Cập nhật:  GMT+7

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi

Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín hiệu tích cực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi

Cơ sở kinh doanh của chị Nguyễn Hồng Cẩm ở xã Hướng Tân - Ảnh: H.T

Dọc theo tuyến đường vào trung tâm huyện Hướng Hóa và các xã: Tân Liên, Tân Long, Lìa, Hướng Tân, Hướng Phùng..., các loại hình thương mại, dịch vụ ngày càng sôi động. Hàng quán ăn uống, shop quần áo, kinh doanh hàng điện tử, điện thoại, tạp hóa... gia tăng về số lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, trao đổi hàng hóa của người dân địa phương.

Chị Nguyễn Hồng Cẩm, chủ cửa hàng kinh doanh điện nước, kim khí, tạp hóa ở Km4, đường Hồ Chí Minh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, cho biết: “Nhờ giao thông thuận lợi, các công trình, dự án triển khai khá nhiều trên địa bàn xã và các xã lân cận nên việc buôn bán, kinh doanh của cửa hàng chúng tôi khá thuận lợi.

Ban đầu, tôi chỉ kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, đồ dùng gia đình, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây, tôi đã mở rộng diện tích cửa hàng và mạnh dạn vay vốn để phát triển đa dạng các mặt hàng kinh doanh. Nhờ đó, kinh tế gia đình tôi ngày càng ổn định hơn, tôi cũng có thêm điều kiện để hỗ trợ người dân địa phương trong việc thu mua một số loại nông sản theo mùa vụ, hỗ trợ vận chuyển và kết nối tiêu thụ sản phẩm”.

Hiện nay, hệ thống thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Hướng Hóa diễn ra khá sôi động, mạng lưới thương mại bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng được củng cố, ngày càng mở rộng về quy mô kinh doanh, mẫu mã hàng hóa đa dạng, phong phú.

Huyện thường xuyên chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành rà soát, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, từ đó khuyến khích, tạo thuận lợi để các hộ dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư. Hỗ trợ các hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi số, áp dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, bán hàng trực tuyến.

Bên cạnh phát triển thương mại trong nước, hoạt động thương mại biên giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một trong những động lực quan trọng để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa.

Vì vậy, huyện đã tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực với đối tác trong khu vực và trên thế giới; chỉ đạo các cấp, ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện cho cư dân biên giới trao đổi, mua bán hàng hóa theo hình thức thương mại biên giới.

Còn tại huyện Đakrông, những năm qua, UBND huyện đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thương mại, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn, đồng thời thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng và đa dạng các hoạt động thương mại.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đại Lợi, hoạt động kinh doanh thương mại tại trung tâm và những khu vực khác trên địa bàn huyện ổn định. Số lượng, chủng loại hàng hóa được các cơ sở kinh doanh chú trọng cung ứng đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Công tác xúc tiến thương mại được quan tâm, đặc biệt huyện đã có nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh có các sản phẩm đặc trưng tham gia Hội chợ Thương mại và Du lịch - Nhịp cầu Xuyên Á - Quảng Trị năm 2024 và các chương trình kết nối giao thương trong, ngoài tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn huyện Đakrông có 29 doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ; 10 hợp tác xã; 1.693 cơ sở kinh doanh cá thể với 2.349 lao động và các cơ sở bán lẻ khác.

Dịch vụ bưu chính, viễn thông ngày càng được nâng cao và phát triển nhanh, mạng lưới viễn thông mở rộng khắp trên địa bàn; 100% xã có dịch vụ điện thoại, internet. Hình thức giao dịch, mua bán sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, bán hàng online trên mạng xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Mặt khác, hình thức bán hàng lưu động thông qua các phương tiện ô tô, xe máy đến các xã vùng sâu, vùng xa thuận tiện, góp phần cung cấp hàng hóa cơ bản thiết yếu cho người dân.

Đáng chú ý, hiện nay UBND tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Nam Tiến thực hiện dự án “Xây dựng hệ thống băng tải vận chuyển than đá từ Lào về Việt Nam đoạn trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam (xã A Ngo, huyện Đakrông) với tổng số vốn đăng ký 1.489,272 tỉ đồng. Ngoài ra, có một số dự án đang trong quá trình hoàn thành thủ tục đầu tư như: Khu dịch vụ thương mại kết hợp trạm cấp nhiên liệu tại Cửa khẩu quốc tế La Lay của Công ty Cổ phần Anh Phát Petro; dự án Kho bãi tập kết hàng hóa thôn A Đeng, xã A Ngo...

Với vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phát triển thương mại, dịch vụ là giải pháp căn bản để người dân có động lực và điều kiện gia tăng sản xuất, tiếp cận các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ nền sản xuất hàng hóa của các vùng, miền, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập.

Do vậy, thời gian tới, các cấp, ngành, chính quyền địa phương cần tiếp tục ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng thương mại, giao thông ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đổi mới phương thức hoạt động, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại.

Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; phát triển các loại hình dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa... nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Thu Hạ

Tin liên quan:
  • Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi
    Thúc đẩy phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện ...

    Thời gian qua, huyện Hướng Hóa triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2021-2025 gắn với các đề án, nghị quyết, kết luận, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII và kế hoạch phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2021-2025, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, nâng cao đời sống Nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

  • Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi
    Khe Sanh đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch

    Phát huy lợi thế địa bàn thị trấn trung tâm huyện, nằm trên cửa ngõ Hành lang kinh tế Đông - Tây về phía Việt Nam, thời gian qua, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa tập trung các nguồn lực đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa phương.


Thu Hạ

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm

Chủ động phòng, chống dịch cúm gia cầm
2025-04-11 05:45:00

QTO - Dịch cúm gia cầm (H5N1) mới xuất hiện ở thôn Trâm Lý, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng. Ngay sau khi dịch mới xuất hiện, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Hải...

Phát triển kinh tế từ nuôi dúi

Phát triển kinh tế từ nuôi dúi
2025-04-10 06:10:00

QTO - Anh Võ Sĩ Lâm (sinh năm 1995), ở Phường 4, TP. Đông Hà, không phải là người đầu tiên tại Quảng Trị nuôi dúi nhưng nhờ biết cách đầu tư cộng với siêng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long