{title}
{publish}
{head}
Sau thời gian “vắng bóng”, thời điểm này trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bắt đầu xuất hiện trở lại một số ca bệnh sốt rét. Trước tình hình đó, ngành y tế yêu cầu các đơn vị tiếp tục chủ động triển khai biện pháp phòng chống và kiểm soát bệnh, nhất là tại những vùng có sốt rét lưu hành nặng nhằm phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tránh để lây lan và bùng phát dịch bệnh sốt rét trên địa bàn.
Phun hóa chất phòng bệnh sốt rét tại địa bàn có ghi nhận ca bệnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: NGUYỄN HOÀI NAM
Tính từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ghi nhận 5 ca sốt rét, trong đó 3 ca ngoại lai có tiền sử dịch tễ từ nước ngoài trở về (1 ca ở TP. Đông Hà và 2 ca ở Vĩnh Linh), 1 ca tái phát và 1 ca nội địa (ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa), tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Ngay sau khi ghi nhận các ca bệnh, ngành y tế nhanh chóng vào cuộc, triển khai hoạt động điều tra ca bệnh, giám sát phát hiện sớm tại cộng đồng, tăng cường lấy lam máu tất cả đối tượng có sốt, đồng thời tổ chức điều tra côn trùng và phun hóa chất...
Song song với đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị, bộ phận liên quan có các phương án sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bệnh trên địa bàn, đảm bảo thực hiện các hoạt động trong giai đoạn loại trừ sốt rét.
Cụ thể, sở giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổng hợp nhu cầu và mua sắm vật tư xét nghiệm, hóa chất phòng chống sốt rét để sẵn sàng triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đồng thời hỗ trợ các đơn vị xử lý ổ dịch, sẵn sàng đáp ứng khẩn cấp trong các tình huống dịch bệnh phát sinh.
Đối với các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố, đặc biệt 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa (là địa bàn nguy cơ) phải lập kế hoạch, dự toán theo nguồn kinh phí đã được cấp để chủ động phun dự phòng theo phân vùng nguy cơ và mua vật tư thực hiện giám sát, phát hiện, quản lý ca bệnh trên địa bàn theo hướng dẫn chuyên môn.
Hiện nay, khí hậu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bắt đầu bước vào mùa mưa, ngày nắng nóng, chiều có mưa rào, đây chính là điều kiện thuận lợi cho quần thể muỗi Anophen sinh trưởng và phát triển.
Đồng thời đang vào mùa thu hoạch, đối tượng dân di biến động, đi rừng, khai thác lâm sản, người dân khu vực biên giới qua lại nước bạn Lào làm rẫy, ngủ rẫy... tăng cao nên rất khó kiểm soát. Trong khi đó, tỉ lệ người dân sử dụng các biện pháp bảo vệ cá nhân còn hạn chế, nên nguy cơ tiềm ẩn làm lây lan và bùng phát dịch bệnh sốt rét trên địa bàn rất cao.
Theo các chuyên gia, sốt rét là bệnh do ký sinh trùng sốt rét gây nên, bệnh do muỗi Anophen truyền từ người bệnh sang người lành. Biểu hiện lâm sàng của bệnh sốt rét bao gồm các cơn sốt điển hình trải qua 3 giai đoạn: rét run, sốt cao, vã mồ hôi, ngoài ra có thể có các triệu chứng đi kèm khác như: nhức đầu, mệt mỏi, suy nhược, buồn nôn, đau cơ, rối loạn tiêu hóa...
Người mắc bệnh sốt rét có thể bị thiếu máu, da xanh, niêm mạc mắt nhợt, người gầy yếu, lâu ngày có thể làm cho lách to, phù nề do suy dinh dưỡng. Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ bị đẻ non, sảy thai, thai chết lưu, trẻ em mắc bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, nếu không được điều trị sớm sẽ chuyển thành sốt rét ác tính và tử vong.
Tuy nhiên, ngày nay bệnh sốt rét được chữa khỏi hoàn toàn nếu dùng đúng thuốc, đủ liều và không bị muỗi truyền bệnh đốt lại. Nếu người bệnh không uống thuốc đúng và đủ liều sẽ xuất hiện lại các triệu chứng bệnh sốt rét, từ đó gây ra sốt rét kháng thuốc (nhờn thuốc).
Để chủ động phòng tránh bệnh sốt rét, ngành y tế khuyến cáo người dân phải thường xuyên ngủ màn, ngay cả ban ngày và màn cần được tẩm hóa chất diệt muỗi, bởi đây là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở, nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ để loại bỏ những nơi trú ẩn của muỗi. Những người đi rừng, ngủ rẫy cần mang theo màn, đồng thời đến cơ sở y tế để được cấp thuốc uống phòng và khi trở về nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra sức khỏe.
Đặc biệt, khi thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh sốt rét, người dân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được lấy lam máu, thử test chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm tránh lây lan ra cộng đồng cũng như để lại hậu quả đáng tiếc.
Nguyễn Hoài Nam
QTO - “Một mùa xuân mới lại về. Cách đây 50 năm, mùa xuân năm 1975, với sự tấn công như vũ bão của quân ta, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước...
QTO - Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thời gian qua, bên cạnh phát huy hiệu quả các nguồn lực của Nhà nước, huyện Đakrông còn đẩy mạnh công tác...
QTO - Hơn 50 năm qua, bà Trần Thị Hiệp (60 tuổi), ở thôn Dương Đại Thuận, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, luôn gặp khó khăn trong cuộc sống bởi cơ thể...
QTO - ẩm (ATTP) năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, Công an tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các...
QTO - Trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa đã chú trọng công tác xây dựng quỹ khuyến học bằng việc đa dạng hóa các nguồn vận động tài...
QTO - Với tinh thần, trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách tốt nhất, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy trình,...
QTO - Gần 2 tháng qua, nhiều người dân tộc Vân Kiều ở các bản Của, Ruộng, Trằm, Xa Re (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa) đổ xô vào rừng, nương rẫy cà phê để...
QTO - Thời gian qua, thông qua việc thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau, nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa...
QTO - Luôn năng động, đi đầu thực hiện cũng như tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với...
QTO - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, qua 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
QTO - Nút giao giữa đường Hàm Nghi và Lê Thánh Tông thuộc Khu phố 9, Phường 5, TP. Đông Hà có lưu lượng phương tiện giao thông ngày càng lớn. Tuy nhiên, do...
QTO - Việc ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông,...