Cập nhật: Thứ 2, 08/10/2018 | 06:54 GMT+7

Cây ném tạo cơ hội làm chủ kinh tế cho phụ nữ Hải Dương

(QT) - Năm 2016, Chương trình Hạnh Phúc đã triển khai dự án hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển sản xuất đối với một số thôn thuộc xã Hải Dương (Hải Lăng), cụ thể là cho vay hơn 800 triệu đồng đầu tư các mô hình trồng ném, đến tháng 2/2017 thì tiến hành giải ngân nguồn vốn. Có khoảng 100 hộ dân thuộc ba thôn Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên tham gia dự án, mỗi hộ được vay 8,7 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm với lãi suất 0,2%/ năm.

Mô hình trồng ném xen canh mướp đắng cho hiệu quả kinh tế ở Hải Dương, Hải Lăng

Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên là các thôn có diện tích trồng ném lớn trong toàn xã với hơn 55 ha. Trong số 100 hộ phụ nữ được vay vốn, có nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn. Nguồn vốn ban đầu này đã giúp các hội viên có điều kiện mua giống, phân bón, thuê nhân công cày bừa đất, tiến hành sản xuất. Hầu hết các hộ đều tham gia sản xuất ném chất lượng cao, trong đó có những hộ trồng từ 5 - 7 sào. Chị Đoàn Thị Thu Sương, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Đông Dương cho biết, toàn chi hội có 25 hội viên tham gia mô hình trồng ném dự án hỗ trợ vay vốn của Chương trình Hạnh Phúc, trong đó có những hộ trồng gần 1 ha. Riêng gia đình chị Sương, ngoài 2 sào ném, chị còn kết hợp trồng các loại cây như dưa, mướp đắng xen canh để tăng thêm thu nhập. “Năm vừa qua, giá ném cây và ném củ đều đạt cao nên các hộ trồng ném đều có nguồn thu nhập đáng kể. Trong năm nay nhiều hộ dân đã ưu tiên đầu tư theo hướng sản phẩm sạch và mạnh dạn trồng các loại cây hoa màu trái vụ nhằm nâng cao giá trị sản xuất, trong đó cây mướp đắng và cây ném được chọn làm cây chủ lực”, chị Sương chia sẻ.

Một vụ trồng ném có thời gian 4 tháng nhưng khi cây ném lên 2 tháng thì đã cho thu hoạch từ ném cây. Giá ném cây đầu vụ lên đến 40.000 đồng/kg, vào vụ giá từ 25.000 - 30.000 đồng/ kg. Hiện tại người dân đang trồng vụ mới, nhưng lại bán sản phẩm ném củ của vụ trước nên giá thành tương đối cao, mỗi cân ném củ có giá từ 110 - 130 ngàn đồng, trừ các chi phí thì phần lãi còn lại mang lại lợi nhuận kinh tế đáng kể cho các hộ dân tham gia trồng ném. Tính trung bình một héc ta ném mỗi mùa thu hoạch đến 70 triệu đồng, lãi hơn hai lần trồng lúa mà công sức bỏ ra ít hơn làm lúa rất nhiều. Cây ném trồng trên đất cát Hải Dương thường thơm hơn ném các nơi khác, cây thân dài mọng nước, lá dài săn chắc, củ ném to giòn, có vị cay nồng vừa là gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn, lại là vị thuốc dân gian rất tốt. Mặt khác, ném là loại cây dễ trồng, ít công chăm sóc và mang lại thu nhập cao nhờ đã có thương hiệu trên thị trường.

Chị Phạm Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hải Dương cho biết, nhờ tham gia dự án trồng ném do Chương trình Hạnh Phúc tạo điều kiện vay vốn nên nhiều hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã cải thiện đời sống, có nguồn thu nhập ổn định. Hiện tại, sản phẩm từ cây ném được thu mua chủ yếu nhờ vào thương lái về tận địa bàn, nhất là đối với ném cây. Riêng ném củ đã được xuất bán ra các thị trường trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế… Chính quyền địa phương đang cùng người dân chú trọng đến các khâu trong sản xuất, sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ để cho ra sản phẩm hữu cơ, sản phẩm ném sạch. “Cây ném được trồng vào tháng 9,10, thu hoạch ném cây vào khoảng tháng 11, 12, tháng 1 năm sau, còn củ thì phải đến tháng 5,6 của năm sau mới đến kỳ thu hoạch được. Hiện nay, đầu ra của sản phẩm ném cây được tiêu thụ rất nhanh, tuy nhiên đối với sản phẩm ném củ thì vẫn chưa ổn định. Vấn đề khó khăn nhất là xã chưa thực hiện được thủ tục truy xuất nguồn gốc cây ném để nâng cao giá trị sản phẩm”, chị Hằng cho biết thêm.

Đầu năm 2018, Hội LHPN xã Hải Dương đã thành lập tổ hợp tác trồng trọt và thu mua nông sản với 54 thành viên tham gia. Đây chính là kênh quan trọng giải quyết vấn đề đầu ra nông sản, nhất là sản phẩm cây ném vốn là nông sản chủ lực của địa phương, giúp các hội viên phụ nữ an tâm đầu tư mở rộng sản xuất.

Thanh Trúc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương
23:19 24/12/2024

Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng ...

Chi hội trưởng phụ nữ làm kinh tế giỏi
22:10 11/10/2023

Chị Đoàn Thị Thu Sương (sinh năm 1977), ở thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng được nhiều người yêu mến, tín nhiệm bởi ngoài là một chi hội trưởng phụ ...

“Quả ngọt” trên vùng cát xã Hải Ba
23:00 01/11/2022

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng là địa phương thuần nông, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào “chân đồng, chân cát” nên đời sống của bà con nhìn chung còn nhiều ...

Vươn lên từ miền cát quê hương
22:25 08/01/2025

Nhiều vùng đất bời bời cát trắng từng được mệnh danh là “miền đất chết” ở huyện Hải Lăng nay đã biến thành những vùng trồng hoa màu xanh mướt mắt. Bằng quyết ...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
3 giờ trước

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững

Chung tay xây dựng nông thôn mới bền vững
4 giờ trước

QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...

Du lịch về miền nông sản sạch

Du lịch về miền nông sản sạch
00:18 06/10/2018

(QT) - Không ngẫu nhiên khi tour du lịch do Dự án Chuỗi giá trị địa phương tổ chức lại thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của nhiều người dân trên địa bàn. Chỉ với 0 đồng, du khách...

Người tiên phong ở bản Tà Lao

Người tiên phong ở bản Tà Lao
23:49 04/10/2018

(QT) - Bây giờ, bản Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông không còn những mái nhà sàn dột nát, nằm giữa hoang vu núi rừng như cách đây mấy chục năm. Thay vào đó là nhiều ngôi nhà...

POWERED BY
Việt Long