của Đại học Harvard đồng nghĩa với việc trường không còn đủ điều kiện bảo trợ thị thực cho...
QTO - Trong bối cảnh Mỹ tạm ngưng siết trừng phạt, Ukraine đang vận động EU đẩy mạnh các biện pháp cứng rắn hơn nhằm gia tăng sức ép lên Moscow, bao gồm cả...
QTO - Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc đua kinh tế kéo dài với Mỹ bằng việc định hình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2026 - 2030.
QTO - Một làn sóng Covid-19 mới đang lan rộng khắp châu Á, trong đó Thái Lan trở thành điểm nóng với số ca nhiễm tăng vọt giữa lúc mùa cúm đang bước vào...
QTO - Nguồn đất hiếm Trung Quốc đang giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu.
QTO - Chuyến công du của ông Tổng thống Donald Trump phản ánh sự dịch chuyển chiến lược rõ rệt, khi Israel dần mất vai trò trung tâm trong chính sách Trung...
QTO - Trong chuyến công du kéo dài một tuần tới Ả Rập Saudi, Qatar và UAE vừa qua, ông Trump nhận được sự chào đón long trọng từ các nước chủ nhà và mang...
QTO - Hệ thống sông Indus là nguồn sống chiến lược đối với cả Ấn Độ và Pakistan, đảm bảo nguồn nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và phát triển kinh tế của...
QTO - Xuất khẩu suy giảm, nhập khẩu gia tăng, lạm phát thực phẩm vượt kiểm soát và tiêu dùng hộ gia đình trì trệ là những thách thức mà nền kinh tế Nhật...
QTO - Nghiện thiết bị điện tử đang trở thành mối lo ngại nghiêm trọng tại châu Âu, buộc các chính phủ, nhà trường và gia đình phải hành động để bảo vệ sức...