Cập nhật:  GMT+7

Cô hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, giáo viên vùng khó

Nhiều năm công tác trên địa bàn vùng khó nên cô giáo Nguyễn Thị Thuận luôn thấu hiểu sự vất vả của học sinh, giáo viên. Chính vì thế, dù mới chuyển về đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận, xã Thuận, huyện Hướng Hóa từ tháng 1/2023 nhưng cô Thuận đã có hoạt động thiết thực giúp đỡ giáo viên gặp khó khăn và quyết tâm thực hiện mô hình “Bán trú dân đưa cơm” và “Nồi canh yêu thương” nhằm giúp đường đến trường của học sinh vơi bớt nhọc nhằn.

Cô hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, giáo viên vùng khó

Cô Nguyễn Thị Thuận cùng đại diện Đồn Biên phòng Thuận và các tổ chức, cá nhân hảo tâm trao quà cho học sinh -Ảnh: TRẦN TUYỀN

Trường Tiểu học Thuận hiện có 22 lớp với 441 học sinh; trong đó hầu hết là học sinh người dân tộc Vân Kiều. Ngoài điểm chính, trường có 3 điểm trường lẻ tại Bản 1, Bản 2, Bản 4. Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh bậc tiểu học phải học 2 buổi mỗi ngày. Trong khi đó, xã Thuận có địa bàn trải rộng nên một số học sinh đã nghỉ học giữa chừng vì điều kiện đi lại khó khăn.

Nắm bắt tình hình này, cô Thuận liền kết nối, kêu gọi bạn bè và các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ 100 thùng mì ăn liền để học sinh nhỏ tuổi được ở lại ăn trưa tại trường. Đầu tháng 3/2023, cô Thuận bàn bạc ban giám hiệu nhà trường để triển khai mô hình “Bán trú dân đưa cơm”.

“Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để giải thích, tuyên truyền, vận động phụ huynh hiểu và đồng ý nấu cơm tại nhà cho con mang theo đi học để ăn trưa. Sau khi ăn trưa xong, học sinh sẽ nghỉ ngơi, ngủ trưa tại trường để học tiếp buổi chiều”, cô Thuận nói.

Đầu tháng 9/2023, cô Thuận tiếp tục phối hợp với Đồn Biên phòng Thuận kết nối, kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí để triển khai mô hình “Nồi canh yêu thương”. Tổng kinh phí nhà trường được hỗ trợ cho cả năm học trên 67 triệu đồng.

Từ khi có mô hình này, phụ huynh nấu cơm cho các con mang đến lớp, nhà trường sẽ nấu canh, bổ sung vào bữa ăn cho các cháu. Mỗi ngày có 2 phụ huynh đến trường nấu canh cho các con trên tinh thần tự nguyện. Nhà trường và Đồn Biên phòng Thuận cũng sắp xếp, bố trí cán bộ, giáo viên hỗ trợ phụ huynh.

Sau khi học sinh ăn xong, các thành viên trong ban giám hiệu sẽ luân phiên nhau mỗi ngày một người trông nom giấc ngủ cho các em. Nhờ vậy, 117 học sinh của 4 lớp 1, 2 đã được “ăn no ngủ kỹ” tại trường. Chị Hồ Thị Đai, mẹ của em Hồ Minh Thăm (lớp 2A), trú thôn Úp Ly, xã Thuận cho hay: “Nhà tôi cách trường 3 km.

Từ khi nhà trường triển khai mô hình “Bán trú dân đưa cơm” và “Nồi canh yêu thương” phụ huynh và học sinh đều đỡ vất vả hơn. Các con được ăn ngủ đúng giờ, đảm bảo sức khỏe để học hành. Thấy các con được ăn ngon, ngủ ngoan tại trường, chúng tôi rất yên tâm. Tôi cùng nhiều phụ huynh khác đã tự nguyện đến trường nấu canh cho các con”.

Trước thực tế nhiều học sinh dùng túi ni lông để mang cơm đến lớp, cô Thuận đã kêu gọi bạn bè hỗ trợ 50 hộp nhựa đựng cơm cho các cháu sử dụng. Không những thế, với mong muốn học sinh có giấc ngủ ngon, cô Thuận tiếp tục kết nối các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm sạp gỗ và gối. Hiện, cô Thuận đang tích cực kêu gọi hỗ trợ chăn ấm cho học sinh của mình.

“Thời gian qua, mô hình “Bán trú dân đưa cơm” và “Nồi canh yêu thương” đã nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ từ các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng Thuận và phụ huynh. Nhà trường đang xây dựng nhà bếp từ kinh phí do các nhà hảo tâm hỗ trợ. Sau khi nhà bếp này hoàn thành, đưa vào sử dụng, phụ huynh và giáo viên sẽ có nơi nấu ăn cho các cháu đảm bảo hơn”, cô Thuận chia sẻ.

Cách đây vài năm, thầy giáo Hồ Văn Hiếu (sinh năm 1989), ở thôn Bản 1, xã Thuận không may gặp tai nạn giao thông. Sau vụ tai nạn, gia đình phải xoay xở, vay mượn khắp nơi để chữa trị cho thầy. Thầy Hiếu là trụ cột chính, vợ chưa có công việc ổn định trong khi còn phải nuôi 2 con nhỏ. Thời gian điều trị kéo dài, kèm theo số tiền quá lớn nên gia đình thầy Hiếu gặp nhiều khó khăn. Ngôi nhà sàn cũ kỹ, rộng chưa đầy 20 m2 được thưng bằng ván gỗ hư hỏng đã lâu, không che nổi nắng mưa bất chợt nơi miền sơn cước nhưng thầy Hiếu không có điều kiện để sửa sang.

Sau khi về công tác tại Trường Tiểu học Thuận, cô Thuận tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình thầy Hiếu. Qua bàn bạc, thống nhất với ban giám hiệu nhà trường, cô Thuận đã kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ gà, dê để gia đình thầy có thêm sinh kế. Tiếp đó, hỗ trợ 20 kg gạo mỗi tháng cho 2 con nhỏ của thầy.

Tháng 7/2023, cô Thuận kết nối, vận động được trên 100 triệu đồng để xây dựng nhà mới cho thầy Hiếu. Ngôi nhà sàn được xây dựng bằng bê tông, cốt thép, diện tích khoảng 40 m2 hiện đã hoàn thành như một món quà ý nghĩa dành cho người thầy luôn tận tụy với nghề. Ngoài ra, nhà trường cũng tạo điều kiện để thầy Hiếu được dạy học gần nhà.

“Được nhà trường và cô Thuận quan tâm giúp đỡ, tôi rất cảm kích. Đây có thể nói là ngôi nhà mơ ước của gia đình tôi. Từ nay, tôi yên tâm công tác và nuôi dạy, chăm sóc các con được tốt hơn”, thầy Hiếu chia sẻ.

Trần Tuyền

Tin liên quan:
  • Cô hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, giáo viên vùng khó
    Thầy hiệu trưởng hết lòng với học sinh vùng khó

    Dù đang là thời gian nghỉ hè nhưng thầy giáo Nguyễn Văn Thông (sinh năm 1977), Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh), vẫn miệt mài bám bản, bám trường, xây dựng kế hoạch cho năm học mới. 7 năm lên vùng miền núi khó khăn công tác, thầy mong muốn tiếp tục góp sức, phấn đấu xây dựng Trường PTDT bán trú Tiểu học Vĩnh Ô đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 vào năm 2023. Đồng bào Vân Kiều nơi đây luôn dành tình cảm đặc biệt cho thầy hiệu trưởng người Kinh luôn hết lòng vì sự học ...

  • Cô hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, giáo viên vùng khó
    Những giáo viên tình nguyện hết lòng vì học sinh vùng cao

    Bước vào năm học mới 2022 - 2023, ngay khi có thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo về tình trạng thiếu giáo viên ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh, nhiều giáo viên đã tình nguyện “tăng cường” đến các trường học trên địa bàn huyện Hướng Hóa để chia sẻ khó khăn với ngành. Trong số này, có tấm lòng, tình cảm và trách nhiệm nghề nghiệp của hai thầy giáo đến từ Trường THPT Vĩnh Định, huyện Triệu Phong.


Trần Tuyền

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nguy cơ gia tăng bệnh hen phế quản khi trời rét

Nguy cơ gia tăng bệnh hen phế quản khi trời rét
2023-12-09 06:15:00

QTO - Ghi nhận tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh trong những ngày gần đây cho thấy có sự gia tăng đáng kể số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về hô hấp....

Khó khăn chất chồng

Khó khăn chất chồng
2023-12-09 06:10:00

QTO - Vợ mất, một mình anh Lê Phước Thình (sinh năm 1976), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 1, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, vừa là lao động chính trong nhà,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long