Cập nhật: Thứ 6, 27/06/2008 | 16:30 GMT+7

Tăng cường đầu tư đào tạo nghề cho người lao động

Năm 2007, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác dạy nghề ở Quảng Trị đã có những chuyển biến tích cực và đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. Tỉnh đã đầu tư 15 tỷ đồng nâng cấp các cơ sở đào tạo nghề và mở rộng các loại hình đào tạo, do đó dạy nghề từng bước gắn liền với sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập và xoá đói giảm nghèo. Hệ thống cơ sở dạy nghề tiếp tục được phát triển theo hướng củng cố và phát triển về quy mô, năng lực đào tạo các cơ sở đã có, kết hợp hình thành mới một số cơ sở. Cho đến nay, toàn tỉnh có 23 cơ sở dạy nghề, trong đó Trường Dạy nghề tổng hợp tỉnh đã được chuyển thành Trường Trung cấp nghề. Các cơ sở đã có định hướng đào tạo những ngành mà xã hội đang có nhu cầu lớn như may công nghiệp, cơ khí, kỹ thuật. Đội ngũ giáo viên với 147 người có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, tận tuỵ và yêu nghề. Kết quả trong năm đã đào tạo cho 6440 người, nâng tỷ lệ lao động trong tỉnh qua đào tạo từ 15,3% ( năm 2006) lên 17,3%. Có thể nói, so với trước đây, hiện nay nhận thức dạy nghề của toàn xã hội đã có sự chuyển biến tốt, mối quan hệ giữa các cơ sở dạy nghề và các hội đoàn thể được xác lập và đã phát huy hiệu quả. Công tác tuyển sinh được thực hiện khá tốt, thông qua nhiều cách làm sáng tạo, mở các lớp nghề phù hợp với nhu cầu của người học, nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, kinh phí đầu tư cho công tác dạy nghề hiện vẫn chưa được quan tâm đúng mức, không đáp ứng kế hoạch đề ra, số học viên đào tạo dài hạn chiếm tỷ lệ còn thấp, cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở còn yếu và thiếu. Chất lượng đào tạo tuy đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, một số nghề đào tạo xong nhưng vẫn không được chủ sử dụng chấp nhận. Năm 2008, tỉnh có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hơn 10 tỷ đồng cho các hoạt động dạy nghề, ngoài ra dành khoảng 900 triệu đồng để hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo. Mục tiêu phấn đấu đào tạo khoảng 6800 người, trong đó trung cấp 650 người, nếu đạt được chỉ tiêu này thì sẽ nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 17,3 % lên 19,7 %. Trước mắt, năm 2008, tỉnh phấn đấu như vậy, còn về lâu dài để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết và UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác đào tạo nghề giai đoạn 2007-2015. Theo tính toán với tốc độ dân số bình quân hàng năm tăng hơn 1% thì đến năm 2010 dân số của tỉnh khoảng hơn 651 ngàn người và năm 2015 khoảng hơn 685 ngàn người. Theo đó, lực lượng lao động năm 2010 khoảng hơn 298 ngàn người và năm 2015 hơn 313 ngàn người. Do đó đặt ra vấn đề là phải có những giải pháp quan trọng để đào tạo nghề cho người lao động. Theo kế hoạch được Sở Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng, dự kiến giai đoạn 2007-2015 tỉnh sẽ đầu tư hơn 183 tỷ đồng cho các hoạt động dạy nghề và dự kiến sẽ đào tạo nghề cho gần 60 ngàn lao động, mở rộng ngành nghề đào tạo, trong đó quan tâm đào tạo các nghề phù hợp với nhu cầu của lao động ở nông thôn, vừa chú trọng những nghề phục vu cho sự nghiệp công nghiệp hoá như điện tử, điện công nghiệp, sửa chữa ô tô, may công nghiệp, du lịch, nhà hàng. Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh sẽ đầu tư thích đáng vào việc xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các cơ sở hiện có và thành lập mới thêm một số Trung tâm dạy nghề cấp huyện. Trước mắt, mở rộng, nâng cấp Trường dạy nghề của tỉnh thành Trường cao đẳng nghề vào năm 2015 với quy mô đào tạo hệ Trung học và Cao đẳng 700 học viên/năm, hệ sơ cấp cho khoảng 1 ngàn học viên/năm, nâng cấp Trường công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ giao thông vận tải lên Trường Trung cấp nghề giao thông vận tải có quy mô đào tạo hệ trung học 200 học viên/năm, công nhân kỹ thuật lái xe và lái máy thi công 800 học viên/năm. Đến năm 2010, hoàn thành việc thành lập mới và đưa vào hoạt động Trung tâm dạy nghề của 3 huyện Hướng Hoá, Gio Linh và thị xã Quảng Trị. Bên cạnh đó, chuyển các loại hình cơ sở giáo dục và dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ về bộ máy, biên chế và tự đảm bảo tài chính hoạt động. Đồng thời, tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động để có hướng đào tạo phu hợp và sớm thành lập Quỹ hỗ trợ học nghề do các doanh nghiệp đóng góp, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo làm công tác quản lý dạy nghề, đẩy mạnh công tác xã hội hoá dạy nghề nhằm huy động các nguồn lực chăm lo xây dựng và mở rộng mạng lưới cơ sở đào tạo nghề, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề. Tỉnh cũng sẽ ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện và thúc đẩy công tác dạy nghề, học nghề. Bá Thuần



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chú trọng đào tạo nghề cho người lao động
22:25 19/06/2023

Xác định đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, thời gian qua, thị ...

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững

Để Huyện đảo Cồn Cỏ phát triển bền vững
04:05 23/06/2008

Sau hơn ba năm thành lập, đi vào hoạt động theo Nghị định 174/2004/NĐ-CP ngày 1/10/2004 của Chính phủ, Huyện đảo Cồn Cỏ - đơn vị hành chính thứ 10 của tỉnh Quảng Trị - đã nỗ...

Suy nghĩ về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách

Suy nghĩ về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
04:12 20/06/2008

Trong hoạt động lãnh đạo của cấp ủy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “phải làm đúng nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”. Đây vừa là một nguyên tắc trong hoạt động lãnh...

Cần quan tâm phát triển công nghiệp phụ trợ

Cần quan tâm phát triển công nghiệp phụ trợ
01:35 13/06/2008

Công nghiệp phụ trợ là ngành sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho việc chế tạo các sản phẩm chính của ngành công nghiệp chế tạo, lắp ráp. Việc phát triển công nghiệp phụ trợ sẽ gia...

Thời tiết

20°C - 25°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 16°C - 21°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long