Cập nhật:  GMT+7

Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu

Nhằm thực hiện tốt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), năm 2024, UBND huyện Triệu Phong chọn chủ đề “Phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng, chủ lực của địa phương”. Mục tiêu của chủ đề này nhằm thực hiện hiệu quả Quyết định số 919 ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 180 ngày 29/9/2022 của UBND tỉnh, qua đó khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nông thôn ở địa phương.

Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu

Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Triệu Phong đánh giá, phân hạng sản phẩm chương trình OCOP trên địa bàn huyện năm 2023 -Ảnh: TN

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, huyện Triệu Phong đẩy mạnh tuyên truyền về chương trình OCOP để các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia thực hiện, đồng thời khảo sát, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu, có tiềm năng, đúng tiêu chí chương trình OCOP của các xã để phát triển thành sản phẩm. Trong quá trình lựa chọn, ưu tiên, khuyến khích hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng, chủ lực của từng địa phương, có liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất bền vững, đồng thời quản lý, giám sát chặt chẽ để bảo vệ uy tín, thương hiệu OCOP.

Theo kế hoạch của UBND huyện Triệu Phong, trong năm 2024 nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và công nhận thêm 3- 4 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 1- 2 sản phẩm 4 sao, đánh giá và công nhận lại cho 3 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận năm 2021, hỗ trợ nâng hạng sao cho các sản phẩm được công nhận giai đoạn 2021- 2023.

Công tác chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP được huyện Triệu Phong quan tâm thực hiện. Theo đó, hướng dẫn cho chủ thể tham gia chương trình OCOP có ý tưởng được chọn hoàn thiện phiếu đăng ký ý tưởng, xây dựng, triển khai phương án sản xuất- kinh doanh, xây dựng hồ sơ đánh giá, phân hạng, nhất là đối với các chủ thể mới tham gia chương trình này lần đầu.

Cùng với đó, triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP, nâng cấp, hoàn thiện và phát triển sản phẩm đã có, sản phẩm đã được công nhận. Căn cứ theo mức độ hoàn thiện của sản phẩm để hỗ trợ cải tiến, nâng cấp sản phẩm phù hợp với chương trình, bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và điều kiện của cơ sở sản xuất.

Ưu tiên thực hiện dự án hỗ trợ cho các sản phẩm mới, sản phẩm nâng hạng trong năm 2024, dự án hỗ trợ phát triển sản phẩm tiềm năng đạt hạng OCOP 4 sao, 5 sao, sản phẩm du lịch cộng đồng, điểm du lịch sản phẩm, chuỗi giá trị sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP xanh giai đoạn 2024 - 2025.

Nội dung hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi, vùng nguyên liệu, hoàn thiện, phát triển sản phẩm về mẫu mã, bao bì, chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, công bố, quản lý chất lượng, ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực và củng cố, phát triển các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP.

Mặt khác, đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP để quảng bá sản phẩm đã được công nhận. Qua đó giới thiệu để khách trong nước và quốc tế biết được sản phẩm đặc trưng thế mạnh của địa phương. Hỗ trợ chủ thể OCOP tạo gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, tham gia chương trình giới thiệu, bán sản phẩm thông qua hoạt động thương mại điện tử.

Hướng dẫn cập nhật thông tin, quản lý gian hàng và quản lý sản phẩm, bán hàng trên sàn thương mại điện tử. Tạo điều kiện hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia hội chợ OCOP, đặc sản vùng miền, làng nghề trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Tổ chức, tham gia các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa nhằm giới thiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP của huyện.

Đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ về mặt thủ tục, pháp lý, thông tin thị trường, phát triển hoàn thiện sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường cho các chủ thể có sản phẩm tham gia thị trường xuất khẩu. Tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực tổ chức hoạt động bán hàng, xúc tiến thương mại cho chủ thể tham gia chương trình.

Cơ quan thường trực chương trình OCOP huyện tiếp nhận hồ sơ sản phẩm tham gia chương trình của cơ sở sản xuất để trình Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm. Từ kết quả đó, cơ quan thường trực chuyển hồ sơ đề xuất cấp tỉnh đánh giá phân hạng và công nhận, đồng thời kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn cũng như theo dõi quá trình sản xuất để thu hồi giấy chứng nhận đối với sản phẩm OCOP không đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Đến nay, huyện Triệu Phong có nhiều sản phẩm được lựa chọn để xếp hạng lần đầu và nâng hạng 4 sao gồm: Chả cá Hồng Sơn, xã Triệu An; xúc xích Hoài Hoàng, xã Triệu An; nón lá Bố Liêu, xã Triệu Hòa; bột mầm rau củ, xã Triệu Sơn; trà gạo lứt thảo mộc Trần Lan, xã Triệu Sơn; mắm nêm O Xảo- Gia Đẳng và nước mắm chắt từ ruốc- Gia Đẳng, xã Triệu Lăng; mì sợi rau củ, bột ngũ cốc rau củ Mẹ Thỏ, thị trấn Ái Tử; bún tươi sấy Nhất Linh, xã Triệu Sơn. Các sản phẩm đánh giá lại gồm: bột lọc tươi nhồi sẵn, bột gừng sấy lạnh Trần Lan, xã Triệu Sơn; bánh ít lá gai Sáu Nhàn, xã Triệu Đại.

Tuấn Quang

Tin liên quan:
  • Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu
    Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu

    Một trong những đặc thù của sản phẩm OCOP là phải mang nét đặc trưng của địa phương, gắn với tổ chức sản xuất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng vùng nguyên liệu ổn định. Thời gian qua, cùng với phát triển sản xuất, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh đã tập trung xây dựng vùng nguyên liệu, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển bền vững.

  • Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu
    Quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung cho sản phẩm OCOP

    Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) đã chú trọng phát triển các vùng nguyên liệu gắn với các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng, lợi thế, thương hiệu của từng địa phương, góp phần mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.

  • Triệu Phong phát triển sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu
    Xây dựng sản phẩm OCOP từ nguyên liệu bản địa

    Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao giá trị nông sản, xây dựng các sản phẩm OCOP và tăng thu nhập cho phụ nữ, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) là hoạt động được các cấp hội phụ nữ trong tỉnh chú trọng thực hiện trong thời gian qua. Thông qua việc chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, phát triển chuỗi liên kết giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinhthái, nông nghiệp hữu cơ, hình thành các sản phẩm tích hợp đa giá trị, nhiều hội viên phụ nữ đã phát triển thành công các sản phẩm đặc trưng của địa phương, sản phẩm OCOP.


Tuấn Quang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn
2024-12-19 15:24:00

QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...

Chăm sóc hoa phục vụ tết Nguyên đán

Chăm sóc hoa phục vụ tết Nguyên đán
2024-11-12 05:50:00

QTO - Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Ất Tỵ. Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu trong dịp Tết tăng cao, các hộ nông dân chuyên trồng...

Huyện Vĩnh Linh nhân rộng mô hình vườn mẫu

Huyện Vĩnh Linh nhân rộng mô hình vườn mẫu
2024-11-12 05:20:00

QTO - Từ lợi ích của việc xây dựng vườn mẫu, đặc biệt góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn và tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn trong mỗi...

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Thu nhập khá từ nghề làm mắm
2024-11-12 05:10:00

QTO - Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm...

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
2024-11-08 05:30:00

QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long