
{title}
{publish}
{head}
Ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu đang rung chuyển khi Mỹ áp mức thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu, bắt đầu có hiệu lực từ tuần trước.
Nhiều hãng ô tô đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân
Nhiều hãng xe đã ngừng vận chuyển xe sang Mỹ, đóng cửa nhà máy ở Canada và Mexico, và sa thải công nhân tại các bang như Michigan.
Jaguar Land Rover, nhà sản xuất ô tô hạng sang của Anh, thông báo sẽ tạm dừng xuất khẩu sang Mỹ. Tập đoàn Stellantis đóng cửa các nhà máy ở Canada và Mexico sản xuất xe Chrysler và Jeep, đồng thời sa thải 900 công nhân Mỹ cung cấp linh kiện cho các nhà máy này. Audi, thương hiệu xe sang thuộc Volkswagen, cũng tạm dừng xuất khẩu từ châu Âu sang Mỹ và yêu cầu các đại lý bán hết xe tồn kho.
Xe được sản xuất tại công xưởng của Jaguar Land Rover. Ảnh: Jaguar Land Rover
Nếu các hãng xe khác cũng làm điều tương tự, hậu quả kinh tế có thể rất nghiêm trọng: giá xe tăng mạnh, tình trạng sa thải lan rộng, và lựa chọn của người tiêu dùng Mỹ bị thu hẹp đáng kể.
Mức thuế này là một trong những chính sách thương mại đầu tiên ông Trump áp dụng đối với ngành công nghiệp cụ thể, và được coi là phép thử phản ứng của doanh nghiệp. Tổng thống Mỹ cũng tuyên bố sẽ áp thuế lên thuốc men và chip máy tính. Với một số mẫu xe hạng sang, thuế suất 25% có thể khiến giá tăng thêm hơn 20.000 USD mỗi chiếc, làm giảm mạnh sức mua của người tiêu dùng.
Tuy vậy, cũng có một số tín hiệu tích cực. General Motors (GM) cho biết sẽ tăng sản lượng xe bán tải nhẹ tại nhà máy ở Indiana, một dấu hiệu cho thấy chính sách thuế quan có thể phần nào thúc đẩy hoạt động sản xuất trong nước. Dù vậy, phần lớn ngành công nghiệp ô tô vẫn rơi vào thế bị động. Sự bất ổn về chính sách khiến niềm tin thị trường lung lay, thể hiện rõ qua việc cổ phiếu của các ông lớn như Ford, GM và Tesla đồng loạt sụt giảm trong những phiên giao dịch gần đây.
Kevin Roberts, Giám đốc nghiên cứu thị trường tại CarGurus, nhận định: “Cả chuỗi cung ứng ô tô đang tìm cách hạn chế thiệt hại từ thuế quan đối với lợi nhuận và giá thành sản phẩm.”
Người tiêu dùng hãy nhanh chóng hành động
Điều khiến nhiều doanh nghiệp bối rối là mức thuế được áp dụng quá nhanh, khiến họ không có thời gian chuẩn bị. Lenny LaRocca, chuyên gia của KPMG, cho biết: “Những chiến lược truyền thống không còn phù hợp. Các hãng xe sẽ buộc phải tập trung vào các mẫu SUV và bán tải có lợi nhuận cao, vốn chủ yếu được sản xuất tại Mỹ và có thể hấp thụ chi phí thuế quan tốt hơn.”
Mercedes-Benz cũng tuyên bố sẽ tận dụng dây chuyền lắp ráp linh hoạt tại nhà máy ở Alabama để xoay chuyển sản phẩm tùy theo nhu cầu. Tuy nhiên, việc tập trung vào các dòng xe cao cấp khiến người tiêu dùng khó tiếp cận xe mới giá rẻ, trong bối cảnh giá trung bình xe mới đã gần 50.000 USD.
Theo giới chuyên gia, thuế quan hiện chưa đủ sức thúc đẩy các hãng xe đầu tư mở nhà máy mới – một quyết định tốn kém và cần cam kết chính sách lâu dài. “Tôi chưa thấy ai thực sự hành động lớn” - ông LaRocca nhận định.
Trước khi ông Trump nhậm chức, một số hãng đã mở rộng sản xuất tại Mỹ nhằm giảm rủi ro chuỗi cung ứng sau đại dịch. ZF (Đức) đầu tư 500 triệu USD vào nhà máy ở Nam Carolina, còn GM cùng LG xây hai nhà máy pin xe điện lớn.
Một số hãng xe nước ngoài có thể ngừng bán tại Mỹ nếu không còn đảm bảo lợi nhuận, như Jaguar Land Rover – nơi thị trường Mỹ chiếm khoảng 20% doanh số toàn cầu. Nếu xu hướng này lan rộng, người tiêu dùng sẽ có ít lựa chọn hơn, trong khi các hãng còn lại có thể tăng giá do giảm cạnh tranh.
Tuy vậy, hiện chưa có làn sóng tăng giá diện rộng. Hyundai cam kết giữ nguyên giá xe Hyundai và Genesis đến ngày 2/6. Tuy nhiên, các đại lý vẫn có thể tự điều chỉnh giá – điều từng xảy ra trong thời kỳ thiếu chip hậu đại dịch.
Theo CarGurus, doanh số xe tăng vọt trước thời điểm thuế quan có hiệu lực. Thời gian trung bình một chiếc xe nằm tại đại lý giảm từ 77 ngày xuống còn dưới 50 ngày.
Sean Hogan, Phó Chủ tịch Sierra Auto Group, cho biết nhu cầu tăng đặc biệt với các mẫu xe Nhật như Honda, Subaru và Nissan, do người mua lo ngại bị ảnh hưởng bởi thuế – dù các hãng này đều có nhà máy tại Mỹ.
Cú sốc tiếp theo được dự báo sẽ đến vào ngày 3/5, khi chính quyền Trump áp thuế đối với phụ tùng ô tô nhập khẩu. Điều này sẽ ảnh hưởng cả các xe lắp ráp tại Mỹ, do phần lớn linh kiện vẫn phải nhập khẩu. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng vì thế cũng sẽ tăng.
“Người tiêu dùng có hiểu biết đang nhanh chóng hành động để đón đầu chính sách,” ông Hogan nhận định. “Nhưng chính quyền này thay đổi rất nhanh. Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy thắt dây an toàn.”
An Thái
Nhà Trắng ngày 7/7 thông báo, Tổng thống Donald Trump sẽ ký một sắc lệnh hành pháp nhằm trì hoãn việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ thêm gần 1 tháng.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, trong một động thái quyết liệt nhằm kích thích nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc vừa thông qua gói ngân sách bổ sung khổng lồ trị giá 31,8 nghìn tỷ...
QTO - Cuộc chiến 12 ngày giữa Israel và Iran trong tháng 6 vừa qua đã tạm lắng sau lệnh ngừng bắn do Mỹ làm trung gian, nhưng bất đồng sâu sắc về hạt nhân,...
Với tỷ lệ 50/50 và lá phiếu quyết định của Chủ tịch Thượng viện, Phó Tổng thống Vance, Thượng viện Mỹ vừa thông qua siêu dự luật mang tên “Một đạo luật vĩ đại và tuyệt vời” do...
Ngày 28/6, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi bày tỏ, Iran sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh lập trường kiên định của...
Theo hãng tin Reuters, ngày 27/6 (theo giờ Mỹ), hai nước Rwanda và Cộng hòa Dân chủ Congo (CHDC Congo) sẽ cùng ký một thỏa thuận hòa bình do Mỹ làm trung gian tại Washington,...
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Ngoại giao Malaysia ngày 26/6 đưa ra tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình ở Trung Đông, nhấn mạnh tránh leo thang...
QTO - Đã có hơn 50 quốc gia đã liên hệ với Nhà Trắng để đàm phán thương mại kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan toàn diện mới.
QTO - Mặc dù Tổng thống Donald Trump kỳ vọng chính sách thuế quan sẽ thúc đẩy sự phục hồi ngành sản xuất tại Mỹ, nhưng các chuyên gia lại cho rằng thực tế...
QTO - Dùng AI để chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt chuyên gia trị liệu là hướng đi mới ở Trung Quốc.
QTO - Giới đầu tư đổ dồn vào vàng như một kênh trú ẩn an toàn trong bối cảnh thị trường biến động trước lo ngại về tác động từ thuế quan của Mỹ.
QTO - Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang đến những rủi ro chưa từng có, đặc biệt khi công nghệ này...