{title}
{publish}
{head}
Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.
Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.P
Theo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia đình chị Hồ Thị Xiên (sinh năm 1984), một trong những tấm gương thoát nghèo điển hình tại thôn Vực Leng, xã Tà Rụt. Lúc này, chị đang bận rộn chuẩn bị thức ăn cho đàn gia súc của mình.
Được biết, ngoài đàn lợn 7 con, chị còn nuôi thêm 4 con bò, 10 con dê. Chỉ tay về đàn lợn, chị Xiên chia sẻ: “Năm 2018, từ 4 triệu đồng vay từ nguồn vốn quay vòng của Hội LHPN xã, vợ chồng tôi mua được một cặp lợn giống.
Qua quá trình chăm sóc, lợn phát triển nhanh, sinh sản tốt. Trung bình mỗi năm, vợ chồng tôi thu được khoảng 15 triệu đồng từ tiền bán lợn, Chúng tôi hiện đã hoàn trả nợ để hội tạo điều kiện cho hội viên khác vay, phần còn lại tiếp tục đầu tư tái đàn”.
Nhìn ngôi nhà kiên cố cùng mô hình chăn nuôi phát triển như hiện tại, ít ai ngờ chị Xiên đã từng có quá khứ vất vả. Vợ chồng chị đã phải làm nhiều công việc khác nhau nhưng không đủ để chi tiêu, nuôi các con ăn học. Tuy nhiên, nhờ có sự tiếp sức kịp thời của hội LHPN các cấp, cuộc sống hiện tại của gia đình chị đã vơi bớt đi phần nào khó khăn.
Giống như chị Xiên, gia đình chị Hồ Thị Thở (sinh năm 1987), sống tại thôn Cu Tài 2, xã A Bung, huyện Đakrông đã có cơ hội vươn lên nhờ sự hỗ trợ của hội LHPN các cấp. Vợ chồng chị từng sống trong căn nhà được dựng tạm trên mảnh đất của nhà hàng xóm. Không có việc làm ổn định, việc kiếm đủ tiền chi tiêu trong ngày với anh chị là quá khó, vì thế mong muốn có được ngôi nhà che nắng, che mưa của riêng mình trở thành giấc mơ xa vời.
May mắn đầu năm 2018, từ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Quảng Trị thực hiện, chị Thở được hỗ trợ 55 triệu đồng để xây dựng nhà ở và nhà vệ sinh.
“Có nhà ở, vợ chồng tôi được vay vốn để mua bò, dê, phát triển kinh tế gia đình. Được sự hướng dẫn của cán bộ Hội LHPN xã, Hội Nông dân xã, chúng tôi biết cách chăn nuôi và gây đàn hiệu quả. Chăm chỉ làm ăn, tích góp nên cuộc sống của gia đình chúng tôi dần được cải thiện, có tiền mua sắm đồ dùng để phục vụ nhu cầu sử dụng và lao động. Vợ chồng tôi rất biết ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp hội phụ nữ để gia đình tôi có được như hôm nay”, chị Thở bộc bạch.
Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch Hội LHPN xã A Bung Hồ Thị Thêu cho biết, toàn xã hiện có tổng cộng 780 hội viên phụ nữ. Việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên nhiều năm qua được Hội LHPN xã đặc biệt quan tâm.
Ngoài hỗ trợ sinh kế, các cơ sở hội còn đẩy mạnh tuyên truyền, động viên hội viên phát huy tính chủ động, dám nghĩ, dám làm để vươn lên trong cuộc sống.
“Trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, vận động, chúng tôi khảo sát tình hình thực tế từng gia đình hội viên để hỗ trợ hiệu quả. Có gia đình được hỗ trợ cây, con giống; có hội viên được hỗ trợ công cụ sản xuất, nguồn vốn. Chúng tôi xác định, với một xã biên giới còn nhiều khó khăn như A Bung, mọi sự hỗ trợ đều có ý nghĩa. Đây là động lực để chị em vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống lâu dài”, chị Thêu cho hay.
Không riêng xã A Bung, nhiều phong trào, chương trình thiết thực tiếp sức cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng đã được hội LHPN các cấp trong toàn huyện tích cực triển khai.
Theo đó, các cấp hội trên địa bàn đã tích cực khai thác các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn cho vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội; đồng thời huy động nguồn vốn trong hội viên thông qua các mô hình tiết kiệm nhằm giúp chị em có vốn để mua, bán nhỏ lẻ, mở rộng sản xuất, hướng tới thoát nghèo bền vững.
Song song với đó, ngay từ đầu năm, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã ban hành công văn chỉ đạo hội LHPN xã, thị trấn đăng ký và thực hiện giúp đỡ, đỡ đầu hộ phụ nữ thoát nghèo. Thông qua sự tiếp sức bằng nhiều hình thức thiết thực như: cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ con giống, hỗ trợ gạo, xây mới, sửa chữa nhà ở... chỉ trong năm 2023, đã có 326 hộ nghèo có phụ nữ và 59 hộ nghèo do phụ nữ chủ hộ được các cơ sở hội giúp đỡ thoát nghèo.
Cũng từ sự tiếp sức ấy, nhiều hộ gia đình đã xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả cao; có cuộc sống tốt hơn, nuôi con cái học hành đến nơi, đến chốn.
Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông Nguyễn Thị Ty khẳng định, những năm qua, các hoạt động tiếp sức phụ nữ vùng khó thoát nghèo, vươn lên làm giàu được các cấp hội triển khai tương đối hiệu quả, lan tỏa sâu rộng tại địa phương. Nhờ đó, không ít phụ nữ tại vùng núi Đakrông từng bước ổn định cuộc sống; nhiều chị trở thành tấm gương phát triển kinh tế, trở thành điển hình vượt khó, thoát đói nghèo.
“Trong thời gian tới, Huyện hội sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở hội tiếp tục lựa chọn và phát triển các hoạt động, mô hình đã triển khai có hiệu quả, đầu tư hơn nữa về chất lượng.
Tiếp tục nắm chắc danh sách các hộ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời và phù hợp.
Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích các hội viên mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn vay để khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đặc biệt, hội sẽ nhân rộng điển hình người tốt, việc tốt, nhân tố mới, mô hình mới, cách làm sáng tạo để các hội viên noi theo, mạnh dạn hơn trong việc khởi nghiệp, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững”, bà Ty nói.
Nam Phương
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút...
QTO - Cuộc sống của nhiều hội viên phụ nữ vùng cao Đakrông đã đổi thay tích cực kể từ khi tham gia mô hình tiết kiệm vốn vay thôn, bản (TKVVTB). Chị em...
QTO - Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua,...
QTO - Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị...
QTO - Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở...
QTO - Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì...
QTO - Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát...
QTO - Ngày 15/8/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc công nhận huyện Triệu Phong đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Nhằm tiếp tục củng cố, duy...
QTO - Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do...