{title}
{publish}
{head}
Vừa qua, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đề xuất tại Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) về việc học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được đi làm thêm, nhưng không vượt quá 20 giờ/tuần và phải thực hiện quy định của pháp luật về lao động. Đề xuất này khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, phần lớn sinh viên mong muốn được làm thêm hơn 20 giờ trong tuần.
Sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ thuật Quảng Trị làm thêm ngoài giờ học để trang trải chi phí -Ảnh: TÚ LINH
Bộ LĐ, TB&XH đang lấy ý kiến dự thảo đề xuất học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong kỳ học và 48 giờ một tuần trong kỳ nghỉ.
Sinh viên Lê Thị C. ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh đang học đại học năm thứ 3 tại một trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh. Gia đình C. có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ làm nông, hay đau ốm và đang nuôi 2 em học phổ thông ở quê. Để C. được đi học, gia đình phải vay Ngân hàng Chính sách xã hội từ nguồn vốn cho vay học sinh, sinh viên để chi trả học phí trong 4 năm học.
Kể từ khi bước vào học năm thứ nhất, ngoài thời gian ở trường, C. tranh thủ kiếm việc làm thêm mới có tiền trang trải chi phí ăn học. Với đề xuất giới hạn thời gian làm thêm của sinh viên không quá 3 tiếng/ngày, C. tỏ ra khá lo lắng, bày tỏ nếu thời gian làm thêm bị rút ngắn thì tài chính có thể trở nên eo hẹp hơn.
C. chia sẻ: “Hai năm qua, em làm thêm nhiều công việc như bán áo quần, phục vụ nhà hàng ăn uống, cà phê, cửa hàng tiện lợi... với thời gian làm mỗi tuần 6 ngày, mỗi ca 6 giờ đồng hồ. Như vậy, tổng thời gian đi làm trong tuần là 36 tiếng. Em cân đối phù hợp thời gian học tập và làm thêm nên mọi việc rất ổn trong thời gian qua. Nếu quy định học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động được đi làm thêm, nhưng không vượt quá 20 giờ/tuần thì sẽ rất khó để em tìm được việc làm thêm phù hợp vì các chủ cửa hàng thường yêu cầu ca làm tối thiểu từ 4 - 5 giờ/ngày (mức lương 16-20 nghìn đồng/giờ) và ít nhất 5-6 ngày/tuần”.
Sinh viên Trương Thanh M. ở TP. Đông Hà, đang học đại học kinh tế năm thứ 2 tại Đà Nẵng chia sẻ, vừa bước vào đại học, em sắp xếp việc học tập hợp lý và đăng ký đi làm thêm ở một nhà hàng hải sản. M. muốn đi làm thêm để tích luỹ kinh nghiệm, tăng vốn giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc và tiếp cận thị trường việc làm.
Thêm vào đó, M. muốn đỡ đần bố mẹ các khoản chi tiêu cho học hành, sinh hoạt... Chia sẻ cách cân bằng giữa việc học và việc đi làm thêm, M. cho biết, trường cho sinh viên đăng ký học phần dưới dạng tín chỉ nên em đã sắp xếp toàn bộ lịch học vào buổi sáng, dành các buổi chiều đi làm thêm, tối về ôn bài.
Lớp M. cũng có nhiều sinh viên đi làm thêm. Nếu quy định sinh viên làm thêm không được quá 20 giờ/ tuần thì khó cho người thuê cũng như sinh viên đi làm vì thời gian yêu cầu tối thiểu của mỗi ca làm thêm thường tương đương 1⁄2 ngày công. Những trăn trở của M. cũng là lo lắng chung của nhiều sinh viên hiện nay.
Còn đối với cô sinh viên đang học năm thứ 4 tại Đại học Huế Mai Thị V.A. thì mỗi tuần làm thêm 6 ngày, mỗi ngày 5 giờ bắt đầu từ 17 giờ chiều. Công việc làm tại quán cà phê đem lại cho V.A. khoản thu nhập hơn 1,4 triệu đồng/tháng. A. cho biết nếu không đi làm thêm thì khoảng thời gian rảnh rỗi cũng không làm gì, đôi khi còn lạm dụng mạng xã hội, ít nhiều ảnh hưởng đến việc học hành. Vì vậy, A. đồng quan điểm sinh viên cần đi làm thêm với thời gian phù hợp để có trải nghiệm tốt trước khi ra trường.
Trước những ý kiến khác nhau đối với dự thảo này của Bộ LĐ, TB&XH, mới đây tờ VnExpress đã có cuộc khảo sát đối với hơn 3.600 độc giả. 71% ý kiến khảo sát cho rằng sinh viên nên được làm thêm thoải mái, không hạn chế thời gian, chỉ cần bảo đảm việc học tập. 14% đồng tình sinh viên nên làm thêm mỗi tuần từ 20 tiếng trở xuống, số còn lại cho rằng sinh viên có thể làm 20-30 tiếng là hợp lý.
Theo các nhà chuyên môn, thực tế hiện nay, nhu cầu làm thêm của sinh viên rất lớn. Hầu hết việc làm thêm của sinh viên là việc làm thời vụ, không ký kết hợp đồng lao động và người sử dụng lao động thường né tránh việc này.
Vì vậy, nếu trường hợp xảy ra tranh chấp, tai nạn lao động thì thường người thiệt thòi là học sinh, sinh viên. Do đó cần phải có những quy định rất cụ thể như đề xuất của Bộ LĐ,TB&XH để bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên cũng như tránh tình trạng học sinh, sinh viên mải mê kiếm tiền mà xao lãng việc học tập.
Mỗi khi đã có quy định của pháp luật về thời gian làm việc của học sinh thì người sử dụng lao động phải thực hiện và quyền lợi của học sinh, sinh viên sẽ được đảm bảo một cách tốt hơn. Trong trường hợp người sử dụng lao động sai phạm, cơ quan chức năng có thể dựa vào luật để kịp thời chấn chỉnh, xử lý.
Tuệ Linh
QTO - Nhằm phát huy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em và triển khai Dự án 8 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ...
QTO - Thực hiện phong trào Vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân của ngành y tế, đến nay khoảng 97% chất thải y tế được xử lý tại bệnh viện, 100% các...
QTO - Hiện nay, đời sống vật chất, tinh thần người cao tuổi (NTC) trên địa bàn huyện Gio Linh ngày càng được nâng cao. Có được những kết quả đó là nhờ sự...
QTO - Ngày nay, hiếm nghệ nhân người dân tộc thiểu số nào vừa có khả năng sử dụng được nhiều loại nhạc cụ vừa chế tác nhạc cụ, hát dân ca và đan lát truyền...
QTO - Thời gian gần đây, xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài đến địa bàn tỉnh Quảng Trị và lợi dụng tâm lý chủ quan, mất cảnh giác, thật thà, cả...
QTO - Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã làm tốt chức năng tham mưu nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết chính sách bảo hiểm thất...
QTO - Bất ngờ nhận được 470 triệu đồng, em Nguyễn Văn Trọng (sinh năm 2002), một sinh viên người Quảng Trị đang theo học tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần...
QTO - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh than tại Lào, cơ quan chức năng và các địa phương dọc tuyến biên giới Việt - Lào đang tập trung triển khai...
QTO - Các cơ sở chế biến hải sản nằm xen trong khu dân cư vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất an toàn giao thông là một trong những thực trạng của nhiều địa...
QTO - Nhiều lần đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi nghe chị em phụ nữ xã kể về chị Hoàng Thị Tình ở thôn Minh Phước, một tấm gương phụ nữ tiêu...
QTO - Tiếp tục triển khai phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và Chỉ thị 43/CT-TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo...
QTO - Bữa ăn ca có vai trò quan trọng đối với người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN), khi suất ăn được đảm bảo chất lượng và số lượng, NLĐ có đủ sức...