Cập nhật:  GMT+7

Chọn giống sắn HN1 với nhiều ưu điểm để thay thế giống sắn KM94

Bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2020, bệnh khảm lá sắn đang là mối đe dọa nghiêm trọng, làm suy giảm năng suất và gây thiệt hại lớn cho người trồng sắn. Do vậy, việc khảo nghiệm thành công những giống sắn kháng bệnh khảm lá, nhất là giống sắn HN1 kỳ vọng sẽ cho ra nguồn giống chất lượng để đưa vào sản xuất trên diện rộng.

Chọn giống sắn HN1 với nhiều ưu điểm để thay thế giống sắn KM94

Kiểm tra dấu hiệu nhiễm bệnh khảm lá trên các giống sắn khảo nghiệm - Ảnh: L.A

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Trần Minh Tuấn thông tin, cây sắn là cây trồng truyền thống, cây xóa đói giảm nghèo, là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, diện tích sản xuất hằng năm từ 11.000 - 12.500 ha với giống sắn chủ lực là giống KM94, chiếm từ 90 - 95% diện tích, tập trung chủ yếu ở 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông. Tuy nhiên, qua gần 30 năm canh tác liên tục, giống sắn KM94 đã dần bị thoái hóa, năng suất và chất lượng ngày càng giảm, chỉ còn khoảng 17 tấn/ha.

Giống sắn này cũng bị nhiễm nhiều đối tượng sâu bệnh như rệp sáp bột hồng, chổi rồng. Đặc biệt, từ năm 2020 đến nay diện tích nhiễm bệnh khảm lá do virus ngày càng tăng với tổng diện tích nhiễm bệnh năm 2024 khoảng 1.118 ha. Đây là một trong những bệnh hại nghiêm trọng trên cây sắn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Cây sắn nhiễm bệnh sẽ giảm năng suất thu hoạch từ 30 - 55%, ảnh hưởng lớn đến thu nhập của người trồng sắn.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 30/11/2022, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3074/ QĐ-UBND phê duyệt đề tài “Khảo nghiệm tính chống chịu bệnh khảm lá do virus và khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống sắn mới có triển vọng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” do Chi cục TT&BVTV thực hiện.

Mục tiêu của đề tài là lựa chọn 1 - 2 giống sắn mới kháng bệnh khảm lá virus; có năng suất, chất lượng cao; thích nghi với điều kiện đất đai, thời tiết trên địa bàn tỉnh để bổ sung vào cơ cấu giống sắn và khuyến cáo nhân rộng trong sản xuất đại trà, thay thế dần giống sắn KM94 thoái hóa, nhiễm bệnh khảm lá virus.

Đề tài được thực hiện tại các huyện Vĩnh Linh, Cam Lộ, Hướng Hóa và thị xã Quảng Trị với 6 giống sắn mới triển vọng, đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT khuyến cáo gồm: HN1, HN3, HN5, STB1, DT4, KM94-1 và giống đối chứng KM94. Diện tích thực hiện là 2.500 m2/địa phương. Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2022 - 2024. Kết quả, qua theo dõi, các giống sắn khảo nghiệm đều sinh trưởng tốt, thời gian sinh trưởng từ 10 - 11 tháng, tương đương giống sắn KM94; phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại địa phương; khả năng chống đổ ngã tốt.

Đặc biệt, các giống sắn HN1, HN3 và DT4 còn có khả năng chịu hạn tốt hơn giống sắn KM94. Năng suất củ tươi bình quân của các giống sắn khảo nghiệm giao động từ 28,7 - 35,8 tấn/ha, cao nhất là giống sắn HN1, cao hơn nhiều so với giống sắn KM94 sản xuất đại trà. Hàm lượng tinh bột của các giống sắn khảo nghiệm cũng đều cao hơn giống sắn đối chứng KM94.

Cụ thể, các giống sắn HN1, HN5, DT4 có hàm lượng tinh bột từ 30,09 - 33,79%, trong khi giống sắn KM94 chỉ có hàm lượng tinh bột khoảng 29%. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận từ các giống sắn khảo nghiệm gồm HN1, HN5, DT4 cao hơn giống sắn KM94 từ 4,5 - 12,7 triệu đồng.

Đối với khả năng kháng bệnh khảm lá, trên cơ sở kết quả theo dõi 2 năm khảo nghiệm liên tục cho thấy, các giống sắn HN1, HN3, HN5 không phát hiện bệnh khảm lá gây hại mặc dù có nguồn bệnh và môi giới truyền bệnh tồn tại trên đồng ruộng. Ngược lại, các giống sắn STB1, DT4, KM94-1 đều nhiễm bệnh khảm lá sắn, trong đó giống STB1 bị nhiễm nặng nhất với tỉ lệ bệnh lên đến gần 51%.

Theo ông Tuấn, từ các kết quả của đề tài đã tuyển chọn được giống sắn HN1 là giống sắn mới, đảm bảo các tiêu chuẩn như sinh trưởng tốt, năng suất cao, hàm lượng tinh bột vượt trội, thích hợp với nhiều chân đất như đất đỏ ba dan, đất cát pha thịt nhẹ, đất sỏi cơm, đặc biệt là không bị nhiễm bệnh khảm lá do virus để bổ sung vào cơ cấu giống sắn của tỉnh, từng bước nhân rộng trong sản xuất đại trà.

“Trên cơ sở này, sau khi đề tài được Hội đồng khoa học cấp tỉnh thông qua, Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, Cục Trồng trọt công bố lưu hành giống HN1 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Chi cục TT&BVTV sẽ phối hợp với các địa phương, các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh tăng cường khuyến cáo giống sắn HN1 để người dân biết, đưa vào sản xuất, thay thế dần giống sắn KM94 nhiễm nặng bệnh khảm lá để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế”, ông Tuấn cho biết thêm.

Lê An

Tin liên quan:

Lê An

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Kể chuyện sản phẩm OCOP
2025-01-18 05:55:00

QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...

Đổi thay ở xã biên giới Ba Tầng

Đổi thay ở xã biên giới Ba Tầng
2024-12-18 05:30:00

QTO - Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và...

Nông dân phường An Đôn tất bật vụ hoa Tết

Nông dân phường An Đôn tất bật vụ hoa Tết
2024-12-16 05:46:00

QTO - Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã khẩn trương xuống giống, chăm sóc hoa phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
2024-12-13 05:05:00

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long