Cập nhật: Thứ 6, 11/07/2008 | 11:41 GMT+7

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành 11 cụm công nghiệp-làng nghề, bao gồm: Cụm công nghiệp-làng nghề Diên Sanh, huyện Hải Lăng; cụm công nghiệp Đông Lễ, Đông Hà; cụm công nghiệp Cầu Lòn, thị xã Quảng Trị; cụm công nghiệp-làng nghề thị trấn Ái Tử và cụm công nghiệp Nam Cửa Việt ở huyện Triệu Phong; cụm công nghiệp-dịch vụ-làng nghề Tân Trang, Tân Định ở huyện Cam Lộ; cụm công nghiệp phường 4, phường 5 ở thị xã Đông Hà; cụm công nghiệp Bắc Hồ Xá và Cửa Tùng ở huyện Vĩnh Linh; cụm công nghiệp Hướng Tân, huyện Hướng Hóa. Nhìn chung, công tác quy hoạch và xây dựng các khu, cụm công nghiệp-làng nghề và công tác kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của tỉnh ngày càng được chú trọng và dần đi vào cuộc sống. Một số ngành, nghề truyền thống được phục hồi như rượu Kim Long, nón Bố Liêu, bún bánh Phương Lang, dệt xăm lưới Thâm Khê, thêu ren Văn Quỹ, chế biến nước mắm Hải Khê...được quan tâm hỗ trợ đầu tư phát triển. Đồng thời, tỉnh còn phát triển thêm nhiều ngành mới như mây tre đan, mộc mỹ nghệ cao cấp... Với sự quan tâm phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp của tỉnh đã góp phần làm thay đổi bộ mặt đời sống nông thôn. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 37,2% năm 2001, xuống còn 20% năm 2007 (theo tiêu chí mới). Thu nhập của cư dân nông thôn ở mức 4,5 - 7 triệu đồng/người/ năm. Việc phát triển cơ sở hạ tầng đã thu hút đông đảo người dân tham gia đóng góp, đến nay 98% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 83,9% số xã có điểm bưu điện, 100% xã có trạm y tế và 95,5% số hộ dùng điện. Như vậy, trong quá trình phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp đã góp phần tạo ra và duy trì quá trình tăng trưởng sản xuất toàn diện với tốc độ ổn định trong thời gian dài. Đây là tiền đề hết sức quan trọng cho một nền kinh tế nông nghiệp bắt đầu đi vào công nghiệp hoá. Nhờ đó, góp phần nâng cao thu nhập cho đa số cư dân nông thôn, tạo nền tảng vững chắc cho đổi mới kinh tế, mở đường cho chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp, góp phần quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, theo đánh giá chuyên môn và ý kiến của một số nhà đầu tư, tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp-làng nghề còn chậm và thủ tục đăng ký vào các khu, cụm công nghiệp-làng nghề chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong giai đoạn tới, xu thế hướng đến một cơ cấu kinh tế nông thôn có hiệu quả là tiếp tục tăng tỷ trọng các ngành, nghề phi nông nghiệp, đồng thời tạo ra sự liên kết hữu hiệu giữa nông nghiệp và phần phi nông nghiệp. Do đó, việc phát triển các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng và phát triển các loại thị trường ở nông thôn sẽ chi phối cơ cấu ngành, nghề của kinh tế nông thôn, trong đó các ngành, nghề phi nông nghiệp là mục tiêu hướng tới của nhiều chủ thể sản xuất, kinh doanh. Tỉnh cần nghiên cứu xây dựng một kế hoạch mang tính dài hạn về phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp ở nông thôn. Kế hoạch cần chỉ ra được những định hướng cơ bản về phát triển các ngành, nghề, trên cơ sở khai thác những lợi thế về nguồn lực của các vùng nông thôn và đáp ứng yêu cầu về mối liên kết có hiệu quả giữa nông nghiệp và phần phi nông nghiệp. Để tiếp tục phát triển ngành, nghề phi nông nghiệp ở nông thôn trong thời gian tới, thiết nghĩ cần quan tâm giải quyết những vấn đề sau: Định hướng ngành, nghề phù hợp với lợi thế của vùng và phù hợp với thói quen sản xuất của người lao động nông thôn như các ngành, nghề chế biến nông sản tỉnh cần định hướng và hỗ trợ đầu tư xây dựng một hệ thống công nghiệp chế biến nông sản ở nông thôn với nhiều mức chế biến từ nông đến sâu, nhiều quy mô, thuộc mọi thành phần kinh tế. Hệ thống này phải được bố trí hợp lý để tận dụng nguyên liệu nông-lâm-thuỷ sản, phụ phẩm, phế phẩm, thu hút lao động nông thôn nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và tạo ra hiệu ứng phát triển liên kết giữa các thành phần kinh tế; chú trọng phát triển các ngành, nghề phục vụ sản xuất nông nghiệp Khôi phục các làng nghề truyền thống và hình thành các làng nghề mới theo xu hướng phát huy thế mạnh của từng vùng, từng làng về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, kết hợp với truyền thống kinh doanh, văn hoá và xã hội, gắn với bảo vệ môi trường, tái sinh các nguồn lợi thiên nhiên. Tiếp tục tập trung các nguồn lực hình thành các trung tâm công nghiệp- thương mại ở nông thôn, tập trung tại đó các cơ sở chế biến có mối quan hệ dây chuyền với nhau về nguyên liệu, vật tư, và các kết cấu hạ tầng phục vụ tiếp thị, như kho tàng, bến bãi... để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và lưu thông, tăng kết nối thị trường. Nghiên cứu xây dựng và ban hành hệ thống chính sách ưu đãi thu hút lao động có trình độ, trí thức từ thành phố về nông thôn, từ miền xuôi lên miền núi làm việc, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại nông thôn và các vùng khó khăn, khuyến khích và phát triển kinh doanh trên các địa bàn, định hướng các khu du lịch-làng nghề truyền thống, tạo sản phẩm có nội dung văn hoá cao, có đặc thù dân tộc, gắn với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, du lịch văn hoá... Phát triển về quy mô và lựa chọn công nghệ hợp lý: Đối với những ngành có lợi ích kinh tế nhờ quy mô như nhà máy chế tinh bột sắn, nhà máy chế biến gỗ ván nhân tạo...cần hướng đến đầu tư trên quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Tính chất này ảnh hưởng đến việc quy hoạch vùng nguyên liệu, cân đối cung-cầu, và phải được chú ý cân nhắc trước khi xem xét các nhu cầu khác như tạo việc làm cho nông dân, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường... Tiếp tục định hướng phát triển thị trường, khai thác hữu hiệu thị trường trong tỉnh và mở mang ra các tỉnh lân cận và hướng đến thị trường xuất khẩu. Lê Thế Quảng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả các nghề truyền thống, làng nghề
22:29 15/08/2022

Trong những năm qua, công tác phát triển các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần ...

Tăng mức phạt, tăng ý thức chấp hành luật

Tăng mức phạt, tăng ý thức chấp hành luật
10:05 tối Thứ 6

QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...

Nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng

Nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng
03:41 04/07/2008

Mấy năm gần đây, tình trạng tham nhũng, hối lộ có chiều hướng gia tăng trong phạm vi cả nước, vừa tinh vi về thủ đoạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Quốc nạn tham nhũng, hối lộ làm...

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững
04:05 23/06/2008

Sau hơn ba năm thành lập, đi vào hoạt động theo Nghị định 174/2004/NĐ-CP ngày 1/10/2004 của Chính phủ, Huyện đảo Cồn Cỏ - đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị - đã nỗ...

Thời tiết

18°C - 23°C
Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long