Cập nhật:  GMT+7

Tiện ích và rủi ro khi mua hàng trên dịch vụ thương mại xuyên biên giới

Những năm gần đây, sự phát triển của ứng dụng internet, phương thức thanh toán và giải pháp vận chuyển toàn cầu tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển. Việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới mang đến cho người tiêu dùng nhiều tiện ích nhưng cũng đối mặt với không ít rủi ro.

Tiện ích và rủi ro khi mua hàng trên dịch vụ thương mại xuyên biên giới

Website của Temu không còn hiển thị phiên bản tiếng Việt như trước -Ảnh: M.T

Cùng với Taobao, 1688, Shein, vào tháng 10/2024, người tiêu dùng Việt Nam biết đến sàn thương mại điện tử Temu đến từ Trung Quốc. Trên điện thoại của chị Thanh Nhàn, Phường 5, TP. Đông Hà có đầy đủ app của một số trang thương mại điện tử xuyên biên giới như Amazon, Shein, 1688 và mới đây là Temu.

Nói về trang mua sắm trực tuyến Temu, chị Nhàn cho biết thời điểm từ tháng 10/2024, trên facebook của chị tràn ngập các quảng cáo của Temu. “Vô số quảng cáo, thông tin mời gọi tham gia mua sắm trên sàn thương mại điện tử này với giá siêu rẻ, có nhiều mặt hàng giảm tới 90%. Tôi nghĩ bất cứ người tiêu dùng nào cũng khó để bỏ qua”, chị Nhàn giải thích về lý do mình tải app của Temu.

Là người có kinh nghiệm mua sắm online, chị Nhàn đã tìm hiểu kỹ về trang mua sắm này và nhận thấy điểm nổi bật của Temu so với các sàn thương mại điện tử khác là giá sản phẩm rất rẻ. Nhờ vào mô hình kinh doanh kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và khách hàng, loại bỏ chi phí trung gian nên hầu hết các sản phẩm của Temu đều có mức giá phù hợp, nhiều sản phẩm giá rẻ hơn so với trong nước.

“Cùng một loại sản phẩm nhưng trên Temu có vô số mặt hàng với các hãng sản xuất khác nhau để khách hàng lựa chọn. Hầu hết hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc, nơi có chi phí sản xuất thấp và quy mô sản xuất lớn nên giá thành rẻ”, chị Nhàn chia sẻ.

Cũng tiếp cận Temu trên facebook, chị Nguyễn Thị Trang, phường Đông Lương, TP.Đông Hà tải ngay app khi thấy chính sách siêu khuyến mãi từ trang bán hàng điện tử này. Theo chị Trang, hàng hóa ở trang này phong phú, dễ tìm hơn các trang thương mại điện tử trong nước như Lazada, Shopee.

“Điều hấp dẫn là trang này thường dẫn dụ khách hàng bằng hình thức quay ô để chọn phiếu giảm giá. Vì thế, thời gian đầu lạc vào các gian hàng trên Temu, tôi say sưa chọn kho hàng đầy ắp, đến khi thông báo tổng mức hóa đơn thanh toán mới tiếc nuối loại bớt một số sản phẩm”, chị Trang cho biết.

Từ tháng 11/2024, Temu có chiến dịch quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội để tiếp cận người tiêu dùng ở Việt Nam. Vậy nhưng từ đầu tháng 12 đến nay, khi vào website hay ứng dụng của Temu lại không thấy hiển thị phiên bản tiếng Việt mà chỉ có phiên bản tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc. Lý do khiến Temu tạm dừng hoạt động là để hoàn thiện các thủ tục đăng ký việc cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Việt Nam.

Trước đó, khi truy cập vào trang web chính thức hoặc cài đặt ứng dụng Temu, người dùng sẽ thấy giao diện có tiếng Việt và mức giá sản phẩm được quy đổi sang Việt Nam đồng. Điều này cho thấy Temu đã phát triển trang web và ứng dụng dành riêng cho thị trường Việt Nam nhưng lại bỏ qua các quy định theo pháp luật của nước sở tại.

Không chỉ Temu, các trang thương mại điện tử xuyên biên giới như 1688, Shein cũng từng làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam.

Người tiêu dùng có thể tiếp cận các sàn thương mại này thông qua hình thức website hoặc ứng dụng di động. Giao diện của các nền tảng này khá tương đồng với những sàn thương mại trực tuyến trong nước như Lazada, Tiki.

Người dùng có thể lọc sản phẩm thông qua thanh tìm kiếm. Mỗi sản phẩm thể hiện rõ giá bán, phương thức thanh toán, hành trình vận chuyển, bình luận của người dùng...

Hàng hóa trên các trang thương mại điện tử xuyên biên giới rất phong phú, dễ tìm, có nhiều mức giá để người tiêu dùng lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính... là những tiện ích mà các trang thương mại điện tử xuyên biên giới mang lại. Tuy nhiên, việc mua sắm trên các trang này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chị Nguyễn Thị Phương là người buôn bán ở một khu chợ nhỏ tại TP. Đông Hà. Được bạn bè giới thiệu, chị tải app Temu về để tham khảo giá cả với ý định nếu rẻ sẽ nhập một số mặt hàng về bán thử. “Với ý định đó, tôi háo hức trải nghiệm mua hàng trên Temu.

Tuy nhiên, Temu chưa cho phép người dùng Việt Nam sử dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng, nghĩa là phải thanh toán ngay khi đặt hàng, sau đó mới nhận sản phẩm. Temu chỉ hỗ trợ thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc Apple/Google Pay, chưa hỗ trợ các loại ví điện tử phổ biến khác khiến tôi gặp khó khăn.

Hơn nữa, tôi cũng chưa thực sự yên tâm về vấn đề đổi trả nếu sản phẩm không ưng ý”, chị Phương cho biết. Chính vì không cho phép thanh toán khi nhận hàng, người dùng sẽ đối mặt với rủi ro nếu mua hàng không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng không đúng mô tả dù đã thanh toán từ trước.

Một số khách hàng lại gặp trường hợp mua phải hàng không giống như hình ảnh đăng tải trên trang bán hàng. Nhiều gian hàng trên Temu mô tả không chính xác về sản phẩm, hình ảnh mô tả khác với hình ảnh thực tế hoặc sử dụng hình ảnh đánh lừa người mua hàng. “Tôi đã từng mua hàng trên sàn thương mại điện tử Shein đến từ Trung Quốc.

Cũng như một số trang thương mại khác, hàng giả, hàng nhái tràn ngập ở đây với nhiều mức giá khác nhau. Do vậy, người dùng nhiều khi gặp rủi ro nếu lựa chọn phải hàng giả, hàng kém chất lượng mà không hay biết”, chị Nhàn cho hay.

Mặc dù Temu, Shein và trang thương mại điện tử khác đều có chính sách đổi trả sản phẩm và hoàn tiền, nhưng quá trình này diễn ra không dễ dàng, mất nhiều thời gian do người bán đều ở Trung Quốc. Nhiều người dùng sau khi nhận ra mình mua hàng không đúng như mô tả hoặc hàng giả, kém chất lượng nhưng vì giá trị món hàng không quá lớn, lại ngại quá trình đổi trả hàng phức tạp nên chấp nhận mất tiền.

Hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới là xu thế tất yếu trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, từ câu chuyện Temu hoạt động rầm rộ một thời gian mới bị tuýt còi do chưa đăng ký đặt ra vấn đề cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý sàn thương mại điện tử xuyên biên giới nhằm đảm bảo cạnh tranh công bằng trong kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Không thể phủ nhận sự “đổ bộ” của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ giúp người tiêu dùng Việt Nam có thêm nhiều sự lựa chọn để mua hàng trực tuyến với mức giá cạnh tranh.

Tuy vậy, trước khi mua hàng, người tiêu dùng phải tìm hiểu thật kỹ các chính sách áp dụng đối với khách hàng cũng như lựa chọn sản phẩm phù hợp để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang”.

Minh Thảo

Tin liên quan:

Minh Thảo

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vươn lên từ miền cát quê hương

Vươn lên từ miền cát quê hương
2025-01-09 05:25:00

QTO - Nhiều vùng đất bời bời cát trắng từng được mệnh danh là “miền đất chết” ở huyện Hải Lăng nay đã biến thành những vùng trồng hoa màu xanh mướt mắt....

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân
2025-01-08 05:25:00

QTO - Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời điểm này, ngành nông nghiệp,...

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng
2025-01-07 05:25:00

QTO - Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long