
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Tổng thống Mỹ lên tiếng cảnh báo đồng thời cũng đưa ra lựa chọn xuống thang căng thẳng, thông qua các kênh ngoại giao với Mỹ và các nước châu Âu khác.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 7/12 đã công khai cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin không được xâm lược Ukraine cùng nỗ lực giảm căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Các quan chức Mỹ cho biết, Tổng thống Biden đã cảnh báo rằng, Nga sẽ phải hứng chịu các hậu quả kinh tế nếu phát động tấn công quân sự Ukraine, đồng thời cũng đưa ra lựa chọn xuống thang căng thẳng thông qua các kênh ngoại giao với Mỹ và các nước châu Âu khác.
Theo Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan, Tổng thống Biden cho biết Mỹ sẽ gửi thêm viện trợ quốc phòng cho Ukraine, bổ sung năng lực và có thể cả binh sỹ Mỹ tới sườn phía Đông của NATO nếu Nga xâm lược Ukraine.
Căng thẳng gia tăng ở Đông Âu là một thách thức chính sách đối ngoại lớn mới nhất đối với Tổng thống Biden, đặc biệt là sau khi uy tín trong nước và quốc tế của ông chủ Nhà Trắng phần nào đã bị ảnh hưởng, sau vụ rút quân lộn xộn khỏi cuộc xung đột kéo dài 20 năm ở Afghanistan.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh tại biệt thự La Grange, Geneva, Thụy Sĩ ngày 16/6/2021 - Ảnh: REUTERS
Các nhà lập pháp Mỹ cũng đã thống nhất ủng hộ Ukraine trước một cuộc xâm lược của Nga, đây là một trong những lần hiếm hoi các Nghị sỹ hai đảng đạt được đồng thuận trong một vấn đề. Thượng nghị sỹ Cộng hòa James Risch, thành viên cấp cao của Ủy ban đối ngoại Thượng viện ngày 7/12 cảnh báo rằng, một cuộc tấn công của Nga chống lại Ukraine sẽ kích hoạt các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ từ quốc hội Mỹ. Trong khi đó, Thượng nghị sỹ Dân chủ Jeanne Shaheen nhấn mạnh: “Tổng thống Putin cần biết rằng Mỹ, trong cả hai đảng, thống nhất bác bỏ các hành động của ông ta và đã sẵn sàng đáp trả”.
Hiện chưa rõ Tổng thống Putin có lùi bước trước lời kêu gọi của Tổng thống Biden hay không? Giới chức cả hai nước cũng không đưa ra đảm bảo hay dự đoán về các hành động tiếp theo của Tổng thống Putin. Nga đã tăng cường hàng chục nghìn quân ở biên giới với Ukraine. Động thái này được so sánh với hành động của Nga khi nước này tấn công và sau đó sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.
Trong cuộc phỏng vấn với tờ Wall Street Journal ngày 7/12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng: “Chúng ta sẽ thấy các động thái thực sự trong những ngày và tuần tới. Chúng tôi hy vọng Nga sẽ không có các bước gây hấn nào nữa đối với Ukraine”. Nga đã yêu cầu một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý, rằng NATO sẽ không mở rộng về phía Đông bao gồm Ukraine, một viễn cảnh nhận được sự ủng hộ của giới chức Mỹ và châu Âu.
Theo thông tin từ điện Kremlin về cuộc gặp trực tuyến ngày 7/12, Tổng thống Putin đã cáo buộc NATO đang có những nỗ lực nguy hiểm nhằm chinh phục lãnh thổ Ukraine và tăng cường khả năng quân sự ở biên giới với Nga.
Nhà Trắng tới nay đã từ chối nêu rõ các lệnh trừng phạt kinh tế có thể được áp dụng đối với Nga, nếu nước này tấn công Ukraine và cho biết, các chi tiết cụ thể sẽ được thảo luận trong các cuộc nói chuyện riêng với các quan chức Nga.
Trước cuộc gặp ngày 7/12, giới chuyên gia cho rằng, Tổng thống Biden cần công khai nêu rõ các hậu quả của một cuộc xâm lược Ukraine nhằm tránh một cuộc khủng hoảng quân sự. Một trong những lựa chọn được cho là đã được nêu ra đó là đưa Nga ra khỏi hệ thống ngân hàng SWIFT, điều có thể trừng phạt Nga một cách nặng nề nhưng đồng thời cũng gây gián đạn cho các đồng minh châu Âu khác của Mỹ.
Một vấn đề nữa đó là đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 do Nga kiểm soát vốn được xây dựng nhằm vận chuyển khí ga tự nhiên trực tiếp từ Nga tới Đức. Dự án này cần có sự xác nhận của chính phủ Đức trước khi được phép hoạt động và các quan chức chính phủ và các nhà lập pháp của cả hai đảng đều cho rằng, việc Nga tấn công Ukraine sẽ là cơ sở để trì hoãn việc xác nhận dự án này.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chính trị Victoria Nuland cho rằng, dự án này sẽ không ảnh hưởng tới việc Tổng thống Putin quyết định có tấn công Ukraine hay không. “Tôi tin rằng Tổng thống Putin sẽ đưa ra quyết định của mình về Ukraine bất kể điều gì sẽ xảy ra với dự án Dòng chảy phương Bắc 2. Tôi tin rằng ông ta muốn được kiểm soát Ukraine”, bà Nuland nói.
Khi được hỏi liệu chính quyền Biden liệu có kêu gọi Đức đe dọa rút lại ủng hộ cho dự án này hay không? Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan chỉ cho biết, các quan chức Mỹ đã thảo luận với chính quyền Đức mãn nhiệm và sắp tới về vấn đề của Dòng chảy phương Bắc trong bối cảnh một cuộc xâm lược tiềm tàng. Ông Sullivan cũng bổ sung thêm rằng “đây là một vấn đề được ưu tiên lớn của chính quyền Bien”.
Tùy viên quân sự Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine (giữa) đến vùng chiến sự Donetsk ngày 19/11/2021. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Mỹ lâu nay luôn phản đối dự án này nhưng chính quyền Biden đã tạm trì hoãn các biện pháp trừng phạt, như một phần của thỏa thuận đã đạt được hồi tháng 7 với Đức, nước ủng hộ dự án này. Theo thỏa thuận này, Đức đồng ý thực hiện các bước cụ thể bao gồm áp đặt trừng phạt nếu Nga tiến hành các hàng động gây hấn chống lại Ukraine. Thượng nghị sỹ Cộng hòa James Risch, thành viên cấp cao của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ cho biết, phía Đức đã tuyên bố rằng, Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ bị đóng nếu Ukraine bị xâm lược.
Chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden đã vấp phải sự hoài nghi, sau vụ rút quân khỏi Afghanistan và Nhà Trắng hiện đang điều phối các động thái của mình cùng với các đồng minh châu Âu trong vấn đề liên quan tới Ukraine. Trong vòng 2 ngày, Tổng thống Biden đã có các cuộc điện đàm riêng rẽ với lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Italy và Anh nhằm thảo luận việc Nga gây hấn với Ukraine.
Tổng thống Biden cũng dự kiến sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9/12. Trong cuộc điện đàm hồi đầu tuần với Tổng thống Ukraine, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhắc lại sự ủng hộ không đổi đối với chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trước một cuộc xâm lược của Nga./.
Phạm Huân/VOV-Washington
(Tin Tức) - Trong hơn hai thập kỷ, nhiệm kỳ chính trị của Tổng thống Putin đan xen với chính quyền của 5 nhà lãnh đạo Mỹ, mỗi người đều đưa ra những chính sách ...
Để tránh nguy cơ đối đầu tàn khốc, giới quan sát kỳ vọng một thỏa thuận ngầm có thể ngăn chặn leo thang căng thẳng hai bên.
(TG&VN) - Các bộ trưởng ngoại giao thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và nhiều khách mời đang ‘tụ hội’ ở New Delhi ...
VOV.VN - Ngày 18/10, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto kêu gọi duy trì đối thoại với Nga, để ngăn chặn căng thẳng leo thang ở Ukraine.
VOV.VN - Mỹ thả tự do cho công dân Nga Viktor Bout, đổi lại Nga cũng phóng thích ngôi sao bóng rổ nữ Mỹ Brittney Griner. Đây được đánh giá là điểm sáng hiếm ...
Ông Putin nhận định các nhà lãnh đạo châu Âu đang bị ràng buộc bởi các cam kết trước đó với Kiev, trong khi Moscow vẫn duy trì thái độ cởi mở đối với hợp tác ...
Căng thăng Nga - Mỹ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang các tài sản trú ẩn an toàn, phản ánh lo lắng về nguy cơ xảy ra xung đột địa chính trị.
(Tin Tức) - Mức độ bất đồng trong quan hệ Mỹ - Trung cho thấy những khó khăn trong việc kiềm chế căng thẳng.
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
VOV.VN - Mỹ và EU ngày càng tìm được nhiều điểm giao nhau về lập trường trước điều mà hai bên cho là mối đe dọa từ Trung Quốc, làm sâu sắc thêm xu hướng dịch chuyển cán cân...
VOV.VN - Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 7/12 đã họp và thảo luận Báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn Filippo Grandi về tình hình người tị nạn trên khắp toàn cầu.
VOV.VN - Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ ngày 7/12 đã công bố Sáng kiến tiếp cận vaccine toàn cầu nhằm giúp giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa Covid-19...
(Tin Tức) - Tối 6/12 tại New Delhi, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khẳng định mối quan hệ Ấn Độ - Nga là một mô hình độc đáo và...
VOV.VN - Ngày 6/12 (giờ địa phương), Mỹ thông báo sẽ không cử các quan chức chính phủ tới Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh nhằm phản đối các hoạt động liên quan tới nhân...
(ND) - Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Iran cho rằng, việc Mỹ lưỡng lự dỡ bỏ tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Tehran là rào cản chính đối với nỗ lực hồi sinh thỏa thuận...