Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Ngày 25/11/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CTTTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt (Chỉ thị 21). Thực hiện Chỉ thị 21 và Công văn số 5234/LĐTBXH-TTTT ngày 23/12/2022 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, ngày 25/7/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 159/KH-UBND (Kế hoạch 159) triển khai thực hiện nội dung này trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên đến nay, việc triển khai gặp không ít khó khăn, vướng mắc dẫn đến số người được chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh còn quá ít.

Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Mô hình quản lý chương trình an sinh xã hội là 1 trong 43 mô hình điểm nằm trong nhóm số hóa, tạo lập dữ liệu dùng chung trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ cải cách thủ tục hành chính. Cơ sở dữ liệu về các đối tượng được hưởng chính sách an sinh xã hội từ ngành lao động, thương binh và xã hội kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Dữ liệu này sẽ được đối soát, xác thực và làm sạch. Sau đó, các cơ quan sẽ phối hợp với các ngân hàng hoặc nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiến hành tạo lập tài khoản cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 64.454 đối tượng chính sách an sinh xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng (trong đó có 16.975 đối tượng người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; 47.479 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội). Tuy nhiên, mới chỉ có 386 đối tượng mở tài khoản để chi trả trợ cấp.

Phải khẳng định, việc triển khai chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tạo thuận tiện cho cơ quan quản lý trong việc chi trả, thanh quyết toán đảm bảo nhanh chóng, công khai, hiện đại, góp phần xây dựng Chính phủ điện tử. Đồng thời triển khai mô hình này cũng không phát sinh thủ tục hành chính, không làm thay đổi quy trình xử lý đối với các công tác liên quan đến chi trả cho đối tượng.

Tiện ích khác của mô hình là góp phần quan trọng phòng chống tội phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội, bảo đảm số tiền chi trả đúng đối tượng, nhanh chóng, hạn chế tình trạng trục lợi, tham nhũng. Bên cạnh đó, mô hình này cũng thuận lợi và phù hợp với các đối tượng cư trú trên địa bàn thành thị, các xã tiếp giáp với trung tâm đô thị, gần cây ATM, nơi có các phòng giao dịch thường xuyên của các ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện. Nguyên nhân là do hầu hết người hưởng chính sách an sinh xã hội là người cao tuổi, người khuyết tật, những người yếu thế trong xã hội nên hạn chế nhất định khi thao tác rút tiền, quên mật khẩu, bị khoá thẻ... Một số người có tâm lý không muốn ủy quyền, ủy thác cho người khác nhận hộ trợ cấp qua tài khoản. Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật để đối tượng thụ hưởng dịch vụ không dùng tiền mặt tại các địa phương còn hạn chế. Mạng lưới ngân hàng và ATM còn thưa thớt, đặc biệt là ở các huyện miền núi, khu vực nông thôn...

Dù còn không ít tồn tại, tuy nhiên, việc tăng cường triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Để thực hiện hiệu quả việc chi trả không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, đặc biệt trong dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, UBND tỉnh đã có văn bản giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khẩn trương phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai đến tận UBND các xã, phường, thị trấn về Kế hoạch 159 của UBND tỉnh.

Phối hợp Bưu điện tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành ngay việc chi trả không dùng tiền mặt cho 386 đối tượng đã mở tài khoản trong tháng 1/2024; tập trung thực hiện chi trả không dùng tiền mặt cho số đối tượng vừa thuộc diện an sinh xã hội, vừa đang hưởng chế độ hưu trí đủ điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh trong tháng 2/2024.

Để thay đổi thói quen dùng tiền mặt như hiện nay của đại đa số người dân, trong đó đặc biệt với những người hưởng chính sách an sinh xã hội, ngành chức năng và các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội đăng ký mở tài khoản để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt.

Công tác tuyên truyền cần chuyển tải hiệu quả đến người thụ hưởng chính sách về các tiện ích như có thể chủ động nhận tiền trợ cấp theo hình thức mong muốn, không mất thời gian chờ đợi, được nhận đúng, đủ tiền trợ cấp theo quy định. Mặt khác, đối với các trường hợp yếu thế, gặp nhiều khó khăn hoặc không có khả năng trong việc giao dịch, nhận trợ cấp qua tài khoản, cần xây dựng phương án, cách thức hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của người dân, đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, đơn giản và thuận tiện. Trường hợp muốn ủy quyền cho người khác nhận thay qua hình thức tài khoản hoặc không qua tài khoản thì có thể ủy quyền.

Đối với các trường hợp thuộc diện hưởng chính sách an sinh xã hội bất khả kháng không đăng ký được tài khoản (người già yếu, không có khả năng đi lại, không có người nhận thay để ủy quyền) thì dịch vụ bưu chính công ích sẽ thực hiện chi trả tận tay cho người dân theo quy định của pháp luật tại nơi cư trú.

Để công tác chi trả chế độ an sinh xã hội không dùng tiền mặt hiệu quả hơn, thiết nghĩ cần có cơ chế giảm chi phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng của đối tượng thụ hưởng, phí duy trì tài khoản ATM, phí báo tin nhắn khi biến động thông tin tài khoản. Bởi vì thực tế các khoản tiền trợ cấp hàng tháng của các đối tượng được thụ hưởng không phải lớn, nếu phải “cõng” thêm nhiều khoản chi phí thì rất thiệt thòi cho người thụ hưởng chính sách.

Cùng với đó, cần quan tâm đến vấn đề đồng bộ trong việc nhận tiền bằng thẻ và chi tiêu bằng thẻ, như đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt từ hệ thống siêu thị, hệ thống mua sắm, tham gia các phương tiện giao thông đến chi tiêu đời sống hàng ngày. Các ngân hàng thương mại cần quan tâm đầu tư hạ tầng, bố trí thêm cây ATM, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ thẻ ngân hàng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi.

Bảo Bình

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt

    Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ trên địa bàn trong thời gian qua. Từ những hiệu quả bước đầu trong quá trình triển khai thực hiện TTKDTM, thời gian tới, tỉnh tiếp tục thúc đẩy phát triển TTKDTM trên địa bàn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tiếp tục phát triển hạ tầng công nghệ và dịch vụ thanh toán điện tử.

  • Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Tỉ lệ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đạt rất thấp

    Mặc dù lãnh đạo UBND tỉnh và ngành liên quan đã có những chỉ đạo cụ thể nhưng hiện nay, việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn. So với các tỉnh, thành trong cả nước, Quảng Trị là địa phương có đối tượng chính sách an sinh xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng đã mở tài khoản để chi trả không dùng tiền mặt thấp.

  • Thúc đẩy việc chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt
    Thúc đẩy toàn diện thanh toán không dùng tiền mặt

    Thanh toán không dùng tiền mặt có vai trò quan trọng trong việc giảm khối lượng tiền mặt lưu thông, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi, giảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian cho quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Khi thanh toán không dùng tiền mặt trở thành phương thức thanh toán chính trong xã hội sẽ đem lại nhiều lợi ích để thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch, bảo đảm quản lý Nhà ...


Bảo Bình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025

Chúa Tiên Nguyễn Hoàng và năm 2025
2025-01-11 05:05:00

QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí

Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí
2024-01-15 05:15:00

QTO - Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ban hành ngày 25/12/2023 đề ra...

Nghĩ về quy chế phát ngôn báo chí

Nghĩ về quy chế phát ngôn báo chí
2024-01-13 05:05:00

QTO - Vừa rồi, để thực hiện bài báo trên lĩnh vực mà tỉnh đang ưu tiên phát triển kinh tế, tôi liên hệ với một cán bộ ngành chức năng để nắm các thông tin...

Ưu tiên bảo đảm quyền lợi cho người bệnh

Ưu tiên bảo đảm quyền lợi cho người bệnh
2024-01-06 05:05:00

QTO - Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập trên cả nước kéo dài từ năm 2022 đến nay. Nhiều người dân đi khám, chữa...

Giải pháp kéo giảm tình trạng tảo hôn

Giải pháp kéo giảm tình trạng tảo hôn
2024-01-05 05:10:00

QTO - Những năm qua, công tác dân số của tỉnh Quảng Trị đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào phát triển KT - XH. Tuy nhiên, tình trạng...

Tín hiệu mới, triển vọng phát triển mới

Tín hiệu mới, triển vọng phát triển mới
2024-01-01 07:00:00

QTO - Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Tuy nhiên, do khó khăn chung của hậu...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long