
{title}
{publish}
{head}
QTO - Hiện nay, việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể thông qua việc thu thập tài liệu văn bản, ghi hình, ghi âm các tư liệu hình ảnh động về các loại hình văn hóa và từng bước chuyển đổi số trong hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đang được nhiều địa phương trong nước quan tâm ứng dụng. Đối với huyện Đakrông, việc thực hiện số hóa dữ liệu các loại hình văn hóa phục vụ công tác bảo tồn, thúc đẩy phát triển du lịch...cũng đang đặt ra rất cấp thiết.
Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông lần thứ 2 -Ảnh: Đ.T
Toàn huyện Đakrông có 32 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng, trong đó có 1 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 2 di tích cấp quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh, bao gồm di tích kiến trúc, di tích danh thắng, di tích văn hóa nghệ thuật, di tích khảo cổ, di tích lịch sử...
Về thiết chế văn hóa, huyện có 1 nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô; 1 nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Kô tại xã A Ngo; 1 nhà văn hóa trung tâm huyện; 7 nhà văn hóa xã đạt chuẩn; 75/78 thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 70% làng, bản được đầu tư thiết bị phục vụ sinh hoạt văn hóa.
Cùng với đó là những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể với nhiều loại hình đặc sắc của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô bao gồm 51 loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể (trong đó dân tộc Vân Kiều có 27 loại hình, dân tộc Pa Kô có 24 loại hình). Đặc biệt, ngày 10/11/2023, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký Quyết định số 3420/QĐ-BVHTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, lễ hội Ariêu ping của người Pa Kô ở huyện Đakrông và Hướng Hóa là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Nổi bật như Nghị quyết số 14/2017/ NQ-HĐND ngày 21/12/2017 của HĐND huyện về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Đakrông giai đoạn 2018-2020, hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 05- NQ/HU ngày 11/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đakrông về xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021-2025...
Bên cạnh đó, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức gìn giữ, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, nhờ nỗ lực triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Đakrông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Điều này được thể hiện rõ qua việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày hiện vật; xây dựng nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô ở xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại xã Đakrông. Cùng với đó, nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô được phục dựng, bảo tồn như: lễ hội Ariêu ping (bốc mả), A Da (mừng lúa mới), Prúc bor (cầu mùa)...
Các loại nhạc cụ truyền thống như cồng, chiêng, trống, khèn; các làn điệu dân ca như Oát, Xà nớt, Cà lơi- Cha chấp, Xiêng... được chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị. Toàn huyện có hàng trăm chiếc cồng, chiêng được lưu giữ tại các hộ gia đình, với 11 lễ hội truyền thống, 20 loại nhạc cụ, trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển. Huyện duy trì 4 đội cồng chiêng, nhiều lần tham gia Hội thi cồng chiêng quốc tế tại Tây Nguyên, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, huyện, được đánh giá cao.
Hệ thống chữ viết Bru- Vân Kiều được truyền dạy rộng rãi cho nhiều đối tượng. Bên cạnh bảo tồn các giá trị văn hóa trong cộng đồng, chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương kêu gọi các tổ chức hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Bru- Vân Kiều, nghệ nhân về nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm...để gìn giữ, lưu truyền các giá trị văn hóa truyền thống cho các thế hệ mai sau.
Song song với việc khôi phục các lễ hội truyền thống, huyện Đakrông đã tổ chức thành công các hoạt động văn hóa, nghệ thuật truyền thống như Lễ hội Văn hóa- Thế thao- Du lịch các dân tộc với nhiều hoạt động mang nội dung, hình thức phong phú.
Đây là dịp để huyện Đakrông tôn vinh truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn, giáo dục truyền thống yêu nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là cơ hội để quảng bá, giới thiệu tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng, kêu gọi quảng bá, xúc tiến đầu tư, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội.
Để đạt được mục tiêu xây dựng Đakrông trở thành một trong những điểm dừng chân trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, một điểm đến hấp dẫn mang đặc sắc riêng trên bản đồ du lịch, thu hút du khách trong nước và quốc tế, cần đẩy mạnh tuyên truyền về vị trí, tầm quan trọng của phát triển du lịch trong cộng đồng; đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách làm về phát triển du lịch phù hợp với xu thế hội nhập; khai thác và phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có của địa phương; tôn trọng yếu tố tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên và khai thác hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương.
Hiện nay, việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa.
Đối với huyện Đakrông, trước mắt cần chú trọng đầu tư xây dựng các sản phẩm video, clip, phim ngắn...tận dụng sự tiện lợi của mạng xã hội để lan tỏa những giá trị của các loại hình, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống tiêu biểu của địa phương.
Quan tâm ứng dụng khoa học công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa phi vật thể truyền thống của các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô.
Từng bước thực hiện số hóa dữ liệu các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc và các loại hình di sản truyền thống khác của các dân tộc thiểu số, phục vụ công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch.
Đan Tâm
Hôm nay 1/6, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban VH-XH HĐND tỉnh với huyện ...
Hôm nay 30/5, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc của Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh với huyện ...
Quảng Trị có một hệ thống di sản văn hóa khá phong phú, đồ sộ và độc đáo với với hơn 500 di tích đã được xếp hạng các cấp, bao gồm 4 di tích quốc gia đặc biệt, ...
Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao (VHTT-TDTT) huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn ...
Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích ...
Xác định bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) là một nhiệm vụ có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển KT-XH của địa phương, thời gian qua, ...
Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chương trình, dự án, thời gian qua, huyện Đakrông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn ...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận 3 lễ hội truyền thống của tỉnh Quảng Trị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
QTO - Từ ngày 25 - 27/7, Ủy ban MTTQVN tỉnh phối hợp với Công ty CP Du lịch và Đầu tư bất động sản Đồng Đội Phú Quốc, tỉnh An Giang tổ chức hoạt động thăm...
QTO - Sáng 27/7, thông tin từ Chi cục Thủy lợi và phòng, chống thiên tai, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng và...
QTO - Trong 2 ngày 26 và 27/7, tại Đền tưởng niệm liệt sĩ Trường Sơn, đường 20 Quyết Thắng trọng điểm Cà Roòng-ATP (xã Thượng Trạch) đã diễn ra lễ rước...
QTO - Khai trương từ tháng 8/2024, mô hình Ngân hàng sữa mẹ (NHSM) vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh đã mang lại những kết quả tích cực trong việc hỗ trợ...
QTO - Từ lâu, học bổng “Thắp sáng tương lai” của Swinburne Việt Nam là giấc mơ của nhiều bạn trẻ, trong đó có Khuất Hạnh Nguyên (SN 2007), học sinh Trường...
QTO - L.T.S: Sau sáp nhập, hành trình xây dựng tỉnh Quảng Trị mới không chỉ là câu chuyện về mô hình bộ máy, mà là hành trình của sự dấn thân, đoàn kết và...
QTO - Với Lương Hoài Nhật Linh (sinh năm 2007), học sinh lớp 12A1, Trường THPT Vĩnh Linh, huyện Vĩnh Linh, việc miệt mài đèn sách không chỉ mở ra tương lai...