{title}
{publish}
{head}
Thời gian gần đây, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới rất tinh vi. Đối tượng lừa đảo thường sử dụng các tài khoản ngân hàng do mua, bán, mượn để thực hiện giao dịch chuyển và nhận tiền của bị hại, sau đó rửa tiền bằng nhiều phương thức khác nhau.
Tòa án nhân dân tỉnh trong những năm qua đã đưa ra xét xử nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng. Mới đây nhất là xét xử vụ lừa đảo do một đối tượng trẻ em thực hiện và hành vi phạm tội của bị cáo bắt đầu ở thời điểm còn là trẻ vị thành niên.
Đối tượng này đã mua 11 tài khoản trên mạng xã hội telegram, facebook, zalo; mượn tài khoản của hai người quen để sử dụng vào mục đích nhận tiền, chuyển tiền lừa đảo, sau đó chiếm đoạt của người khác qua mạng internet.
Trong vụ án này, một trong hai người cho bị cáo sử dụng tài khoản ngân hàng của mình để chuyển số tiền do lừa đảo mà có, sau đó trực tiếp rút tiền về đưa cho bị cáo và được bị cáo cho tiền tiêu xài cá nhân đã phải chịu mức án 2 năm tù treo. Riêng bị cáo bị tuyên án 5 năm tù.
Trên thực tế, có nhiều người cho người khác mượn hoặc nhờ tài khoản để chuyển tiền mà không biết nguồn gốc số tiền cũng như hành vi phạm tội của người đó. Đáng nói là không ít người đang trong độ tuổi học sinh, sinh viên.
Vừa qua, gia đình bà H. ở xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, một phen hốt hoảng khi cán bộ công an tìm về nhà để hỏi thông tin của người cháu nội đã nhập ngũ trước đó không lâu. Làm việc với công an, bà H. mới biết cháu mình đã cho một người quen mượn tài khoản để chuyển tiền lừa đảo chiếm đoạt của người khác.
Mặc dù được giải thích là nếu cháu bà không biết việc người khác sử dụng tài khoản của mình vào mục đích lừa đảo thì không có tội nhưng bà H. vẫn lo lắng, nhất là khi cháu mình vừa nhập ngũ chưa được bao lâu. Tài khoản ngân hàng của người cháu này được mở từ khi mới vào lớp 10 nhưng suốt 3 năm THPT hầu như không sử dụng.
Trên thực tế, hành vi mua, bán, cho thuê, cho mượn tài khoản ngân hàng diễn ra rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng tội phạm liên quan đến lừa đảo, gian lận, đánh bạc... ngày một gia tăng. Hiện nay, việc mở tài khoản ngân hàng rất dễ dàng. Đa số các ngân hàng đều giảm bớt thủ tục hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp người dân trong việc mở tài khoản.
Trong khi đó, nhiều người dân không ý thức được vấn đề bảo mật hay mức độ rủi ro của hành vi bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng không những gặp hệ lụy về mặt pháp lý mà còn liên quan đến tài chính, uy tín và an ninh cá nhân.
Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ phát sinh tội phạm, nhất là tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, đánh bạc, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự. Mặc dù cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo và triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân, tuy nhiên tình trạng này vẫn thường xuyên xảy ra.
Theo quy định của pháp luật, hành vi thuê, cho thuê, mượn, mua bán thông tin từ 1 đến dưới 10 tài khoản thanh toán chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền 40-50 triệu đồng. Các hành vi liên quan đến giao dịch vi phạm pháp luật (ngay cả khi không tham gia trực tiếp vào hoạt động lừa đảo) thì vẫn có thể bị coi là đồng phạm hoặc tiếp tay cho tội phạm, dẫn đến bị điều tra, truy tố.
Theo dõi các phiên tòa xét xử về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng cho thấy, đối tượng lừa đảo không chỉ sử dụng thủ đoạn tinh vi mà còn thay đổi liên tục hình thức lừa đảo khiến nạn nhân rất dễ sập bẫy.
Ngoài việc mua bán trực tuyến, thuê tài khoản ngân hàng từ những người sở hữu với mục đích tạm thời thực hiện các giao dịch trên không gian mạng hay tạo tài khoản giả, các đối tượng còn giả danh nhân viên ngân hàng thực hiện chỉ tiêu của ngành để tìm người đứng tên mở tài khoản. Thậm chí, đối tượng lừa đảo còn đánh cắp danh tính của một số người dùng để thu thập các video quay trực tiếp khuôn mặt của nạn nhân phục vụ cho xác thực điện tử nhằm qua mặt hệ thống ngân hàng.
Quyết định số 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ban hành vào ngày 18/12/2023, chính thức có hiệu lực vào ngày 1/7/2024 được coi là giải pháp làm “sạch” tài khoản, ngăn chặn tình trạng cho thuê, mượn tài khoản. Theo đó, từ 1/7/2024, các giao dịch chuyển tiền qua tài khoản, nạp tiền vào ví điện tử trên 10 triệu đồng/lần; hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, thì lần chuyển tiếp theo trong ngày, người dân phải thực hiện xác thực bằng sinh trắc học.
Vậy nhưng theo khuyến cáo của Ngân hàng Nhà nước, việc áp dụng hình thức này cũng không phải an toàn tuyệt đối vì các đối tượng lừa đảo sẽ nghĩ ra các chiêu trò khác để đối phó. Ví dụ đối tượng lừa đảo có thể thuê người lập tài khoản có xác thực sinh trắc học và thuê những người này thực hiện các giao dịch chuyển tiền. Hoặc đối tượng lừa đảo cũng có thể chia nhỏ số tiền để tránh việc phải xác thực sinh trắc học và vượt hạn mức cho phép trong ngày.
Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật để người dân chủ động nhận biết các hình thức lừa đảo; không tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo như cho thuê tài khoản, nhận chuyển tiền thuê...
Ngoài bảo vệ thông tin cá nhân, người dân cần cẩn trọng trước đề nghị kiếm tiền dễ dàng liên quan đến việc thuê, bán tài khoản ngân hàng. Vì những đề nghị này thường là cái bẫy được giăng bởi các đối tượng lừa đảo.
Nếu phát hiện bất kỳ hoạt động bất thường nào liên quan đến tài khoản ngân hàng của mình, phải báo ngay cho ngân hàng, cơ quan chức năng để xử lý và ngăn chặn kịp thời trước khi hậu quả xảy ra.
Hoài Nam
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Càng gần đến tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, tình hình buôn bán pháo lậu trên địa bàn Quảng Trị càng diễn biến phức tạp. Và tại không ít khu dân cư,...
QTO - UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các chuyên gia để tham vấn lựa chọn 1 di sản văn hóa của tỉnh đưa vào...
QTO - Phát biểu tại phiên họp lần thứ 8 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng...
QTO - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 là kỳ thi cuối cùng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006, cũng là dấu mốc khép lại một giai đoạn giáo dục (từ...
QTO - Tính đến ngày 30/6/2024, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 của tỉnh khoảng 709,22 tỉ đồng, đạt 30,15% kế hoạch Thủ tướng Chính...
QTO - Trẻ em với tư cách là những công dân nhỏ tuổi của đất nước, được xếp vào đối tượng đặc thù, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ trong quá trình thực...
QTO - Từ “Lễ hội vì hòa bình” đến “Thành phố hòa bình”
QTO - Từ ngày 1/7/2024, Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 26/12/2023 của Ngân hàng Nhà nước (Quyết định 2345) về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật...
QTO - Mục tiêu tổng quát được đề ra trong Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh...
QTO - Cùng với nhiều quy định mới được ban hành nhằm đảm bảo an toàn giao thông, mới đây, Luật Trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường bộ đã được Quốc hội...
QTO - Khái niệm chuyển đổi số đã dần trở nên phổ biến, tuy nhiên, có một thực tế là còn không ít người vẫn chưa hiểu được thực chất của chuyển đổi số là...