{title}
{publish}
{head}
Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên chất lượng giáo dục của tỉnh luôn nằm trong nhóm trung bình khá của cả nước.
Một buổi học ngoại khóa của Trường THPT Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa -Ảnh: NHT
Tuy vậy, bên cạnh kết quả đạt được, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị còn gặp nhiều khó khăn như khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa miền núi và vùng đồng bằng vẫn lớn. Đặc biệt, cơ sở vật chất nhiều trường học được xây dựng cách đây hơn 30 năm hiện đã xuống cấp nguy cơ mất an toàn đối với học sinh và giáo viên.
Nhiều điểm trường phải mượn nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhà dân nên không phù hợp với môi trường giáo dục, không đạt chuẩn ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và tỉ lệ huy động trẻ đến trường. Một số trường học vẫn còn tạm bợ và thiếu, học sinh phải học lớp ghép, học tạm ở phòng chức năng nên khi có cuộc họp của trường học sinh tạm thời phải nghỉ học.
Bên cạnh đó, các trường phổ thông dân tộc nội trú không thể đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số nên nhiều em phải vào học ở các trường phổ thông khác. Trong lúc đó, các địa phương miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số đường sá đi lại khó khăn nên không ít học sinh không thể trở về nhà trong ngày sau buổi học mà phải ở lại trường hoặc trọ trong nhà dân.
Để khắc phục khó khăn đó, năm 2019, cấp ủy, chính quyền các cấp ưu tiên đầu tư 109 phòng học ở 36 điểm trường cho các khối mầm non, tiểu học, THCS, THPT góp phần cải thiện từng bước đưa giáo dục Quảng Trị phát triển vững chắc, phù hợp với nội dung Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017- 2025 theo Quyết định số 1436 ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2020, giáo viên và học sinh nhiều điểm trường vui mừng khi được dạy và học trong các phòng học mới được xây dựng kiên cố theo Nghị quyết số 34 năm 2018 của HĐND tỉnh về xóa phòng học tạm, phòng học mượn.
Để tiếp tục đầu tư xây dựng Dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú giai đoạn 2021-2024 và xây dựng Trường THPT Hướng Hóa, ngày 25/6/2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 72 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Theo đó, khi triển khai dự án sẽ đảm bảo quy hoạch mạng lưới trường, lớp của ngành GD&ĐT nhằm huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến lớp, tạo môi trường, điều kiện ngày càng thuận lợi cho việc học tập, rèn luyện của học sinh vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, nhất là học sinh dân tộc thiểu số.
Tổng mức đầu tư của dự án là 130 tỉ đồng, trong đó phần dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh 85 tỉ đồng, phần dự án Trường THPT Hướng Hóa 45 tỉ đồng. Cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách trung ương hỗ trợ. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022- 2025.
Quy mô đầu tư dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh gồm 96 phòng học, trong đó cấp mầm non 31 phòng, tiểu học 54 phòng, THPT 11 phòng thuộc Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, giai đoạn 2019-2025 và đầu tư 8 phòng chức năng, 20 phòng ở ký túc xá, 18 phòng học bộ môn, phòng học thực hành tại 6 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông.
Phần dự án xây dựng Trường THPT Hướng Hóa đầu tư xây dựng để đáp ứng công tác dạy - học của trường. Tổng mức đầu tư dự án là 130 tỉ đồng, trong đó phần dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh 85 tỉ đồng, phần dự án Trường THPT Hướng Hóa 45 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, đến ngày 30/8/2024, đợt 1 có 13 công trình đang triển khai thi công gồm: Trường THPT Triệu Phong, Trường Nội trú Pa Nang, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Vĩnh Khê, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Hướng Hóa, Trường Mầm non Sơn Ca, Trường Tiểu học Tà Rụt, Trường Tiểu học &THCS Gio Mai, Trường Tiểu học &THCS Thiện Thành, Trường Tiểu học Húc, Trường Tiểu học &THCS Ba Lòng, Trường Mầm non Triệu Lăng, Trường Tiểu học &THCS Triệu Lăng, Trường Mầm non Hướng Dương cơ bản hoàn thành, đang làm thủ tục nghiệm thu theo quy định.
Đợt 2 gồm 14 công trình, trong đó 5 công trình đã phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, 9 công trình hoàn thành lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và đang trình thẩm định. Đối với xây dựng Trường THPT Hướng Hóa, nhiều hạng mục công trình đã hoàn thành và sắp hoàn thành.
Khó khăn, vướng mắc là do dự án thuộc kế hoạch đầu tư công, giai đoạn 2021-2025 có tổng mức đầu tư được duyệt đều được lập dựa trên cơ sở suất đầu tư do Bộ Xây dựng công bố năm 2020 nay do giá vật liệu, nhân công... tăng cao nên không thể tiếp tục thực hiện được. Vì vậy, phần dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh với mức đầu tư 85 tỉ đồng sẽ không đảm bảo nguồn vốn để triển khai thực hiện toàn bộ các hạng mục công trình.
Trước khó khăn đó, tháng 9/2024, Sở GD&ĐT có báo cáo gửi UBND tỉnh đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, theo đó UBND tỉnh có Tờ trình số 170 gửi HĐND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với dự án này. Nội dung điều chỉnh xây dựng 88 phòng học các cấp thuộc Đề án xóa phòng học tạm, phòng học mượn và đầu tư 8 phòng chức năng, 10 phòng ở ký túc xá, 12 phòng học bộ môn, phòng học thực hành tại 4 trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú các huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông, còn các nội dung khác vẫn giữ nguyên theo Nghị quyết số 72 ngày 25/6/2021 của HĐND tỉnh.
Ngày 23/10, tại kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và xây dựng Trường THPT Hướng Hóa.
Theo đó, phê duyệt điều chỉnh quy mô đầu tư tại mục II.1, Điều 1 Nghị quyết số 72 ngày 25/6/2021 của HĐND tỉnh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xóa phòng học tạm, phòng học mượn, cải tạo nâng cấp các trường dân tộc nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh và xây dựng Trường THPT Hướng Hóa theo Tờ trình số 170 ngày 27/9/2024 của UBND tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của các trường.
Tuấn Việt
QTO - Thời gian qua, bên cạnh việc thực hiện quyết liệt các giải pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ đọng...
QTO - Đảm nhận vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Thanh, xã Thanh, huyện Hướng Hóa, thầy giáo Nguyễn Tấn Hải là cán bộ công...
QTO - Các hoạt động hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được đẩy mạnh, mang lại hiệu quả thiết thực
QTO - Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có nhiều ngôi nhà cộng đồng tránh lũ được các cấp, ngành, đơn vị tài trợ xây dựng. Nhờ vậy, mỗi khi mùa mưa...
QTO - Đã bước sang năm học thứ 2, hàng trăm học sinh Trường Tiểu học thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh phải học nhờ ở trường khác, do dãy phòng học chính 2...
QTO - Từ bao đời nay, cuộc sống của phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở những bản làng miền Tây Quảng Trị bị bó buộc bởi những định...
QTO - Với tinh thần cầu thị, không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm, luôn đổi mới, sáng tạo trong dạy học, những năm qua, cô...
QTO - Các đội xung kích phòng, chống thiên tai luôn sẵn sàng nhận và thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai (PCTT); nhanh chóng có mặt để triển khai...
QTO - Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng bão số 6 đã làm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt, chia cắt, cô lập. Trong đó, huyện Vĩnh Linh là...
QTO - Người ta gọi anh là nghệ nhân. Vì ở thủ phủ cà phê Hướng Hóa không ai sở hữu được kỹ năng pha cà phê ...bia “đỉnh” như anh. Nhưng anh thì lại không...
QTO - Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn...
QTO - Nhiều năm là người có uy tín thôn Đá Bàn, xã Ba Nang, huyện Đakrông, ông Hồ Văn Pua luôn được người dân quý mến, bởi ông đã có nhiều đóng góp quan...