Cập nhật:  GMT+7

Tạo sức bật mới cho nông thôn Quảng Trị năm 2024

Có thể khẳng định, xây dựng nông thôn mới (NTM) luôn là nhiệm vụ chính trị trọng tâm được các cấp, các ngành, các địa phương trong tỉnh vào cuộc và triển khai quyết liệt, nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã được nâng cao. Đến nay, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng NTM cơ bản đạt được lộ trình của tỉnh đề ra, diện mạo nông thôn đã có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng từng bước đáp ứng yêu cầu sinh hoạt và sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao.

Tạo sức bật mới cho nông thôn Quảng Trị năm 2024

Đường qua khu dân cư thị trấn Cam Lộ, huyện nông thôn mới Cam Lộ -Ảnh: Đ.T

Xây dựng NTM phải đi vào thực chất, phát huy hiệu quả cao

Theo số liệu thống kê, đến cuối năm 2023, toàn tỉnh đã có 69/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỉ lệ 68,3%), trong đó có 9 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; bình quân tiêu chí toàn tỉnh là 15,8 tiêu chí/xã (tăng 1,7 tiêu chí/xã so với cuối năm 2022); có 4 thôn đặc biệt khó khăn, thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn thôn NTM (của các xã Vĩnh Ô, Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh); có 78 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu; có 56 vườn hộ gia đình được công nhận vườn mẫu NTM (tại huyện Vĩnh Linh và Triệu Phong).

Về thực hiện mục tiêu đặt ra trong năm 2023, hiện nay có 5 xã đã và đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM, có 7 xã đã và đang hoàn thiện các thủ tục hồ sơ để trình xét công nhận đạt chuẩn xã NTM nâng cao; dự kiến nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của toàn tỉnh lên 74/101 xã, trong đó có 16 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, đạt và vượt mục tiêu xây dựng NTM năm 2023.

Các huyện Triệu Phong, Hải Lăng đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM; huyện Cam Lộ (đã được công nhận huyện NTM năm 2019) đang hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để trình xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao, đảm bảo theo kế hoạch, lộ trình của tỉnh đã đề ra. Phấn đấu đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 77/101 xã đạt chuẩn NTM (chiếm tỉ lệ 75,2%), trong đó có 24 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, kiểu mẫu; huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn huyện NTM; huyện Triệu Phong, Hải Lăng hoàn thành hồ sơ trình công nhận huyện NTM, huyện Cam Lộ hoàn thành hồ sơ trình công nhận huyện NTM nâng cao; có 43 thôn, bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn thôn NTM.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của chúng tôi về những định hướng lớn khi triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh trong năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh: tỉnh đang kiên trì mục tiêu cao nhất trong xây dựng NTM là thúc đẩy sự phát triển của các địa phương, ngày càng tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, không ngừng làm cho cuộc sống của người dân được nâng cao.

Nếu ở một địa phương xây dựng được các tuyến đường hoa đẹp, cổng chào lớn, hệ thống pa nô, áp phích tuyên truyền về xây dựng NTM treo dựng khắp nơi... nhưng người dân thiếu hoặc không có việc làm, thu nhập thấp và bấp bênh thì vẫn phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đạt cho được mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống cho người dân. Chúng ta cần xác định rõ là phải xây dựng NTM một cách thực chất, lấy sự hài lòng của người dân làm “thước đo” kết quả xây dựng NTM, để mỗi địa phương được công nhận đạt chuẩn NTM thực sự là “miền quê đáng sống”.

Ưu tiên nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn

Ông Hà Sỹ Đồng cũng nêu rõ, muốn nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, trước hết cần cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hình thành và triển khai hiệu quả mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh gắn với chuỗi sản xuất, chế biến nông sản và phát triển thị trường. Cần tăng cường chỉ đạo thúc đẩy việc triển khai thực hiện thực chất và mạnh mẽ chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững.

Tăng cường các giải pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, như: hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường; quy hoạch vùng sản xuất nông sản có lợi thế, vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu, gỗ rừng trồng; tổ chức sản xuất hợp lý, thúc đẩy hợp tác, liên kết phát triển chuỗi giá trị...

Đặc biệt cần có chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, tạo “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, nhân rộng các mô hình kinh tế nông nghiệp hiệu quả.

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế của tỉnh theo hướng sinh thái, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.

Ông Hà Sỹ Đồng cũng cho rằng, tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; tiêu chí về thu nhập; tiêu chí giảm nghèo đa chiều... là các tiêu chí hết sức quan trọng liên quan đến đời sống Nhân dân nên cần phải được ưu tiên đầu tư, chú trọng, vì mục đích xuyên suốt của quá trình xây dựng NTM là người dân có việc làm, có thu nhập, đời sống được nâng lên.

Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm

Hiện nay, Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 nâng cao cả về chất và lượng, nhiều chỉ tiêu khó thực hiện, cần nhiều nguồn lực, thời gian để hoàn thiện. Kết quả xây dựng NTM của một số vùng, miền vẫn còn khoảng cách chênh lệch lớn, trong khi nhiều xã đã chuyển sang giai đoạn nâng cao chất lượng, xây dựng xã NTM nâng cao và kiểu mẫu thì một số xã vẫn còn số tiêu chí đạt rất thấp (vẫn còn 22 xã đạt dưới 13 tiêu chí), một số xã đã đạt chuẩn vẫn chưa bắt kịp với bộ tiêu chí giai đoạn 2021-2025.

Để góp phần nâng cao đời sống cho người dân trong quá trình xây dựng NTM, công tác lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình MTQG phải thực sự đồng bộ, thống nhất. Về nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG cần tập trung tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách để triển khai thực hiện hiệu quả, tạo điều kiện hoàn thiện tiêu chí thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất ở các xã, nhất là các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tăng cường thực hiện hiệu quả các giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM, đặc biệt là lồng ghép giữa các chương trình MTQG, gắn với công tác đỡ đầu của các sở, ban, ngành, doanh nghiệp để hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi xây dựng NTM.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong lộ trình phấn đấu đạt chuẩn NTM, cần chú trọng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, giảm nghèo và cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân.

Các địa phương cần tăng cường lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện đầu tư các tiêu chí có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phân tán; tăng cường phân cấp, phân quyền, nâng cao năng lực thực thi của cấp cơ sở gắn với công tác kiểm tra, giám sát; tập trung quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu huyện, xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đã đề ra trong năm 2024.

Đan Tâm

Tin liên quan:
  • Tạo sức bật mới cho nông thôn Quảng Trị năm 2024
    Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

    Huyện Cam Lộ có trên 20 nghìn lao động trực tiếp làm việc trong khu vực nông thôn. Thời gian qua, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân.

  • Tạo sức bật mới cho nông thôn Quảng Trị năm 2024
    Tiếp sức cho vùng khó trong xây dựng nông thôn mới

    Đỡ đầu, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương đúng đắn của cấp trên nhằm huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành đối với việc giúp các thôn, xã hoàn thành các chỉ tiêu trong chương trình xây dựng NTM.

  • Tạo sức bật mới cho nông thôn Quảng Trị năm 2024
    Dồn sức xây dựng nông thôn mới

    Xác định xây dựng NTM là một hành trình lâu dài, bền bỉ, không có điểm kết thúc, thời gian qua, các cấp Mặt trận trong tỉnh sớm vào cuộc, khơi dậy nội lực, huy động sức dân. Trong quá trình vươn tới ấy, nhiều mô hình, phần việc thiết thực đã ra đời, lan tỏa mạnh mẽ.


Đan Tâm

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng

Đổi thay ở thị trấn Cửa Tùng
2024-12-11 05:45:00

QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...

Quản lý chặt chẽ hoạt động đo lường

Quản lý chặt chẽ hoạt động đo lường
2024-01-18 05:55:00

QTO - Đo lường có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực KT-XH. Ngay từ thời kỳ đầu mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 08/SL ngày...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long