{title}
{publish}
{head}
Ngày 8/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 813/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Đông Hà đạt đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị. Khát vọng về một thành phố trẻ năng động, đô thị động lực ở miền Trung, điểm khởi đầu về phía Đông từ Thái Bình Dương kết nối với các nước Lào-Thái Lan-Myanma trên Hành lang kinh tế Đông-Tây sang Ấn Độ Dương đang trở thành hiện thực.
Một góc đô thị xanh thành phố Đông Hà - Ảnh: N.T.H
Trên hành trình phát triển, năm 2018, thành phố Đông Hà vinh dự là một trong 37 thành phố trên toàn thế giới lọt vào vòng chung kết Cuộc thi Thành phố Xanh giai đoạn 2017-2018 do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tổ chức. Đồng thời, thành phố Đông Hà là một trong 23 đô thị được Thủ tướng Chính phủ chọn vào danh mục đô thị thực hiện thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh để rút kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng.
Trong tầm nhìn mới, Đông Hà mang diện mạo của đô thị sinh thái xanh, đô thị thông minh, nơi có các nguồn tài nguyên được quy hoạch sử dụng lâu bền cho người dân. Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2045 đã hoạch định chiến lược và không gian đô thị để xây dựng Đông Hà trở thành một trung tâm phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, là đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, văn hóa, dịch vụ, thương mại, tài chính, du lịch, công nghiệp của tỉnh, trở thành một trong những đô thị động lực trên Hành lang kinh tế Đông-Tây. Hiện tại, thành phố đang tập trung phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh tổ chức rà soát, điều chỉnh để phát triển thành phố theo các tiêu chí đô thị xanh và bền vững.
Thành phố Đông Hà là một trong 23 đô thị được Thủ tướng Chính phủ chọn vào danh mục đô thị thực hiện thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh để rút kinh nghiệm và tổ chức nhân rộng. Trong tầm nhìn mới, Đông Hà mang diện mạo của đô thị sinh thái xanh, đô thị thông minh, nơi có các nguồn tài nguyên được quy hoạch sử dụng lâu bền cho người dân. |
Để huy động vốn đầu tư toàn xã hội và vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị hướng tới đô thị tăng trưởng xanh, thành phố Đông Hà đã chủ động xây dựng danh mục chương trình, dự án kêu gọi đầu tư, vận động khai thác nguồn vốn ODA, chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, như: Phát triển đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (GMS); Dự án Hỗ trợ sinh kế cho các đô thị dọc hành lang tiểu vùng sông Mê Kông (ADB); lập, đề xuất dự án phát triển các đô thị động lực-Tiểu dự án Đông Hà; Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng tới tăng trưởng xanh và ứng phó biến đổi khí hậu (AFD); Dự án thoát nước, thu gom và xử lý nước thải thành phố Đông Hà...
Giai đoạn 2013-2019, thành phố đã huy động tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội hơn 16.000 tỉ đồng, 3 năm 2021-2023 đạt khoảng 19.756 tỉ đồng. Thu ngân sách trên địa bàn bình quân giai đoạn 2021-2023 tăng 31,2%/năm.
Từ các nguồn lực huy động được, thành phố Đông Hà đã chỉ đạo xây dựng khoảng 20 dự án khu đô thị, khu dân cư mới, trong đó ưu tiên thực hiện một số khu đô thị quy mô lớn tạo điểm nhấn kiến trúc, cảnh quan đô thị. Hệ thống hạ tầng xã hội cũng được chú trọng đầu tư, phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống của Nhân dân.
Các công trình hạ tầng xã hội trọng điểm, tạo điểm nhấn về không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị được tập trung đầu tư, như: Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh; Nhà văn hóa trung tâm thành phố Đông Hà; Công viên Fidel; hệ thống các công viên, vườn hoa; bệnh viện và cơ sở y tế.
Các dự án xây dựng chợ đầu mối, chợ trung tâm, chợ Phường 4, chợ đêm Phường 3, các cụm điểm dịch vụ ẩm thực, giải khát dọc sông Thạch Hãn, sông Hiếu và các khách sạn, nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng, làm cho diện mạo thành phố ngày một khang trang, hiện đại, văn minh. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố Đông Hà giảm còn 1,47%; đời sống nhân dân tiếp tục cải thiện và nâng cao.
Cầu dây văng bắc qua sông Hiếu tạo điểm nhấn kiến trúc cho đô thị xanh Đông Hà - Ảnh: N.T.H
Với mục tiêu đến năm 2045, xây dựng thành phố Đông Hà cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I, trở thành đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, phát triển bền vững, quy hoạch chung đô thị Đông Hà sẽ được phát triển theo mô hình, cấu trúc không gian đô thị gồm một trung tâm hiện hữu với ba tuyến, bốn điểm đột phá.
Tuyến trung tâm lấy cảnh quan đô thị sông Hiếu gắn với thương mại - dịch vụ - du lịch; tuyến phía Bắc là hành lang thương mại-dịch vụ, y tế, thể dục thể thao; tuyến phía Nam là hành lang công nghiệp công nghệ cao thân thiện môi trường, kho tàng. Các đột phá của thành phố Đông Hà gồm: Khu thương mại dịch vụ, trung tâm động lực phía Bắc; Khu đô thị sinh thái phía Nam; Khu đô thị thương mại-dịch vụ phía Đông; Khu sinh thái hồ Khe Mây và Trung Chỉ.
Hiện nay, thành phố Đông Hà đang tiếp cận và đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu thành phố Đông Hà, sử dụng vốn do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tài trợ, tổng mức đầu tư dự án hơn 1.152 tỉ đồng.
Dự án có 2 hợp phần, gồm đầu tư xây dựng và hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực. Các hạng mục công trình xanh được triển khai gồm: Xây dựng tuyến kè và kết hợp nạo vét dòng chảy Hói Sòng, dài khoảng 4.690m; xây dựng kè bờ Tây sông Thạch Hãn và bờ Bắc sông Vĩnh Phước, dài khoảng 7.018m; xây dựng tuyến kè và nạo vét dòng chảy hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Trung Chỉ, dài khoảng 1.835m mỗi bên; xây dựng tuyến kè và nạo vét dòng chảy hệ thống thoát nước hạ lưu hồ Khe Mây, dài khoảng 1.710m mỗi bên; nâng cấp hạ tầng Nam sông Hiếu; nâng cấp, cải tạo hạ tầng các khu vực có mức thu nhập thấp, tạo môi trường sống bền vững cho người dân đô thị.
Dự án cũng nhằm nâng cấp hạ tầng các khu dân cư có thu nhập thấp, đầu tư hệ thống thoát nước, thu gom nước thải, hoàn thiện hệ thống giao thông tiểu khu nhằm cải thiện đời sống, điều kiện vệ sinh môi trường, khả năng tiếp cận với các dịch vụ đô thị, cứu hộ cứu nạn.
Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao vị thế, thúc đẩy sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, bền vững, góp phần nâng cao động lực lan tỏa đến hệ thống đô thị của tỉnh và hệ thống đô thị vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
Trên cơ sở Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đến năm 2045 được phê duyệt, thời gian tới thành phố Đông Hà tập trung tranh thủ mọi nguồn lực, tạo sự đột phá trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ gắn với xây dựng đô thị thông minh, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí đô thị loại II. Đông Hà sẽ có sức vươn mới khi kết nối với Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, cảng biển nước sâu Mỹ Thủy, cảng Cửa Việt, cảng hàng không Quảng Trị, cao tốc Bắc - Nam và cao tốc Cam LộLao Bảo, góp phần quan trọng kết nối với các đô thị trong vùng và khu vực để trở thành địa bàn động lực cho sự phát triển của tỉnh trên Hành lang kinh tế Đông-Tây.
Thanh Hải
BTO- Quyết định chấp thuận đầu tư số 2158/QĐ-UBND, ngày 11/12/2024 do Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng ký ban hành đã Quyết định chấp thuận nhà đầu tư đối với Liên danh Công ty...
QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...
QTO - Từ khi thành phố Đông Hà được thành lập vào tháng 8/2009 đến nay, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của thành phố luôn được quan tâm. Nhờ vậy, diện mạo...
QTO - Nhằm giúp người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận tín dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước nhanh nhất, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã...
QTO - Đến nay toàn tỉnh Quảng Trị có hơn 3.400 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký kinh doanh khoảng 70.000 tỉ đồng. Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực...
QTO - Ngày 15/6/2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1234/QĐ-UBND phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2045. Đồ án quy...
QTO - Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ...
QTO - Thời gian qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh đã tiến hành hỗ trợ hội viên nông dân phát triển kinh tế bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, trong đó có...
QTO - Trước đây, dẫu chăm chỉ lao động nhưng cuộc sống của một bộ phận người dân ở huyện Gio Linh vẫn quẩn quanh trong khó nghèo. Từ ngày tham gia xuất...
QTO - Thời gian qua, cán bộ, người dân huyện Đakrông đã có nhiều giải pháp để giảm nghèo bền vững. Nỗ lực ấy đã mang lại những kết quả đáng mừng.
QTO - Nép mình bên dòng sông Hiếu hiền hòa, làng hoa An Lạc (Phường Đông Giang, thành phố Đông Hà) từ lâu đã nức tiếng gần xa với nghề trồng hoa truyền...
QTO - Vào mùa mưa bão, không chỉ nắm bắt thông tin dự báo thời tiết để đưa tàu thuyền về bờ trú tránh, các chủ tàu, thuyền trưởng còn phải biết cách neo...