Cập nhật:  GMT+7

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. “Như một duyên nợ, tôi bắt đầu làm mắm từ 7 năm trước và gắn bó với nghề cho đến hôm nay. Công việc này không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn tạo cho tôi niềm vui, sự kết nối với khách hàng ở nhiều nơi”, chị Hòa bộc bạch.

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Chị Hòa trộn cá với các loại gia vị để ủ mẻ mắm mới - Ảnh: T.P

Nhà chị Hòa nằm gần chợ Phương Lang. Thời điểm chúng tôi đến, một số khách hàng đã có mặt ở đây để đợi mua mắm cá lóc chị vừa ủ cách đây không lâu. Chị Nguyễn Thị Máy, một vị khách vui vẻ giới thiệu: “Mắm cá chị Hòa làm ngon, sạch sẽ nên cứ yên tâm về chất lượng. Rất đáng để thử nhé! Nhà tôi ở gần đây rồi, cứ ăn hết lại qua mua”.

Trong nhà, ngoài những hũ mắm cá lóc, chị Hòa còn làm thêm nhiều loại mắm khác như mắm cá trích, mắm cà pháo, mắm đam..., cũng được rất nhiều người yêu thích. Khi được hỏi về cơ duyên đến với nghề này, chị Hòa chia sẻ: “Công việc đầu tiên sau khi từ TP. Huế về quê của tôi là bán hàng online. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, tôi nhận ra ở quê mình có những loại mắm rất ngon, được làm ra từ nguồn nguyên liệu có sẵn trong địa phương nhưng chưa được nhiều người biết đến. Thế là tôi quyết định học hỏi, bắt tay vào làm những hũ mắm đầu tiên”.

Được biết để có được tay nghề như hiện tại, chị cũng đã từng trải qua không ít thất bại. Nhưng càng khó khăn, chị càng không nản chí mà cố gắng nhiều hơn để cải thiện dần sản phẩm của mình.

Với lượng khách hàng ổn định có được nhờ bán hàng online trước đó, mắm của chị Hòa nhanh chóng được người tiêu dùng biết đến và đón nhận. Anh Hoàng Ngọc Bảo, một khách hàng của chị Hòa hiện đang sống tại Hoa Kỳ cho hay: “Vốn là một người con của quê hương Hải Lăng nên khi ăn lại món mắm cá lóc do chị Hòa làm ra, tôi thấy rất hợp khẩu vị. Lâu lâu tôi vẫn gửi nhờ bạn bè, người thân mua giúp các loại mắm mang sang đây để nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà”. Chị Hòa cho biết làm mắm không phải là công việc khó hay chiếm quá nhiều thời gian nhưng mang về cho chị nguồn thu nhập tương đối ổn định.

Ngoài nghề làm mắm, chị Hòa còn duy trì và phát triển công việc nấu ăn đám cưới, đám tiệc cho người dân trong vùng. Công việc này so với làm mắm vất vả hơn nhiều nhưng mang lại cho chị nguồn thu nhập khá vào mỗi mùa cao điểm. Bên cạnh đó chị còn tạo việc làm và thu nhập cho 2 - 3 lao động trên địa bàn. Trung bình mỗi năm, từ các mô hình kinh tế giúp chị Hòa tiết kiệm được trên 70 triệu đồng. Bận rộn làm kinh tế nhưng người phụ nữ này vẫn sắp xếp thời gian để có thể chăm lo trọn vẹn cho gia đình nhỏ; tích cực tham gia các hoạt động do hội LHPN các cấp và địa phương phát động.

Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Hải Hưng Nguyễn Thị Hiền đánh giá, chị Hòa là hội viên trẻ nhưng luôn xông xáo, nhiệt tình trong các hoạt động, phong trao do hội phụ nữ các cấp triển khai. Đặc biệt, tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, chị đã tạo ra những món ăn dân dã, gắn liền với mâm cơm của nhiều gia đình.

“Hội LHPN xã Hải Hưng đã lựa chọn mô hình kinh tế của chị Hòa làm mô hình hỗ trợ hội viên khởi sự, khởi nghiệp của hội trong năm 2025. Hiện, hội phụ nữ xã đang xây dựng kế hoạch liên kết, hỗ trợ và hướng dẫn chủ cơ sở đăng ký nhãn mác cho từng loại sản phẩm. Đồng thời giới thiệu cho chị Hòa tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao tay nghề; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất. Những điều này sẽ góp phần giúp chị Hòa vừa tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn, vừa có hình thức đẹp với đầy đủ nhãn mác, các thông tin về sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng”, chị Hiền khẳng định.

Trúc Phương

Tin liên quan:
  • Thu nhập khá từ nghề làm mắm
    Thu nhập khá từ trồng rau sạch

    “Được địa phương quan tâm tạo điều kiện tham gia lớp học nghề về kỹ thuật trồng trọt, tôi đã đầu tư làm đất để sản xuất rau sạch với các loại giống chất lượng cao, được thị trường ưa chuộng. Nhờ thời tiết, chất đất phù hợp, bình quân mỗi năm tôi sản xuất 2 vụ, sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng”, chị Trần Thị Búp ở thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa vui vẻ cho biết về hiệu quả của mô hình rau sạch được mình trồng khá bài bản trên vùng đất khó này.

  • Thu nhập khá từ nghề làm mắm
    Thu nhập khá từ trồng cây cảnh

    Có niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, sau nhiều năm sưu tầm, tạo tác, anh Lê Thanh Thiểu, thôn Nại Hiệp, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong xây dựng được vườn cây cảnh với nhiều kiểu dáng độc đáo, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Trúc Phương

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn
2024-12-19 15:24:00

QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực
2024-11-08 05:30:00

QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...

Điểm tựa của nông dân vùng cao

Điểm tựa của nông dân vùng cao
2024-11-07 07:00:00

QTO - Dù chăm chỉ lao động nhưng thời gian qua, cuộc sống người dân ở thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhờ sự hỗ trợ của các...

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo
2024-11-07 05:40:00

QTO - Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long