
{title}
{publish}
{head}
QĐND - Chỉ hơn hai tháng sau khi tiếp đón Thủ tướng I-xra-en B.Nê-ta-ni-a-hu (Benjamin Netanyahu ), ngày 3-5 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm (Donald Trump) đã tiếp người đồng cấp Pa-le-xtin, M.Áp-bát (Mahmoud Abbas).
Theo tờ Washington Post, phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm khẳng định quyết tâm mang lại hòa bình cho người dân I-xra-en và Pa-le-xtin. Ông cam kết sẽ nỗ lực tham gia với vai trò là “trung gian, trọng tài hoặc điều phối” để xúc tiến đạt được một thỏa thuận hòa bình lâu dài giữa Pa-le-xtin và I-xra-en. “Tôi cam kết hợp tác với người dân I-xra-en và Pa-le-xtin nhằm đạt một thỏa thuận, nhưng bất cứ thỏa thuận nào cũng không thể do Mỹ hay nước nào khác áp đặt. Chính người dân Pa-le-xtin và I-xra-en phải hợp tác với nhau nhằm đạt một thỏa thuận, theo đó cho phép người dân hai nước được sống trong thịnh vượng và hòa bình”, Washington Post dẫn lời Tổng thống Mỹ Đ.Trăm. Ông chủ Nhà Trắng cũng cho biết, từ trước tới nay, ông vẫn nghe thấy nhiều người cho rằng việc đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa Pa-le-xtin và I-xra-en là “khó nhất”. “Hãy xem liệu chúng ta có thể chứng mình rằng họ đã sai hay không”, Tổng thống Đ.Trăm nói. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng nhấn mạnh các bên cần phải tìm cách ngăn chặn mọi hoạt động kích động bạo lực và thù hận. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng tin Reuters hồi tuần trước, Tổng thống Đ.Trăm cũng khẳng định muốn “nhìn thấy hòa bình giữa người dân Pa-le-xtin và I-xra-en” và “không có lý do gì để không có hòa bình ở đây cả”.
Tổng thống Mỹ Đ.Trăm và người đồng cấp Pa-le-xtin M.Áp-bát tại Nhà Trắng hôm 3-5. Ảnh: VOA News
Về phần mình, trong khi cho rằng đã tồn tại sự thù hận như Tổng thống Mỹ đề cập, Tổng thống Pa-le-xtin M.Áp-bát bày tỏ hy vọng “về lâu dài sẽ không còn sự thù hận đó”. Ông M.Áp-bát hoan nghênh việc Tổng thống Đ.Trăm nhận trách nhiệm là người đóng vai trò kết nối trung gian trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Trung Đông, bày tỏ hy vọng về việc đạt được hòa bình trong bối cảnh Tổng thống Đ.Trăm cam kết đóng góp vào tiến trình hòa bình. Tổng thống M.Áp-bát nhấn mạnh lựa chọn mang tính chiến lược của Pa-le-xtin là mang lại hòa bình dựa trên giải pháp hai nhà nước theo đường biên giới năm 1967: “Đó là một nhà nước Pa-le-xtin với thủ đô tại Đông Giê-ru-xa-lem, sống trong hòa bình và ổn định với nhà nước I-xra-en theo đường biên giới năm 1967”. Theo nhà lãnh đạo Pa-le-xtin, một thỏa thuận hòa bình dựa trên giải pháp hai nhà nước sẽ giúp ích trong cuộc chiến chống khủng bố. Ông M.Áp-bát tin tưởng rằng, Pa-le-xtin và I-xra-en có thể giải quyết vấn đề tù nhân và người tị nạn mà ông gọi là “sự thống khổ của người dân chúng tôi”. Tổng thống M.Áp-bát cũng khẳng định đã đến lúc I-xra-en nên ngừng mọi hoạt động chiếm đóng lãnh thổ của người dân Pa-le-xtin.
Mặc dù cuộc gặp đầu tiên giữa Tổng thống M.Áp-bát và người đồng cấp Mỹ đã khiến ông cảm thấy hy vọng, song nhà lãnh đạo Pa-le-xtin cũng thừa nhận với báo giới rằng, hai bên vẫn chưa đi vào thảo luận chi tiết vấn đề. "Cho đến bây giờ, chúng tôi đã không thảo luận về một cơ chế nhưng liên lạc giữa chúng tôi và người Mỹ đã bắt đầu và sẽ tiếp tục", AP dẫn lời ông M.Áp-bát cho biết.
Kể từ khi nước Mỹ chính thức có Tổng thống mới hồi đầu năm nay, phía Pa-le-xtin đã nhiều lần kêu gọi Oa-sinh-tơn thể hiện vai trò trong giải quyết một trong những cuộc xung đột dai dẳng nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, trước cuộc gặp hôm 3-5, Tổng thống Mỹ Đ.Trăm và người đồng cấp Pa-le-xtin M.Áp-bát mới chỉ có một cuộc điện đàm ngắn hồi tháng 3 vừa qua. Trong cuộc điện đàm này, Tổng thống M.Áp-bát đã được Tổng thống Đ.Trăm mời đến Nhà Trắng và chính quyền Pa-le-xtin khẳng định "sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Đ.Trăm và chính quyền I-xra-en để nối lại đàm phán nếu người I-xra-en cũng sẵn sàng".
Dư luận tại Mỹ và Trung Đông hiện vẫn còn hoài nghi về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình Trung Đông, vốn bị đình trệ từ năm 2014. Giáo sư G.Gen-vin (James Gelvin) tại Đại học California cho rằng, Tổng thống Đ.Trăm vẫn sẽ “chịu chung số phận” như những người tiền nhiệm. “Khi lên cầm quyền, tổng thống nào cũng nghĩ rằng mình có khả năng đem lại một thỏa thuận hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin. Rốt cuộc ai cũng thất bại, để rồi họ lại chuyển sự chú ý sang những vấn đề được cho là cấp bách hơn. Mọi chuyện có lẽ cũng sẽ như vậy mà thôi”, Giáo sư G.Gen-vin nhận định với tờ Washington Post. Trong khi đó, chuyên gia Đ.Rốt-xơ (Dennis A.Ross) tại Viện nghiên cứu về Chính sách Cận Đông tại Oa-sinh-tơn cho rằng, mặc dù chưa thấy được kết quả cụ thể từ cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Đ.Trăm và người đồng cấp Pa-le-xtin M.Áp-bát, song cuộc gặp trên có thể là nền tảng cho các bước tiến tiếp theo: “Không thể giải quyết cuộc xung đột ngay bây giờ. Bất đồng giữa I-xra-en và Pa-le-xtin là quá lớn. Tuy nhiên, phá vỡ bế tắc hiện nay là có thể. Theo tôi, một khả năng như vậy là hoàn toàn có thể”.
HOÀNG VŨ
QTO - Châu Âu đang đối mặt cuộc khủng hoảng nhân lực y tế khi hàng triệu y tá nghỉ hưu, trong khi người trẻ không muốn gia nhập ngành. Bulgaria là điểm...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
(VnMedia) - Một thượng nghị sĩ cấp cao của Nga cho rằng, dự luật mới của Mỹ cho phép Hải quân nước này thực thi các biện pháp trừng phạt quốc tế với Triều Tiên thông qua việc...
(Tin Tức) - Washington sẽ không dịu bớt lập trường về vấn đề Biển Đông nhằm giành được sự ủng hộ của Trung Quốc trong việc làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.
(Tin Tức) - Trong bối cảnh cuộc chiến ở Syria nhùng nhằng không lối thoát, đã xuất hiện hai diễn biến mới, một “úp mở”, một hữu hình, có thể được coi là hai diễn biến mới trên...
(Tin Tức) - Trưa 7/5 (theo giờ Hà Nội), cử tri Pháp chính thức bước vào cuộc bỏ phiếu vòng 2, cũng là vòng quyết định để chọn ra tổng thống mới lãnh đạo nước Pháp 5 năm tới.
(NĐT) - Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cho phép Washington kiểm soát các cảng ở Viễn Đông nước Nga. Thượng viện Nga cảnh báo, đây là hành động tuyên chiến và vi phạm luật phát quốc tế.
(Tin Tức) - Bộ Quốc phòng Nga ngày 5/5 cho biết thỏa thuận về các vùng an toàn tại Syria sẽ có hiệu lực từ đêm 5/5, tuy nhiên không quân Nga sẽ tiếp tục tấn công tổ chức Nhà...
(NĐT) - Đứng trước nguy cơ bị Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu dầu mỏ, nhưng Triều Tiên vẫn có thể còn lối thoát nhờ vào những chuyến tàu từ Nga trở về?
(PN) - Đại diện phái đoàn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hôm nay ký một biên bản ghi nhớ chấp thuận việc thiết lập các vùng an toàn ở miền bắc, trung và miền nam Syria.
(ĐT) - Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam kiên quyết phản đối và bác bỏ quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông của Trung Quốc.
VietTimes -- NATO - liên minh quân sự thành công nhất trong lịch sử hiện đang đang phải đối phó với ba lỗ hổng không chỉ đơn thuần về mặt cơ học, hãng thông tấn Mỹ UPI nhận định.