Cập nhật: Thứ 6, 04/07/2008 | 10:41 GMT+7

Nâng cao hiệu quả phòng chống tham nhũng

Mấy năm gần đây, tình trạng tham nhũng, hối lộ có chiều hướng gia tăng trong phạm vi cả nước, vừa tinh vi về thủ đoạn, gây hậu quả nghiêm trọng. Quốc nạn tham nhũng, hối lộ làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan công quyền. Ở địa phương do một số vụ tính chất của nó chưa nghiêm trọng và không chứng minh được hành vi chiếm đoạt nên chuyển sang truy tố, xét xử về tội khác, như tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, xã hội gây hậu quả nghiêm trọng...Như vậy, nguy cơ tham nhũng vẫn còn tiềm ẩn rất lớn ở những nơi ta sơ hở, những nơi quản lý lỏng lẻo yếu kém hoặc mất cảnh giác, tạo "điều kiện" cho những người có chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân. Qua thực tiễn, có thể rút ra bốn nguyên nhân cơ bản làm cho việc phòng chống tham nhũng chưa đem lại hiệu quả: Về khách quan, do tác động mặt trái của cơ chế thị trường; chưa có phong trào quần chúng tham gia, phòng chống tham nhũng; chưa huy động hết lực lượng cán bộ tham gia chống, tham nhũng, cán bộ hưu trí ít tham gia phòng, chống tham nhũng và cũng có những cán bộ chống tham nhũng thiếu tích cực, kiên trì trong công việc hoặc đã thoái hóa, biến chất. Thực tế thời gian qua, cán bộ đoàn thể chưa trở thành nòng cốt phong trào quần chúng tham gia phòng, chống tham nhũng. Các cuộc họp ít có tiếng nói phòng, chống tham nhũng, cuộc họp ở cơ quan, Đảng bộ, chi bộ, xã, thôn ít có bàn về công tác dân vận phòng chống tham nhũng. Chưa rút kinh nghiệm người tốt, việc tốt để phổ biến nâng cao chất lượng giáo dục cán bộ đảng viên và nhân dân. Công tác tư tưởng lý luận còn khuynh hướng một chiều, thiếu tranh luận để nhất trí. Cán bộ chưa thường xuyên xuống cơ sở tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Chưa sử dụng hết lực lượng trong hệ thống chính trị để phòng chống tham nhũng, nhất là nơi có nhiều tiền, hàng, có người cũng chỉ lo yên thân mình, có khi biết tham nhũng cũng không nói ra, sợ bị trù dập. Bác Hồ đã đi xa nhưng còn để lại tấm gương đạo đức cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư. Bác dày công vun đắp nền văn hóa dân tộc. Mặc dù kinh tế tăng trưởng đời sống nhân dân không ngừng cải thiện, đạo đức lối sống của cán bộ đảng viên và nhân dân ta phải luôn luôn rèn luyện để hoàn thiện. Cán bộ dù ở cấp nào, còn đương chức hoặc hưu trí phải tham gia sinh hoạt chi bộ và chịu sự quản lý của chi bộ và phải cùng với chi bộ nhắc nhở nhau về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Điều kiện sống hiện nay khác hơn trước nhiều, cán bộ có tài sản riêng, có nhiều của ăn, của để cho mình và cho con cháu mình, nguồn thu nhập của một số cán bộ không ai biết từ đâu có. Ngày nay, địa bàn quản lý rộng hơn, lực lượng đông hơn. Lâu nay các vụ việc tiêu cực hầu hết do báo chí, đoàn thể, quần chúng phát hiện, tố giác, chỉ có quần chúng thấy được chống tham nhũng là lợi dân, ích nước thì phòng chống tham nhũng mới có hiệu quả. Bác Hồ luôn lấy dân làm gốc, mọi việc đều dựa vào dân, vì lẽ đó mới nói công tác vận động cách mạng quần chúng là sợi chỉ đỏ.

Để giải quyết vấn đề phòng chống tham nhũng có hiệu quả, cần tập trung vào các biện pháp như sau: Phải giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, công tác tư tưởng phải không ngừng học tập lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mọi cán bộ đảng viên phải quyết tâm học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao năng lực lãnh đạo lên tầm cao mới. Kiên định con đường đi lên CNXH, loại bỏ dần những thói hư tật xấu, những gì đi ngược lại bản chất của CNXH. Phải giải quyết dứt điểm các vụ việc tham nhũng lớn, nghiêm trọng trong thời gian sớm nhất, đồng thời tích cực giải quyết các vụ tham nhũng nhỏ. Phát huy vai trò quần chúng chống tham nhũng, khen thưởng xứng đáng người có công phòng chống tham nhũng. Các cuộc họp phải có tiếng nói của các đoàn thể với phương châm: Nói cho quần chúng nghe và nghe quần chúng nói về phòng chống tham nhũng. Nghiêm khắc xử phạt người bao che. Thường xuyên lấy ý kiến quần chúng phòng chống tham nhũng, đi đôi với quản lý cán bộ đảng viên nơi cư trú nhằm lành mạnh bộ máy Đảng và Nhà nước. Tất cả đảng viên, hội viên đoàn thể đều phải làm công tác vận động quần chúng phòng, chống tham nhũng. Tăng cường công tác bố trí cán bộ, công chức làm công tác phòng chống tham nhũng. Nếu là năng lực kém phải bồi dưỡng, nếu là tiêu cực thì đưa ra khỏi tổ chức. Cần quan tâm đúng mức việc xây dựng phong trào quần chúng tích cực phòng chống tham nhũng. Phòng, chống tham nhũng không thể nói bằng tư tưởng là đủ mà phải bằng hành động cụ thể, bằng những biện pháp, hình thức, bước đi cụ thể, làm được việc này thì phòng chống tham nhũng sẽ có hiệu quả. Nguyễn Quốc Thanh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc

Khơi dậy niềm tự hào dân tộc
23:10 29/04/2025

QTO - Ngày 30/4, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước....

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững
04:05 23/06/2008

Sau hơn ba năm thành lập, đi vào hoạt động theo Nghị định 174/2004/NĐ-CP ngày 1/10/2004 của Chính phủ, Huyện đảo Cồn Cỏ - đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị - đã nỗ...

Suy nghĩ về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Suy nghĩ về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
04:12 20/06/2008

Trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”. Đây vừa là một nguyên tắc trong hoạt động lãnh...

Thời tiết

25°C - 32°C
Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long