
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Từ diện tích 2 ha cao su bị gãy đổ do gió bão, giá trị kinh tế thấp, anh Trần Thanh Hảo ở tại thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh đã chuyển đổi sang trồng 1.000 gốc chanh leo Đài Loan. Sau gần 1 năm trồng và chăm sóc, cây chanh leo đã cho những lứa quả ngọt đầu tiên, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Vườn chanh leo của gia đình anh Trần Thanh Hảo
Cùng kỹ sư Nguyễn Văn Phú, cán bộ kỹ thuật Trạm Khuyến nông huyện Vĩnh Linh, chúng tôi đến thăm mô hình trồng chanh leo của anh Hảo. Từ xa đã dễ dàng nhận thấy vườn chanh leo xanh mát trải dài, lúc lỉu trái. Vừa dẫn chúng tôi tham quan vườn chanh leo, anh Hảo cho biết, xã Vĩnh Thủy là địa phương có thế mạnh về đất đỏ ba dan, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, những năm qua thời tiết biến đổi thất thường, gió bão thường xuyên xảy ra nên cây cao su, keo lá tràm liên tục bị gãy đổ. Không chịu khuất phục trước khó khăn do thiên tai, năm 2017, sau khi tìm tòi học hỏi anh đã quyết định đầu tư hơn 140 triệu đồng chuyển đổi 2 ha cao su bị gãy đổ sang trồng 1.000 gốc chanh leo. Chỉ sau 6 tháng triển khai trồng và chăm sóc, cây chanh leo đã cho quả bói với sản lượng gần 5 tấn. Hiện tại cây chanh leo đang cho thu hoạch lứa thứ 2 với sản lượng ước đạt 13 tấn. Với giá bán tại vườn từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, thì sau khi trừ chi phí, dự kiến anh thu được gần 100 triệu đồng.
Theo anh Hảo, trồng chanh leo chỉ tốn chi phí ban đầu như làm giàn và giống cây, còn việc chăm sóc tương đối đơn giản. Đất trồng chanh leo không yêu cầu quá cao, miễn là đất xốp, thoát nước tốt. Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ dại, san đất bằng phẳng để tiện chăm sóc, với đất dốc cần tiến hành đánh các rãnh thoát nước chống xói mòn, rửa trôi. Giống chanh leo tím được anh lựa chọn trồng có các đặc điểm như thân dây leo màu sẫm, các lá mọc xen kẽ; trên lá có viền những răng cưa nhỏ, phía đầu lá có thêm tua cuốn giúp cây bám chặt vào giàn đỡ. Quả chanh leo ban đầu có màu xanh, khi chín ngả màu tím. Chanh leo có hương thơm dịu nhẹ, vị chua ngọt nhẹ, cung cấp vitamin, tăng cường khoáng chất và chất xơ giúp chống ôxi hóa, có lợi cho sức khỏe con người. Nếu tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì mỗi năm chanh leo sẽ cho thu hoạch 2 vụ chính vào tháng 6 và tháng 12. Ngoài ra, cây tiếp tục cho quả lai rai trong các tháng sau khi thu hoạch vụ chính nên vẫn mang lại thu nhập cho người trồng.
Một trong những yêu cầu quan trọng giúp cây chanh leo sinh trưởng, thu hoạch thuận lợi là kỹ thuật làm giàn, giá đỡ. Các trụ bê tông được bố trí với khoảng cách hợp lý để giữ và kết nối các dây đỡ mặt giàn. Dây đỡ này được kết với nhau thành hình vuông hoặc hình chữ nhật tạo khối liên kết. Ở vị trí các mắt nối của dây giá đỡ có các cọc gỗ hỗ trợ giúp mặt giàn phẳng, căng và không bị chùng khi chanh leo kín mặt giàn. Vị trí trồng cây có dây làm giá đỡ để chanh leo bám vươn lên giàn tiếp tục sinh trưởng. Giàn đỡ có chiều cao từ 1,8 - 2m, lưới thép lập thành các ô vuông có kích thước 40 x 40cm thuận tiện cho cây leo bám và người trồng khi thu hái quả. Xung quanh vườn trồng chanh leo có hệ thống hàng rào thép gai bảo vệ khỏi bị vật nuôi gây hại. Hố trồng chanh leo có kích thước 50 x 50 x 50 cm. Trước khi trồng cần trộn đều đất mặt với 20 kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg phân lân cùng với chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma. Hỗn hợp sau khi trộn đều được lấp đầy vào hố, ủ 1 tháng trước khi trồng. Trong quá trình trồng cần căn cứ vào từng thời kỳ phát triển của cây chanh leo để chăm sóc, bón phân cho hợp lý. Trong đó chú ý vào thời kỳ chanh leo ra quả. Lúc này khoảng 15 ngày cần phải bón phân NPK và phân vi sinh cho cây 1 lần. Như vậy cây chanh leo mới đủ dinh dưỡng để nuôi quả và ra hoa lứa tiếp theo.
Anh Hảo cho biết thêm, trong quá trình phát triển cây chanh leo sẽ cho ra quả đồng thời với việc vươn thân, lúc này người trồng cần thực hiện việc cắt bỏ quả để cây phát triển thân. Khi cây đã leo đến mặt giàn cần tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành thứ cấp. Đây cũng là thời điểm cây phát triển thân rất mạnh, ở mắt sẽ phát triển nhánh. Lúc này người trồng cần cắt tỉa, chỉ giữ lại 3 - 5 cành khỏe mạnh, tỏa đều các hướng trên giàn. Khi cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh. Trong mùa mưa cần vặt bỏ các lá già, lá sát gốc, vừa tăng khả năng quang hợp, kích thích cây ra nhiều nụ, đậu quả sai hơn vừa hạn chế được sâu bệnh ẩn nấp. Anh Hảo cũng lưu ý, chanh leo là cây ưa độ ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Vì vậy cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm và cung cấp nước giúp cây phát triển đều, tăng hiệu quả, năng suất, sản lượng quả. “Với mô hình trồng chanh leo này, để cung cấp nước kịp thời đặc biệt là giai đoạn cây nảy chồi sau thu hoạch, giai đoạn cây đậu quả đến lúc thu hoạch, tôi đã cho lắp đặt hệ thống tưới phun mưa tự động để đảm bảo cung cấp nước đầy đủ”, anh Hảo tiết lộ.
Theo kỹ sư Nguyễn Văn Phú, cây chanh leo có thể trồng được trên mọi địa hình, nhưng thích hợp nhất là với loại đất thoáng xốp, giàu hữu cơ như đất thịt nhẹ, đất đỏ ba dan. Tuy nhiên, để cây chanh leo phát triển tốt, cho quả nhiều thì trong quá trình chăm sóc người trồng cần chú ý vào thời điểm cây bắt đầu ra hoa và khi hình thành quả. Giai đoạn cây ra hoa cần độ ẩm cao, nên ít nhất phải tưới 2 ngày 1 lần, nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, rụng quả hoặc quả sẽ teo lại; lúc cây bắt đầu đậu quả cần chú ý đến việc tỉa bớt lá chỗ quả mọc để giúp chúng đón nhận ánh sáng, giúp to và chín nhanh hơn. Ngoài ra cần phải chú ý cắt tỉa thường xuyên. Đặc biệt là sau khi thu hoạch cần cắt hết tất cả các cành trên mặt giàn đã cho trái. Để lại thân và các cành từ mặt đất tới giàn. Sau đó cây sẽ ra chồi mới, phân cành cấp 2, cấp 3 và các cành quả. “Theo chu kỳ, sau 2,5 - 3 năm thu hoạch liên tục cây chanh leo mới tàn và phải trồng lại đợt khác. Nhưng nếu cây chanh leo không được cắt tỉa hoàn toàn vào cuối năm, sang năm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, làm hạn chế đến năng suất”, kỹ sư Phú lưu ý.
Cũng theo kỹ sư Phú, hiện nay tại xã Vĩnh Thủy người dân đang trồng nhiều loại cây trồng như cao su, keo, cam, bưởi, vải, nhãn… nhưng chưa có loại cây nào có giá trị kinh tế bằng cây chanh leo. Ưu điểm lớn nhất của loại cây này là dễ trồng và chăm sóc, quá trình sinh trưởng nhanh, chỉ khoảng 6 tháng đã cho quả và đạt sản lượng cao ngay trong vụ đầu tiên. Trong khi các loại cây ăn quả khác như cam, bưởi ít nhất cũng phải mất từ 3 - 4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch nên người trồng chanh leo có thể thu hồi vốn nhanh. “Hiện tại, quả chanh leo được người tiêu dùng ưa chuộng nên bán rất chạy, thương lái tới thu mua tại vườn, sản phẩm không đủ đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong vùng. Vì vậy, với những những diện tích cây cao su gãy đổ do gió bão người dân chưa chuyển đổi trồng cây khác thì cây chanh leo là đối tượng cây trồng mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho các hộ gia đình”, anh Phú cho hay.
Thục Quyên
Thời gian gần đây, nhiều hộ trồng cà phê tại huyện Hướng Hóa đã kết hợp trồng chanh leo trong vườn cà phê tái canh giai đoạn kiến thiết cơ bản. Bên cạnh tác ...
Mặc dù là cây trồng mới nhưng hiện nay cây chanh leo đang được nhiều hộ nông dân các xã, thị trấn ở huyện Hướng Hóa tập trung phát triển, mang lại hiệu quả ...
Để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm qua, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Trong đó, ...
Vào cuối năm 2022, tại xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa xuất hiện một số sâu bệnh lạ trên cây chanh leo. Đặc biệt, đến đầu năm nay, hiện tượng sâu bệnh lạ này ...
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT, đến thời điểm này toàn tỉnh đã có hơn 100 ha chanh leo, trong đó có gần 55 ha đang cho thu hoạch. Tập trung chủ yếu ...
Anh Nguyễn Tiến Dũng, 35 tuổi, ở thôn An Nha, xã Gio An, huyện Gio Linh hiện đang là chủ trang trại cây ăn quả, trong đó nhiều nhất là cây mãng cầu dai giống ...
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định phê duyệt Kế hoạch liên kết tiêu thụ sản phẩm chanh leo của Hợp tác xã sản xuất, kinh ...
Từ nhu cầu sử dụng cây dây thìa canh hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường tăng cao trong thời gian qua, Cơ sở sản xuất và kinh doanh cao dược liệu Minh Nhi, thôn Định ...
QTO - Dù không đạt năng suất, sản lượng cao như ở vùng thuần nông nhưng hàng chục năm qua, cây lúa canh tác trên đồng cát ở một số vùng ven biển bãi ngang...
QTO - Với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, đa dạng, phong phú và độc đáo tạo nên cho vùng đất Tà Long, huyện Đakrông nét đẹp riêng có giữa núi rừng...
(QT) - Năm 2016, Chương trình Hạnh Phúc đã triển khai dự án hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất đối với một số thôn thuộc xã Hải Dương (Hải Lăng), cụ thể là cho vay hơn...
(QT) - Trong những năm qua, bằng nhiều việc làm thiết thực, hiệu quả và ý nghĩa, Công an Quảng Trị đã tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng...
(QT) - Thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành với thanh niên trong phong trào lập thân, khởi nghiệp. Qua...
(QT) - Không ngẫu nhiên khi tour du lịch do Dự án Chuỗi giá trị địa phương tổ chức lại thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người dân trên địa bàn. Chỉ với 0 đồng, du khách...
(QT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được triển khai ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Tại Quảng Trị, OCOP được địa phương chỉ đạo triển khai quyết liệt,...
(QT) - Bây giờ, bản Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông không còn những mái nhà sàn dột nát, nằm giữa hoang vu núi rừng như cách đây mấy chục năm. Thay vào đó là nhiều ngôi nhà...