Cập nhật:  GMT+7

Tiếp tục xây dựng mô hình “Công dân học tập”

Sau một thời gian thực hiện Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 3/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” (gọi tắt là Chương trình 677), đến nay, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Mô hình “Công dân học tập” đã tạo ra sự lan tỏa mạnh mẽ và góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương.

Tiếp tục xây dựng mô hình “Công dân học tập”

Nhờ năng lực tự học, học tập suốt đời nên ông Phùng Thế Oanh ở xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh đã cải tiến thành công máy cày thành máy làm đất đa năng đem lại hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp -Ảnh: N.B

Mục tiêu chung của chương trình là thúc đẩy việc học tập suốt đời để người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả...

Trên cơ sở hình thành mô hình “Công dân học tập” nhằm khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập vững mạnh.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 677, Hội Khuyến học Việt Nam đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn cấp tỉnh hội về việc triển khai chương trình này. Trên cơ sở đó, các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh tích cực tham mưu UBND cùng cấp triển khai thực hiện Chương trình 677.

Hội Khuyến học tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND ngày 2/8/2022 về thực hiện Chương trình 677; ban hành Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 19/6/2023 về thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” và Chương trình 677.

Bên cạnh đó, Hội Khuyến học tỉnh cùng hội khuyến học cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền về tầm quan trọng, ý nghĩa của các mô hình học tập, trong đó có mô hình “Công dân học tập” và tập huấn, hướng dẫn việc sử dụng bộ công cụ phần mềm đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” cho cán bộ khuyến học các cấp.

Đến nay, toàn tỉnh có 2.334 công dân đăng ký thành công tài khoản phần mềm công dân học tập; các đơn vị tham gia tập huấn đều đã đăng ký mã chi hội khuyến học để cấp cho hội viên trong chi hội. Nhiều địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện xây dựng mô hình “Công dân học tập” một cách bài bản, hiệu quả cao.

Tại huyện Triệu Phong, mô hình “Công dân học tập” bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực, nhiều địa phương như: thị trấn Ái Tử, các xã: Triệu Giang, Triệu Thành, Triệu Ái trở thành điểm sáng trong thực hiện mô hình này. Đến cuối 2023, toàn huyện Cam Lộ có 8 xã, thị trấn triển khai phần mềm “Công dân học tập” và 930 người tham gia thí điểm mô hình “Công dân học tập”, trong đó có 794 người được công nhận danh hiệu “Công dân học tập”, đạt tỉ lệ 85%/ số người tham gia thí điểm.

Hướng Hóa là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, công tác khuyến học, khuyến tài luôn được quan tâm, các mô hình học tập được triển khai rộng khắp đến tận thôn, bản. Toàn huyện có hơn 9.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các xã, thị trấn đăng ký mô hình “Công dân học tập”, trong đó có 237 người đạt danh hiệu “Công dân học tập”.

Bên cạnh đó, cấp ủy đảng và chính quyền nhiều xã, thị trấn đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn. Ở xã Xy đã lồng ghép triển khai mô hình “Công dân học tập” rộng khắp trên địa bàn toàn xã và ngày càng xuất hiện nhiều thôn điển hình trong xây dựng mô hình này như: thôn Troan Ra Leo và Ra Po.

Tuy vậy, việc xây dựng mô hình “Công dân học tập” ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc như: việc tổ chức tập huấn, đánh giá mô hình “Công dân học tập” bị chậm lại so với kế hoạch; công tác triển khai đánh giá theo các tiêu chí về “Công dân học tập” trên phần mềm còn nhiều khó khăn, tỉ lệ tham gia thấp.

Cán bộ khuyến học ở một số xã là người lớn tuổi, kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ hạn chế; số lượng máy tính cũng như điện thoại thông minh trong hội viên, đặc biệt là ở vùng nông thôn còn ít nên đã ảnh hưởng đến việc tập huấn, triển khai, đánh giá, xếp loại, tổng hợp số liệu liên quan đến mô hình “Công dân học tập”.

Việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo theo Bộ tiêu chí xây dựng mô hình công dân học tập tại Quyết định số 244/QĐ-KHVN của Hội Khuyến học Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, việc bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình 677 ở nhiều địa phương còn hạn chế nên tiến độ triển khai thực hiện, đặc biệt là những nội dung công việc phải thực hiện trên diện rộng như: đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”, cùng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” gặp nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ khó khăn và tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình 677 trong thời gian tới, Hội Khuyến học tỉnh tập trung công tác tuyên truyền, tập huấn, kiểm tra, đánh giá và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả của mô hình “Công dân học tập” trên toàn tỉnh.

Đồng thời, đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo cũng như bố trí kinh phí để triển khai tổ chức thực hiện Chương trình 677 và Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị giai đoạn 2021 - 2030”.

Đặc biệt, quan tâm chỉ đạo và bố trí nguồn nhân lực, vật lực và kinh phí để tổ chức và triển khai bộ công cụ phần mềm đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” đại trà tại địa bàn các khu dân cư.

Phú Hải

Tin liên quan:
  • Tiếp tục xây dựng mô hình “Công dân học tập”
    Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các mô hình học tập

    Sáng nay 29/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị” và Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” (gọi tắt là Ban chỉ đạo) Hoàng Nam chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo nhằm đánh giá kết quả đạt được trong xây dựng các mô hình học tập và triển khai nhiệm vụ những tháng còn lại năm 2023.

  • Tiếp tục xây dựng mô hình “Công dân học tập”
    Triển khai xây dựng mô hình “Công dân học tập”

    Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng và nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”, Hội Khuyến học tỉnh đang triển khai thí điểm xây dựng mô hình “Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.


Phú Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Góp thêm màu xanh cho quê hương

Góp thêm màu xanh cho quê hương
2024-02-29 05:40:00

QTO - Từ sự tuyên truyền, vận động của các cấp bộ đoàn, thời gian qua, tuổi trẻ Quảng Trị đã tích cực vào cuộc, thực hiện chỉ tiêu hằng năm là mỗi đoàn...

Cần giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh

Cần giáo dục giá trị hòa bình cho học sinh
2024-02-28 05:19:00

QTO - Trong bối cảnh an ninh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, để bảo vệ hòa bình cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân và...

Nỗ lực xây dựng trường học văn minh

Nỗ lực xây dựng trường học văn minh
2024-02-27 05:50:00

QTO - Sau thời gian triển khai, mô hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện, không tệ nạn xã hội” tại các trường học trên địa bàn tỉnh đang phát huy...

Nỗ lực để hài lòng người bệnh

Nỗ lực để hài lòng người bệnh
2024-02-27 05:30:00

QTO - Khắc ghi lời Bác Hồ dạy “Lương y như từ mẫu”, những năm qua, cùng với đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị y tế hiện đại, đào tạo nguồn nhân...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long