Cập nhật:  GMT+7

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Trong quá trình phát triển, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết về các lĩnh vực này. Trong đó, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Mới đây, Kết luận số 81-KL/TW, ngày 4/6/2024 của Bộ Chính trị đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động ứng phó với BĐKH, tăng cường tập trung cho công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước; là cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển KT - XH, bảo đảm QP - AN và an sinh xã hội.

Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng, chương trình hành động của cấp ủy và chính quyền các cấp, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được nâng cao. Việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế carbon thấp từng bước được triển khai.

Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

Công tác điều tra cơ bản, đánh giá tiềm năng, trữ lượng các loại tài nguyên được đẩy mạnh; các nguồn lực tài nguyên được quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững hơn. Công tác bảo vệ môi trường được chú trọng, đổi mới mạnh mẽ với chủ trương xuyên suốt không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; từng bước chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa, kiểm soát, phục hồi. Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tiếp tục được đẩy mạnh, diện tích và độ che phủ rừng không ngừng tăng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những hạn chế. Đó là phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng trong ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường chưa được triển khai đồng bộ, toàn diện; cơ sở dữ liệu chưa đảm bảo đồng bộ, liên thông. Hạ tầng thích ứng với BĐKH, phòng chống thiên tai ở nhiều địa phương còn thiếu và yếu.

Nguồn lực đầu tư cho điều tra cơ bản địa chất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, ứng phó với BĐKH và bảo vệ môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên chưa đảm bảo chất lượng. Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn lợi thủy sản và quy hoạch năng lượng tái tạo còn bất cập; tình trạng sạt lở, sụt lún, cháy rừng, ô nhiễm môi trường chưa được khắc phục hiệu quả; hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường chưa đồng bộ; ô nhiễm không khí vẫn còn xảy ra ở một số đô thị. Công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học chưa đạt mục tiêu đề ra...

Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ Chính trị về ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được đề ra, trong đó tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội.

Tập trung cho việc chủ động ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh, carbon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái; hướng đến đạt được mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa carbon. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Coi thích ứng với BĐKH và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” là thách thức, đồng thời cũng là cơ hội để phát triển bền vững.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Triển khai đầy đủ, toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024. Chú trọng hoàn thiện các cơ chế, chính sách về quản lý tổng hợp, điều phối các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực.

Hoàn thiện các quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, đổi mới các công cụ kinh tế, tiếp cận thị trường về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật. Nâng cao vai trò, hiệu quả công tác phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư về ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tập trung nguồn lực giải quyết các nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, suy giảm các hệ sinh thái. Thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong các ngành, lĩnh vực, các vùng, miền. Từng bước giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, chuyển mạnh sang phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Có chính sách thu hút các dự án đầu tư xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên.

Ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với BĐKH, phòng chống thiên tai, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo. Chủ động ứng phó với sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du. Thực hiện giải pháp tổng thể về phòng chống xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún ở vùng đồng bằng. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải nhà kính của từng ngành, lĩnh vực, thiết lập và vận hành hiệu quả thị trường carbon.

Chú trọng nâng cao hiệu quả công tác điều tra cơ bản tài nguyên địa chất, khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên biển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu bảo đảm đồng bộ, liên thông đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Tăng cường biện pháp khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Kiểm soát chặt chẽ, hiệu qủa hoạt động khai thác khoáng sản; thúc đẩy khai thác gắn với chế biến các loại khoáng sản chiến lược; khai thác, sử dụng hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước. Tăng cường trao quyền quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng; mở rộng các khu bảo tồn biển.

Tập trung nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách về môi trường, đặc biệt là xử lý nước thải các khu đô thị, cụm công nghiệp, làng nghề; cải tạo, phục hồi các lưu vực sông, hồ chứa, công trình thủy lợi. Xây dựng hạ tầng phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt; phát triển ngành công nghiệp tái chế; đẩy mạnh xử lý kết hợp thu hồi năng lượng, hạn chế chôn lấp; giảm thiểu rác thải nhựa. Nâng cao chất lượng không khí ở các đô thị, khu vực đông dân cư.

Bảo đảm cung cấp nước sạch cho Nhân dân; bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô; tăng số lượng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; có biện pháp quản lý hiệu quả đa dạng sinh học vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên. Bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật nguy cấp, quy hiếm được ưu tiên bảo vệ...

Phương Minh

Tin liên quan:
  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
    Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì BĐKH đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Các thiệt hại về kinh tế do BĐKH gây ra ngày càng tăng theo nhiệt độ Trái đất, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống của người dân sau mỗi đợt thiên tai. Bởi tác động rất lớn của BĐKH nên cách đây 10 năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 3/6/2013 “về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
    Quản lý, sử dụng nguồn nước hợp lý để thích ứng với biến đổi khí hậu

    Những năm gần đây, nguồn tài nguyên nước của Việt Nam ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến nguồn tài nguyên nước, kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nên đã gây ra khủng hoảng về nước.

  • Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường
    Tăng trưởng xanh để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

    Để thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua việc khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số; phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững; xây dựng lối sống xanh và đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, UBND tỉnh đã có Quyết định số 2746/QĐ - UBND ngày 17/11/2023 về việc ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Trị đến năm 2030.


Phương Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chủ tịch cũng phải làm cụ thể!

Chủ tịch cũng phải làm cụ thể!
2024-11-23 07:55:00

QTO - “...Không, em là lãnh đạo rồi, em không làm những việc cụ thể... cái này phải có cán bộ trình lên em em mới ký, em bây giờ lãnh đạo mà đi làm cái thủ...

Quanh chuyện: Vừa bị hại, vừa bị cáo!

Quanh chuyện: Vừa bị hại, vừa bị cáo!
2024-08-10 05:05:00

QTO - “Chiều nay 27/7, thông tin từ Công an huyện Hải Lăng cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra của đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can,...

Lòng dân và niềm tin

Lòng dân và niềm tin
2024-08-03 05:05:00

QTO - Hình ảnh người dân đứng xếp hàng dọc dài theo những tuyến phố quanh Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội để chờ được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Tránh tiếp tay cho đối tượng lừa đảo

Tránh tiếp tay cho đối tượng lừa đảo
2024-07-27 05:00:00

QTO - Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Đối tượng lừa đảo...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long