Cập nhật:  GMT+7

Người lính già kể chuyện tháng Tư lịch sử

Tháng Tư lịch sử, khi cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), những ký ức hào hùng về Chiến dịch Hồ Chí Minh lại ùa về trong tâm trí của những người lính từng vinh dự tham gia vào chiến dịch như ông Phan Thanh Du, nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) thị xã Quảng Trị, hiện ở tại Phường 1, thị xã Quảng Trị. 50 năm đã qua, nhưng mỗi khi nhắc lại, với ông, những khoảnh khắc sinh tử, niềm vui vỡ òa ngày chiến thắng vẫn còn vẹn nguyên.

Người lính già kể chuyện tháng Tư lịch sử

Ông Phan Thanh Du cùng vợ ôn lại kỷ niệm những tháng ngày tham gia chiến đấu, giải phóng miền Nam - Ảnh: B.B

Là người con của quê hương Quảng Trạch, Quảng Bình, năm 1971, ông Du quyết định lên đường nhập ngũ, cất lại hai tờ giấy báo trúng tuyển đại học, tạm gác giấc mơ giảng đường để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông là Tiểu đội phó Lữ đoàn 52, Quân khu V. Ông Du nhớ lại, cuối năm 1971, đơn vị ông hành quân theo đường dây 559 vào chiến trường Liên khu V.

Đây là đường dây xuất phát từ Khe Hó (Vĩnh Linh, Quảng Trị) phát triển về hướng Tây Nam, vượt sông Bến Hải, vượt Đường số 9, qua Ðá Bàn vào Tà Riệp, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Liên khu V, là con đường gùi ra đời sớm nhất trước khi một hệ thống đường vận tải đồ sộ được hình thành.

Ông thuộc đơn vị thông tin, chủ yếu hoạt động ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi trong thời gian dài từ năm 1971 đến đầu năm 1975. Đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển thư từ, công văn, tài liệu theo đường dây liên lạc từ tiểu đoàn lên trung đoàn, sư đoàn, công việc của ông cũng không ít hiểm nguy khi nhiều lần bị địch phục kích, nhưng bằng sự nhanh nhẹn mưu trí, ông Du đều hoàn thành nhiệm vụ. Tại Quảng Nam, ngày 3/2/1973, ông Du vinh dự được kết nạp Đảng khi vừa tròn 20 tuổi.

Cuối tháng 3/1975, đơn vị ông được lệnh hành quân thần tốc từ rừng về tham gia giải phóng thị xã Quảng Ngãi. Tối 24/3/1975, quân Giải phóng xung phong vào thị xã, tới 23 giờ 30 phút cùng ngày, thị xã Quảng Ngãi hoàn toàn giải phóng. Trên đường hành quân ra tham gia giải phóng Đà Nẵng, đơn vị ông được lệnh quay vào giải phóng miền Nam.

Để ngăn chặn bước tiến công của quân giải phóng, Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã tập trung sức mạnh còn lại thiết lập nên tuyến phòng thủ kéo dài từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh, trong đó, Xuân Lộc là trọng điểm, “cánh cửa thép” bảo vệ Sài Gòn - Gia Định trên hướng Đông. Ông Du nhớ lại trận chiến ở đây rất khốc liệt, trong ngày chiến đấu đầu tiên, quân ta đã chiếm được 1/2 thị xã.

Tuy nhiên sau đó, địch tăng cường chi viện quân số lẫn hỏa lực quyết giữ Xuân Lộc bằng mọi giá, khiến quân ta phải chịu nhiều tổn thất. Bằng mưu trí cùng sự gan dạ, lòng dũng cảm, quân ta đã thay đổi cách đánh từ tiến công trực tiếp sang bao vây chia cắt, khiến trận địa quân địch rối loạn. Ngày 21/4/1974, quân ta đã giải phóng được thị xã Xuân Lộc, làm hệ thống phòng thủ địch ở Sài Gòn rung chuyển.

Thắng lợi của chiến dịch Xuân Lộc đã tạo ra một địa bàn tập kết thuận lợi, làm bàn đạp xuất phát tiến công của cánh quân hướng Đông, 1 trong 5 mũi chủ lực cơ động của đội hình Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến vào giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Ông Du xúc động kể, khi tiến quân vào ngã ba Xuân Lộc, chính ông đã vác trên vai một đồng đội bị thương rất nặng, sau đó được đưa về hậu cứ điều trị, ông vẫn đau đáu không biết người lính ấy có qua khỏi hay không. Chiến thắng Xuân Lộc, đơn vị của ông tiến thẳng về tham gia giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

“Đến bây giờ nhớ lại khoảnh khắc đó, chúng tôi vẫn còn bồi hồi xúc động. Người dân mang theo cờ hoa ngập tràn hai bên đường chào mừng Bộ đội Giải phóng. Tôi còn nhớ hình ảnh ấn tượng của cậu thanh niên tầm 16, 17 tuổi đứng lái ô tô chở Bộ đội Giải phóng. Chiều 30/4/1975, nhiều người dân mang đủ các loại hoa quả, rau củ, thịt cá, xoong nồi... tổ chức nấu ăn luôn tại trước cửa Dinh Độc Lập để mừng chiến thắng, mừng ngày đất nước hoàn toàn giải phóng. Tôi và các đồng đội khi ấy cảm xúc dâng trào, rất xúc động trước tình cảm của người dân dành cho những người lính”, ông Du chia sẻ.

Quê hương giải phóng, ông được cử đi học sĩ quan thông tin ở Hà Bắc, rồi trở về công tác tại Tiểu đoàn 2, Trung đoàn Bộ binh 6. Với những thành tích trong chiến đấu, ông Du vinh dự được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, huân, huy chương các loại, trong đó đặc biệt là Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Nhì vì đã có thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khi nghỉ hưu, ông tiếp tục tham gia công tác mặt trận, Hội Cựu chiến binh thị xã Quảng Trị. Ở cương vị công tác nào, ông Du cũng phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vinh dự được chọn là 1 trong 5 cựu chiến binh tham dự các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025) tại TP. Hồ Chí Minh, ông Phan Thanh Du mong ước sẽ có dịp gặp lại những đồng đội năm xưa để cùng nhau ôn lại những tháng ngày chiến đấu hào hùng của cả dân tộc, để càng thấy trân trọng hơn giá trị của độc lập, hòa bình hôm nay.

Bảo Bình

Tin liên quan:
  • Người lính già kể chuyện tháng Tư lịch sử
    Cựu học sinh K8 kể chuyện lịch sử

    Chiến dịch K8 đưa hàng vạn học sinh Vĩnh Linh, các vùng Gio Linh, Cam Lộ đang sơ tán tại Vĩnh Linh ra các tỉnh miền Bắc cách đây gần 60 năm về trước được nhắc đến như một cuộc trường chinh lịch sử. Đặc biệt, đối với các thế hệ cựu học sinh K8, khoảng thời gian ấy đến nay vẫn in hằn trong ký ức, như mới diễn ra ngày hôm qua.

  • Người lính già kể chuyện tháng Tư lịch sử
    “Trẻ hay già vẫn là người lính”

    “Lúc trẻ nguyện lên đường ra chiến trường chống giặc, khi về già chỉ mong luôn khỏe để góp sức xây dựng quê hương”- lời bộc bạch của ông Hoàng Tiến Sơn (sinh năm 1956), Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh (CCB) Khu phố 3, Phường 2, thị xã Quảng Trị. Những năm qua, ông Sơn luôn gương mẫu, tận tụy với công việc, tham gia kết nối nghĩa tình đồng đội và chung sức xây dựng quê hương ngày càng văn minh, phát triển.


Bảo Bình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chắp cánh những giấc mơ toàn cầu

Chắp cánh những giấc mơ toàn cầu
2025-04-29 10:40:00

QTO - Với môi trường chuẩn quốc tế, hiện đại, tiện nghi và thân thiện, Trường Liên cấp Hội nhập Quốc tế iSchool Quảng Trị (iSchool Quảng Trị) đã và đang...

Giúp học sinh thêm yêu lịch sử qua phim ảnh

Giúp học sinh thêm yêu lịch sử qua phim ảnh
2025-04-29 10:30:00

QTO - Những ngày tháng Tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được khởi chiếu trên toàn quốc đã nhanh chóng...

Tháng Tư hướng đến tương lai

Tháng Tư hướng đến tương lai
2025-04-29 07:20:00

QTO - Những ngày tháng Tư lịch sử, trên khắp nẻo đường của mảnh đất Quảng Trị, từ làng quê đến phố phường, cờ đỏ sao vàng tung bay trong nắng vàng rực rỡ....

Gìn giữ cốt cách người Quảng Trị

Gìn giữ cốt cách người Quảng Trị
2025-04-28 20:19:00

QTO - Là khẳng định của ông Nguyễn Đặng Hiến và anh Nguyễn Văn Đức trong câu chuyện với tôi tại TP. Hồ Chí Minh. Hành trình rời quê nhà vào phương Nam lập...

Di vật liệt sĩ trở về

Di vật liệt sĩ trở về
2025-04-28 10:05:00

QTO - Vỡ òa hạnh phúc và xúc động khôn nguôi là cảm xúc chung của thân nhân, gia đình 3 liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị vừa được Cục Chính sách - Xã hội, Tổng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long