Cập nhật:  GMT+7

Tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt, khai thác thị trường

Chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp khu vực Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2024 tổ chức vào tuần đầu tháng 6/2024 tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã thu hút sự tham gia của hơn 80 nhà cung cấp và 10 nhà phân phối, hệ thống siêu thị, đơn vị xuất nhập khẩu đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước. Năm nay, chương trình chú trọng vào kết nối giao thương hơn là giao lưu, do đó, đã tạo ra nhiều cơ hội để các doanh nghiệp tìm kiếm hợp đồng, gia tăng doanh số bán hàng, mua bán, trao đổi sản phẩm.

Tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt, khai thác thị trường

Tại chương trình kết nối giao thương, các doanh nghiệp và nhà phân phối trao đổi thông tin về sản phẩm để triển khai hợp tác đầu tư -Ảnh: T.T

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng chả cá, thời gian qua, Công ty TNHH Yummy Food (Quảng Bình) liên tục nghiên cứu để phát triển thêm các sản phẩm mới trong lĩnh vực, xây dựng lộ trình đầu tư mở rộng thêm nhà máy. Sản phẩm chả cá của công ty đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Bình. Ông Nguyễn Tân Nam, Phó Giám đốc công ty cho biết, tham gia chương trình kết nối giao thương lần này, đơn vị mong muốn kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị để thu mua hải sản làm nguyên liệu sản xuất.

Đến từ tỉnh Hà Tĩnh, các doanh nghiệp như Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh, Công ty TNHH Đức Phúc, Hợp tác xã mật ong Cường Nga, Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ Thu Hằng, Cơ sở sản xuất dược liệu Hòa Anh với những sản phẩm đặc trưng như gạo Ngọc Mầm, cu đơ, tinh bột nghệ, tinh bột sắn dây, cao đinh lăng, bánh đa nem, sâm nhung...Đại diện Công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh Nguyễn Tấn Thành chia sẻ, các doanh nghiệp Hà Tĩnh mong muốn được học hỏi thêm kinh nghiệm cũng như hợp tác đầu tư, kết nối tiêu thụ hàng hóa với các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Trung Bộ để mở rộng thị trường, tăng thị phần.

Nhằm tăng hiệu quả kết nối giao thương, ban tổ chức đã “ghép đôi” giữa các đơn vị là cơ quan địa phương, các doanh nghiệp, nhà phân phối với nhau để hai bên trực tiếp đàm phán thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ hàng Việt.

Trong các phiên thương thảo, trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký kết nối với kênh phân phối sản phẩm Việt Nam tiêu biểu Ecofarm Pay, thuộc Công ty CP Tập đoàn Ecofarm Pay. Bà Bùi Tố Nga, Giám đốc điều hành - Ban Quản lý dự án Ecofarm Pay cho biết, Ecofarm Pay là dự án thiết lập các điểm trưng bày, quảng bá và phân phối hàng Việt cố định, bền vững trên phạm vi toàn quốc.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn từ 2022 - 2025, dự án sẽ xây dựng và tổ chức vận hành thí điểm các showroom, siêu thị hàng tiêu dùng, cửa hàng bán lẻ, dự kiến 3 điểm xây dựng chuẩn và 100 điểm liên kết tại một số tỉnh, thành phố trọng điểm, trong đó có Quảng Trị.

“Tham gia chương trình này, chúng tôi nhận thấy tỉnh Quảng Trị có rất nhiều sản phẩm OCOP có tiềm năng để các nhà cung cấp có thể kết nối với chuỗi điểm bán của dự án Ecofarm Pay nhằm cung ứng ra thị trường những sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng OCOP, đặc sản vùng miền, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Thời gian qua, chúng tôi đã kết nối đưa vào chuỗi hệ thống sản phẩm bột ngũ cốc của Cơ sở sản xuất Trần Lan, ở huyện Triệu Phong và đã được khách hàng rất ưa chuộng. Trong chương trình hôm nay, đã có nhiều nhà sản xuất các mặt hàng như tinh dầu, cao dược liệu, tinh bột nghệ...đăng ký để tham gia kết nối chuỗi phân phối hàng hóa của Ecofarm Pay”.

Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại là một giải pháp thiết thực, thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, giới thiệu những mặt hàng tiêu biểu, có tiềm năng của địa phương đến với các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến và xuất khẩu cả trong và ngoài nước.

Năm 2023, thông qua các hội nghị giao thương mà các doanh nghiệp Quảng Trị tham gia, đã có hàng chục lượt ký kết được hợp đồng và mở rộng được mạng lưới phân phối, tiêu thụ. Đơn cử như Công ty TNHH Thiện Bảo đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm mì sợi rau củ cho siêu thị Tứ Sơn Châu Đốc; Công ty TNHH Thương mại và sản xuất Anh Bách đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm mì sợi rau củ, bánh canh gạo lứt, các loại bánh mix hạt, bánh gạo cho Winmart (Hà Nội), siêu thị BGRMart, siêu thị Đức Thành, Trung tâm thương mại Dabaco Bắc Ninh, siêu thị tự chọn B11 Kim Liên.

Công ty TNHH cao dược liệu Định Sơn Mai Thị Thủy đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cao dược liệu gồm cao chè vằng, cao cà gai leo, cao hà thủ ô, cao lạc tiên của với Công ty Cổ phần kinh doanh và chế biến nông sản Bảo Minh, Công ty Cổ phần Tổng công ty thương mại Quảng Trị đã ký hợp đồng cung cấp gạo hữu cơ Sepon với Công ty TNHH thực phẩm Lương An, sản phẩm mì rau củ, bột tía tô, trà thảo mộc, bột sen của Công ty TNHH sản xuất và thương mại nông sản sạch Trần Lan đã ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho Công ty CP Quản lý Khách sạn và Khu nghỉ dưỡng LynnTimes...

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Trần Phi Tường cho biết: “Tại chương trình kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp khu vực Bắc Trung Bộ với doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại năm 2024, đã có 54 biên bản ghi nhớ hợp tác được ký kết.

Thông qua đó góp phần phát huy kênh thương mại điện tử để thúc đẩy kết nối trực tuyến nhằm đưa sản phẩm tỉnh Quảng Trị và các tỉnh, thành phố lên sàn thương mại điện tử, thiết lập kênh phân phối trực tuyến, xuất khẩu xuyên biên giới thông qua thương mại điện tử”.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt, khai thác thị trường
    Nắm bắt cơ hội để thu hút đầu tư nước ngoài

    Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) được xác định là một trong những nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, song thực tế với tỉnh Quảng Trị việc thu hút doanh nghiệp FDI còn gặp nhiều khó khăn. Nhìn chung, tốc độ phát triển doanh nghiệp FDI trong những năm qua không tăng nhiều. So với các tỉnh, thành trong nước, Quảng Trị vẫn là địa phương nằm trong nhóm ít thu hút được các dự án FDI cả về số lượng và vốn đăng ký. Vì thế, cần nắm bắt các cơ hội, chuẩn bị tốt các điều kiện để tăng sức hấp dẫn hơn nữa đối với nhà đầu tư nước ngoài.

  • Tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt, khai thác thị trường
    Nắm bắt nhu cầu người lao động để đào tạo nghề

    Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Đakrông những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là nhờ huyện làm tốt công tác vận động, khảo sát nhu cầu người học để mở các lớp dạy nghề phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương và năng lực của người dân.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
2024-12-13 05:05:00

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Xã Gio Hải đạt chuẩn nông thôn mới

Xã Gio Hải đạt chuẩn nông thôn mới
2024-06-11 05:20:00

QTO - Mặc dù gặp khá nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM),nhưng với tinh thần đoàn kết, sáng tạo và nỗ lực quyết tâm lớn...

Đi tìm “cây trội” giữa rừng thường xanh

Đi tìm “cây trội” giữa rừng thường xanh
2024-06-08 05:15:00

QTO - “Cây trội” hiểu đơn giản là cây có các đặc điểm vượt trội so với các cây cùng loài còn lại trong một quần thể về chỉ tiêu theo yêu cầu của từng mục...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long