
{title}
{publish}
{head}
Xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là mảnh đất anh hùng ghi dấu nhiều hy sinh và cống hiến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Với 95 Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) được Ðảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý, Hải Thượng trở thành biểu tượng cho lòng dũng cảm và sự hy sinh của những người phụ nữ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Trong số hai mẹ còn sống là mẹ Đào Thị Vui ở thôn Đại An Khê và mẹ Phan Thị Thuộc ở thôn Thượng Xá, mẹ Vui vẫn còn minh mẫn dù năm nay đã bước sang tuổi 103. Cuộc đời mẹ là một câu chuyện dài, thấm đẫm những mất mát, hy sinh nhưng cũng tràn đầy niềm tự hào về những người thân đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Mẹ Đào Thị Vui năm nay đã 103 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn - Ảnh: T.T
Chỉ còn ít ngày nữa là mẹ Vui đón sinh nhật tuổi 103. Từ lâu, mẹ đã không nhớ đến ngày sinh của mình nếu không có các đoàn viên, thanh niên xã Hải Thượng chu đáo chuẩn bị để mẹ có thêm niềm vui tuổi già. Bí thư Chi đoàn thôn Thượng Xá Phan Thị Trà Giang ân cần báo tin về kế hoạch chuẩn bị để tổ chức cho mẹ Vui đón ngày sinh nhật vào ngày 5/5 sắp tới, hỏi mẹ: “Hôm nay có nhà báo đến hỏi thăm câu chuyện ngày xưa của mẹ, mẹ có nhớ nhiều để kể cho chúng con nghe không ạ?”. Mẹ Vui cười hóm hỉnh: “Chục, hai chục năm trước, có thời gian mẹ quên không nhớ gì hết, tưởng lúc đó sắp đi gặp chồng, con rồi. Ai ngờ qua được, giờ lại thấy trí nhớ mình phục hồi, nhớ đến cả chuyện ngày còn chưa lấy chồng”.
Hiếm ai qua trăm tuổi mà vẫn còn nhớ như in những tháng ngày thuở mười tám, đôi mươi tham gia cách mạng, nuôi giấu cán bộ như mẹ Vui khi kể lại rành mạch cho chúng tôi nghe câu chuyện cuộc đời mình. Ngoài 20 tuổi, cô gái Đào Thị Vui nên duyên với chàng thanh niên Lê Hồi, thế nhưng chưa kịp hưởng trọn vẹn cuộc sống vợ chồng, năm 1948, chồng mẹ, Trung đội trưởng dân quân thời chống Pháp đã anh dũng hy sinh khi bị giặc Pháp bắt và chôn sống. Lúc ấy, mẹ Vui mới 25 tuổi, con trai duy nhất là Lê Thịnh vừa tròn 3 tuổi. Gánh chịu nỗi đau mất mát quá lớn, mẹ đã thủ tiết thờ chồng, một mình nuôi con và cưu mang cán bộ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến gian khổ.
Mẹ nhớ lại: “Những năm ấy tình hình ác liệt lắm, thoát ly đi làm cách mạng đồng nghĩa với sự hy sinh, ngày nào cũng có cán bộ, du kích hy sinh. Chồng mất, con trai lớn lên cũng xin đi bộ đội để trả thù cho cha và đánh đuổi Mỹ xâm lược, tôi cũng bùi ngùi lắm nhưng rồi xác định động viên con trai tham gia kháng chiến”.
Ở quê nhà, mẹ Vui là một cơ sở cách mạng vững chắc tại địa phương. Mẹ đã bí mật đào hầm ngay trong nhà để nuôi giấu con trai và cán bộ nằm vùng. Ngôi nhà nhỏ của mẹ trở thành nơi dừng chân tin cậy, nơi cung cấp lương thực, thuốc men và là đầu mối liên lạc quan trọng của cách mạng. Nhưng chiến tranh là sự mất mát không gì bù đắp được. Anh Lê Thịnh, người con trai duy nhất của mẹ đã anh dũng hy sinh vào tết Canh Tuất năm 1970. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi, mẹ lại phải gánh chịu nỗi đau mất con. Mẹ Vui ngậm ngùi: “Gia đình tôi có 4 mẹ VNAH, đó là mẹ chồng tôi Bùi Thị Nẫm có 2 người con hy sinh, hai chị dâu của tôi là Nguyễn Thị Xoan, Bùi Thị Kế và tôi có chồng và con hy sinh. Ba mẹ ruột tôi có 9 anh chị em, tôi là con út, có em Bùi Thị Nga là chị em dâu. Hai chị em, người thì chồng hy sinh, người thì chồng tập kết ra miền Bắc năm 1954, chúng tôi sống chung một nhà, thương nhau như chị em ruột và cùng tâm niệm, chị thì quyết “thờ chồng nuôi con” và em thì quyết “nuôi con chờ chồng” và làm cơ sở cách mạng. Tôi và bà Nga đào rất nhiều hầm bí mật, nhà tôi trở thành nơi nương náu an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng cấp cao thời bấy giờ như ông Nguyễn Văn Lương, Bí thư Thị ủy Quảng Hà; ông Vĩnh Thành, Phó ty An ninh Quảng Trị”.
Đã có không ít lần nguy hiểm cận kề. Năm 1955, khi Luật 10/59 hà khắc của chế độ Ngô Đình Diệm ra đời, chiến dịch “tố cộng” lan rộng khắp miền Nam, địch ráo riết truy lùng cán bộ cách mạng. Nhà hai bà lúc đó đang nuôi giấu ông Đào Tỷ, một cán bộ được Đảng cử ở lại hoạt động. Trong lúc ông Tỷ đang dùng bữa cơm thì địch bất ngờ ập vào vây bắt. Nhờ sự nhanh trí, ông Tỷ đã trốn thoát được, nhưng cả nhà lại phải gánh chịu hậu quả bị bắt giữ, lúa gạo bị tịch thu, gia đình ly tán.
Năm 1968, hai ông Lê Thiềm và Lê Đẳng, cán bộ đội biệt động Thị ủy Quảng Hà đến nhà thì bị địch tập kích, ông Lê Thiềm hy sinh ngay trong nhà. Bà Nga bị bắt, bị tra tấn cực hình, bị đánh đập và tra hỏi nhưng bà nhất quyết không khai nửa lời. Đến cuối năm 1969, cơ sở cách mạng xã Hải Thượng bị vỡ, hai mẹ con bà Bùi Thị Nga lại rơi vào tay địch.
Bà Vui cùng bố chồng ở nhà tiếp tục kiên cường bảo vệ cán bộ cách mạng Nguyễn Văn Lương và trải qua không ít nguy nan. Nuôi giấu cán bộ trong nhà một thời gian thì có người bị địch bắt, tra tấn, không chịu nổi đòn tra khảo tàn bạo đã khai gia đình bà có hầm bí mật. Địch bắt bố chồng và bà Vui ra bên gốc cây rơm ở góc sân để tra tấn, nhưng ông và bà Vui nhất quyết không khai. Ông Lương bấy giờ nấp trong hầm bí mật ở ngay trong cây rơm, nghe rõ mồn một từng trận đòn roi của địch quất tan nát thịt da tra tấn hai người.
Mãi sau ngày thống nhất nước nhà, ông Lương khi ấy làm Chủ tịch UBND tỉnh Bình Trị Thiên thường hay về thăm, kể lại: “Tôi nghe rõ từng lời, nó đánh và hỏi: “Hầm bí mật nuôi Việt cộng ở đâu?”. Ông và chị Vui một mực trả lời: “Không có, không biết”. Chúng thét: “Ngoan cố, ngoan cố, đánh để bắt nó khai ra!”. Chúng đánh suốt cả buổi nhưng ông và chị Vui vẫn không khai. Chúng đòi bắn, ông nói: “Bắn chết thì tôi cũng chịu, chứ không có lấy chi mà khai! Chúng đòi bẻ răng ông thì ông nói: “Neng (răng) tôi để tôi ăn”. Mỗi lần nhắc lại câu chuyện này, ông Nguyễn Văn Lương không kìm được nước mắt, đó là sự biết ơn sâu sắc đối với những người đã che chở, bảo vệ mình trong hoàn cảnh hiểm nguy.
“Địch bắt tôi, đem đi tra khảo ở Chi khu Mai Lĩnh, chúng dùng đủ các loại nhục hình, đổ nước ớt, xà phòng vào miệng, bắt khai ra cơ sở cách mạng. Nhưng từ đầu đến cuối, tôi vẫn nhất quyết khai rằng mình không biết gì hết. Tôi nói, các ông cho tôi phát súng tôi chết chứ bắt tôi khai tôi có biết gì mà khai, lòng tâm niệm thà chết chứ không chịu quy hàng địch”, mẹ Vui khẳng khái.
Ở tuổi 103, mẹ Đào Thị Vui vẫn minh mẫn và luôn dõi theo sự đổi thay từng ngày của quê hương, đất nước. Mẹ vui mừng khi thấy Hải Lăng ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng ấm no. Những hy sinh của chồng, của con mẹ và của bao người con đã không hề vô ích. Mẹ là chứng nhân lịch sử, là niềm tự hào của cả một vùng quê anh hùng.
Thanh Trúc
QTO - Với môi trường chuẩn quốc tế, hiện đại, tiện nghi và thân thiện, Trường Liên cấp Hội nhập Quốc tế iSchool Quảng Trị (iSchool Quảng Trị) đã và đang...
QTO - Những ngày tháng Tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được khởi chiếu trên toàn quốc đã nhanh chóng...
QTO - Tháng Tư lịch sử, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), những ký ức hào hùng về Chiến...
QTO - 4 giờ sáng ngày 11/4, từ Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), Biên đội “tàu đánh cá” thẳng tiến về tọa độ đã định. Trên boong là một vài “ngư dân” chỉ khác chăng...
QTO - Những ngày tháng Tư lịch sử, trên khắp nẻo đường của mảnh đất Quảng Trị, từ làng quê đến phố phường, cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng vàng rực rỡ....
QTO - Là khẳng định của ông Nguyễn Đặng Hiến và anh Nguyễn Văn Đức trong câu chuyện với tôi tại TP. Hồ Chí Minh. Hành trình rời quê nhà vào phương Nam lập...
QTO - Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Trường Tiểu học Hùng Vương, thành phố Đông Hà đã viết nên những trang sử truyền thống đáng tự hào, là một...
QTO - Vỡ òa hạnh phúc và xúc động khôn nguôi là cảm xúc chung của thân nhân, gia đình 3 liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị vừa được Cục Chính sách - Xã hội, Tổng...
QTO - Trong hành trình phát triển chung của huyện Hải Lăng, ngành y tế Hải Lăng là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe...
QTO - Là một vùng biên cửa ngõ của tỉnh Quảng Trị, Hướng Hóa có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du nhập văn hóa, tuy nhiên cũng là vùng “trũng” của...
QTO - Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, MTTQ Việt Nam luôn giữ vai trò quan trọng trong việc tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân, bảo vệ...
QTO - Nhiều năm qua, với sự vào cuộc tích cực của bộ đội biên phòng (BĐBP) và cấp ủy, chính quyền ở các xã, thị trấn vùng biển huyện Gio Linh, nhiều tổ tự...