Cập nhật:  GMT+7

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”

Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, từ năm 2021 đến nay, các cấp hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) trong tỉnh đã xây dựng các mô hình địa chỉ tin cậy, câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi...

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”

Hội LHPN tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ ra mắt mô hình Tổ truyền thông cộng đồng tại thôn Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa -Ảnh: P.T

Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” xây dựng và đi vào hoạt động bước đầu đạt những kết quả khả quan. Đây là mô hình dân vận khéo, hướng đến thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo hướng tích cực, có lợi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới và những hủ tục trên địa bàn, giải quyết những vấn đề cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em (PN&TE).

Thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 - 2025 với 10 dự án thành phần nhằm hỗ trợ phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện, Hội LHPN tỉnh được UBND tỉnh phân công là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan; UBND các huyện, xã thuộc chương trình hướng dẫn và tổ chức thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo theo định kỳ, đột xuất.

Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động Dự án 8, trong đó có mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”. Mỗi tổ truyền thông cộng đồng có từ 7 đến 10 thành viên, các thành viên tự nguyện, tích cực tổ chức các hoạt động, ít nhất mỗi tháng một lần bằng các hình thức: chủ động tổ chức tuyên truyền, lồng ghép tuyên truyền trong các buổi họp thôn, họp mặt trận, chi hội phụ nữ, đoàn thanh niên...

Thông qua các buổi truyền thông để nâng cao kỹ năng, kiến thức cho Ban điều hành tổ truyền thông và người dân trên địa bàn. Từ năm 2021 đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã thành lập 105 tổ truyền thông cộng đồng tại 105 thôn với 910 người tham gia thuộc các xã miền núi.

Hằng tháng, Ban điều hành tổ truyền thông tiến hành họp bàn kế hoạch hoạt động trong tháng và tháng tiếp theo, tập trung vào các nội dung tuyên truyền, ưu tiên tuyên truyền nội dung nào trước, nội dung nào sau, cách thức tuyên truyền như thế nào, chủ động tổ chức tuyên truyền hay lồng ghép..., linh hoạt trong hoạt động tuyên truyền.

Tùy theo nội dung tuyên truyền, Ban điều hành tổ truyền thông giao cho tổ trưởng, tổ phó hay thành viên. Nội dung nào liên quan đến công an như: phòng, chống tội phạm, ma túy, mua bán người; phòng, chống tệ nạn xã hội, an ninh biên giới quốc gia... giao cho công an tuyên truyền; nội dung tuyên truyền Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình... giao cho chi hội phụ nữ, chi đoàn thanh niên hoặc trưởng thôn tuyên truyền; tuyên truyền về bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ gìn đường biên cột mốc thì cán bộ biên phòng tuyên truyền... Tùy theo nội dung, kỹ năng, chuyên môn, năng lực sở trường của thành viên để phân công nhiệm vụ tuyên truyền.

Các thành viên tổ truyền thông cộng đồng đã được tập huấn các bước thành lập tổ truyền thông, vận hành tổ truyền thông, lập kế hoạch truyền thông, truyền thông nhóm nhỏ; truyền thông trên hệ thống loa phát thanh, loa cầm tay, kỹ năng viết tin, bài, kỹ năng chụp hình, truyền thông trên nền tảng số, các kỹ năng truyền thông.

Đối thoại chính sách, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình như: các vấn đề bất bình đẳng giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới, phòng chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khỏe, làm mẹ an toàn; tham gia các sự kiện truyền thông về “Bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình”, giao lưu tổ truyền thông...Thông qua các hoạt động, Ban điều hành đã được nâng cao kỹ năng, kiến thức, áp dụng có hiệu quả vào trong quá trình vận hành tổ truyền thông và trong quá trình truyền thông.

Qua hơn 2 năm, 105 tổ truyền thông cộng đồng hoạt động có hiệu quả, nhiều nội dung tuyên truyền được chuyển tải đến người dân trong cộng đồng như: Bình đẳng giới; phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình; hôn nhân cận huyết thống; vận động trẻ em bỏ học trở lại trường; phòng, chống ma túy, tội phạm, tệ nạn xã hội, phòng, chống mua bán người, di cư bất hợp pháp...

Đã tổ chức 200 cuộc tuyên truyền đến hơn 12 ngàn lượt người dân. Hoạt động của tổ truyền thông cộng đồng đã lan tỏa trong cộng đồng, bước đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo hướng tích cực, có lợi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, hủ tục...

Để duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng mô hình tổ truyền thông cộng đồng, Phó Chủ tịch Thường Trực Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Quế Phượng cho biết: “Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo hội LHPN các huyện Đakrông, Hướng Hoá, Vĩnh Linh, Gio Linh tiếp tục thành lập các tổ truyền thông cộng đồng tại các thôn, bản; tập huấn vận hành tổ, các kỹ năng truyền thông, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống ma tuý... giúp các thành viên có kiến thức, kỹ năng trực tiếp truyền thông, tuyên truyền đến người dân”.

Mô hình tổ truyền thông cộng đồng bước đầu thực hiện có hiệu quả, hy vọng rằng 100% thôn, bản tại các xã vùng DTTS và miền núi, các thành viên tổ truyền thông cộng đồng nỗ lực tuyên truyền thường xuyên, từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo hướng tích cực, có lợi và giải quyết những vấn đề cấp thiết cho PN&TE.

Phương Thiện

Tin liên quan:
  • Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”
    Giúp người dân vùng khó thay đổi nếp nghĩ, cách làm

    Nhiều năm gắn bó với công tác mặt trận thôn, chị Hồ Thị Di, Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn Ba Nang, xã Ba Nang, huyện Đakrông luôn tận tâm với công việc và được dân bản quý mến. Chị đã tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm xóa bỏ các tập quán lạc hậu, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống.

  • Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”
    Truyền thông góp phần thay đổi nhận thức về tác hại của thuốc lá

    Ai cũng biết hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, thế nhưng tỉ lệ người hút thuốc lá trong xã hội ngày càng có xu hướng tăng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu là do sự hiểu biết một cách đầy đủ về tác hại của thuốc lá vẫn còn hạn chế. Do vậy, công tác truyền thông đóng vai trò rất quan trọng và cần được đẩy mạnh, từ đó góp phần nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL).

  • Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”
    426 cộng tác viên dân số được nâng cao kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về ...

    Từ ngày 21 - 26/11/2022, Chi cục dân số - KHHGĐ tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện Triệu Phong, thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị tổ chức hội nghị nâng cao kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi về tầm soát sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho đội ngũ cộng tác viên dân số tại địa bàn năm 2022.


Phương Thiện

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khánh kiệt vì bệnh tật

Khánh kiệt vì bệnh tật
2024-04-13 06:20:00

QTO - Hoàn cảnh của ông Hồ Pa Xế (sinh năm 1970), người đồng bào dân tộc Vân Kiều, ở thôn Vùng Kho, xã Đakrông, huyện Đakrông rất đáng thương bởi đang phải...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long