{title}
{publish}
{head}
Cùng với cả nước, sau những ngày nghỉ tết Nguyên đán, các địa phương tỉnh Quảng Trị đã tiến hành phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Thìn. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị về tổ chức “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đây là việc làm ý nghĩa đầu xuân, góp phần phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thực hiện Đề án trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, năm qua tỉnh Quảng Trị đã trồng được trên 11.500 ha rừng và trên 3 triệu cây phân tán; sản xuất trên 30 triệu cây giống lâm nghiệp các loại để tổ chức trồng rừng tập trung. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đưa vào tiêu thụ đạt trên 1 triệu mét khối, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ; độ che phủ rừng đạt 49,9%, góp phần quan trọng ổn định môi trường sinh thái và giảm thiểu hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra.
Trên bình diện cả nước, thực hiện các chương trình, đề án trồng rừng, phục hồi rừng và trồng cây phân tán, năm qua, tỉ lệ che phủ rừng đạt 42,02%; duy trì, phát triển hơn 14,7 triệu héc ta rừng, trong đó có 4,6 triệu héc ta rừng trồng, đã tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản; góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân.
Sau 3 năm thực hiện Đề án trồng một tỉ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025, đến nay cả nước trồng được gần 770 triệu cây, đạt 121% so với kế hoạch; phong trào xã hội hóa trồng cây, trồng rừng ngày càng được các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân quan tâm, ủng hộ.
Vấn đề đặt ra hiện nay là công tác phát triển rừng và trồng cây xanh còn gặp một số khó khăn. Diện tích đất chưa trồng rừng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện KT-XH khó khăn. Công tác quản lý quy hoạch, duy trì diện tích đất cho trồng cây xanh đô thị chưa được quan tâm đúng mức; diện tích đất cây xanh đô thị hiện nay thấp hơn nhiều so với các quy chuẩn về quy hoạch đô thị. Vốn đầu tư cho phát triển rừng còn hạn chế, phân bổ chậm, mức hỗ trợ trồng cây, trồng rừng còn thấp so với yêu cầu thực tiễn. Tình hình quản lý, bảo vệ rừng tại một số địa bàn vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp...
Để tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” thiết thực, hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chú trọng phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển KT-XH, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; chủ động thực hiện các cam kết quốc tế.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch trồng cây phân tán, trồng rừng tập trung, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nông, lâm kết hợp. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học gắn với việc phát triển KT-XH, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và nâng cao giá trị đa dụng của rừng. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp, đồng thời tăng cường huy động xã hội hóa, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
Chú trọng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp bản địa đa mục đích; kết hợp trồng cây lâm sản ngoài gỗ để nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng. Đẩy mạnh trồng cây xanh lâu năm phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu văn hóa - lịch sử, hành lang giao thông kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của các bộ, ngành, các cấp chính quyền theo đúng quy định của pháp luật; xác định rõ vai trò của người đứng đầu trong việc để xảy ra vi phạm. Khẩn trương tổ chức thực hiện và hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng gắn với cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; bảo đảm tất cả diện tích rừng và đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp phải được giao, cho thuê đến chủ rừng thực sự.
Tăng cường quản lý bảo vệ rừng, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn xử lý nghiêm minh, triệt để các hành vi phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, tình trạng khai thác, vận chuyển tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp, tình trạng săn bắt, kinh doanh, vận chuyển và tiêu thụ động vật hoang dã.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là việc đốt nương làm rẫy.
Theo dõi hiện trạng, diễn biến rừng, xây dựng, cập nhật kịp thời cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng; thực hiện điều tra rừng, xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, trữ lượng cácbon của rừng để quản lý rừng bền vững, phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, góp phần phát triển KT-XH của đất nước.
Tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng hệ sinh thái rừng một cách khoa học, minh bạch, hiệu quả trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương và giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng nhằm nâng cao giá trị kinh tế, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng.
Huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đầu tư, nguồn vốn xã hội hóa; lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công và các chương trình, đề án giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo để thực hiện thành công Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Minh Phương
QTO - Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng. Mục tiêu của đề...
QTO - Một ngày trước khi bước qua năm mới 2025, UBND huyện Triệu Phong công bố quy hoạch các địa điểm liên quan đến Dinh chúa Nguyễn (1558 - 1626) vào sáng...
QTO - Cách đây một phần tư thế kỷ, khi lần đầu đến Thái Lan, nhìn hàng hàng xe hơi ken đặc trên đường phố Thủ đô Bangkok, tôi nghĩ không biết khi nào hình...
QTO - Trong không khí hân hoan đón chào năm mới, thời khắc chuyển giao giữa hai năm Quý Mão - Giáp Thìn, cũng là lúc tiếng pháo bắt đầu nổ ở nhiều nơi trên...
QTO - Năm qua, nhuận 2 tháng Hai, mùa mưa bão ở Miền Trung kéo dài đến tận cuối Thu, đầu Đông nhưng dường như thời tiết cũng chuyển sang Tết sớm hơn. Mới cuối tháng Chạp mà mưa...
QTO - Trước khi vào dự buổi tiếp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, ông Lee Won hee, Giám đốc đối ngoại Hội Nhà báo Hàn Quốc nói với các nhà...
QTO - Ngày nay, bên cạnh chiều hướng, biểu hiện tích cực, phản ánh những giá trị văn hóa truyền thống, giá trị đạo đức, góp phần xây dựng đời sống xã hội...
QTO - Trước thềm tết Nguyên đán 2024, tỉnh Quảng Trị đã chủ động xin rút khỏi danh sách xin trung ương hỗ trợ gạo cứu đói. Đây là động thái gây bất ngờ bởi...
QTO - Thời gian gần đây, đặc biệt từ đầu năm 2023 đến nay, hàng loạt vụ việc liên quan đến thanh thiếu niên sử dụng, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma...
QTO - Phát biểu tại phiên họp lần thứ 7, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Các bộ, ban,...
QTO - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, hoạt động tham gia tập luyện và tuyên truyền Pháp luân công tiếp tục diễn biến phức tạp. Hầu hết các địa phương...
QTO - Sau gần 2 năm thực hiện chủ trương của tỉnh về việc đỡ đầu, giúp xã khó khăn xây dựng nông thôn mới (NTM), các đơn vị được phân công đã có những hoạt...