Cập nhật:  GMT+7

Thương mại song phương giữa Washington và Berlin có những bước tiến vượt bậc

CNBC cho biết Mỹ đang dần thay thế Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức.

Theo ước tính của tờ báo này, tổng kim ngạch thương mại trong 3 tháng đầu năm 2024 giữa Mỹ và Đức đã lên đến 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD). Trong khi đó, thương mại giữa Trung Quốc và nền kinh tế số một châu Âu chỉ đạt dưới mức 60 tỷ euro.

Trả lời phỏng vấn của CNBC, Carsten Brzeski, nhà nghiên cứu tại ING Research, cho biết sự thay đổi trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh cũng như sự suy yếu nhu cầu nội địa của Trung Quốc đối với hàng hóa Đức.

Thương mại song phương giữa Washington và Berlin có những bước tiến vượt bậc

Mỹ đang dần trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Đức. Ảnh: CNBC

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong nhiều năm, tuy nhiên Mỹ đang dần thu hẹp khoảng cách trong những năm gần đây. Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg cho biết Mỹ từ lâu đã vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đức.

Chuyên gia này lưu ý, trong khi tỷ trọng xuất khẩu của Đức đến thị trường Mỹ tăng lên ở những năm gần đây, xu hướng trái ngược lại xảy đến với Trung Quốc.

Schmieding cho biết: “Điều này là do nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó cũng như việc các công ty Đức phải đối mặt với nhiều thách thức khi triển khai hoạt động kinh doanh tại quốc gia tỷ dân”.

Theo chuyên gia này, một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng là do Mỹ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực nhập khẩu.

Ngoài ra, Chính phủ Đức đang theo đuổi một chiến lược mới đối với Trung Quốc, khi kêu gọi các công ty giảm thiểu rủi ro từ Bắc Kinh vào năm ngoái. Tuy nhiên, Berlin khẳng định nền kinh tế số hai thế giới vẫn sẽ là đối tác quan trọng của mình.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc ngày càng gia tăng, khi hai bên liên tục tiến hành các hoạt động điều tra thương mại lẫn nhau cũng như đe dọa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu.

Một cuộc khảo sát vào tháng trước của Viện Kinh tế Đức Ifo cho thấy số lượng công ty phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm từ 46% vào tháng 2/2022 xuống còn 37% vào tháng 2/2024.

Hải Lâm


Hải Lâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long