Cập nhật:  GMT+7

Huyện Hướng Hóa: Kết nối các nguồn lực để chăm lo khuyến học, khuyến tài

Trong những năm qua, Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa đã chú trọng công tác xây dựng quỹ khuyến học bằng việc đa dạng hóa các nguồn vận động tài trợ. Từ nguồn quỹ khuyến học ấy, Hội Khuyến học huyện đã tổ chức nhiều chương trình trao học bổng, khen thưởng, tặng quà, đỡ đầu dài hạn giúp học sinh, sinh viên (HSSV) nghèo có thêm điều kiện để đến trường.

Huyện Hướng Hóa: Kết nối các nguồn lực để chăm lo khuyến học, khuyến tài

Giáo viên Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Ba Tầng hướng dẫn học sinh cách chọn sách tại thư viện - Ảnh: N.B

Thời gian qua, Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa đã chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội và phát triển hội viên, từ đó làm tăng tính liên kết để cùng nhau vận động xây dựng quỹ khuyến học. Đến nay, toàn huyện có 330 tổ chức hội khuyến học với tổng số 36.054 hội viên.

Để việc vận động các cơ quan, đơn vị, cá nhân, nhà hảo tâm đồng hành ủng hộ quỹ khuyến học có hiệu quả, nhiều năm qua, lãnh đạo Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa đã tiên phong trích tiền cá nhân để trao học bổng cho 2 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn với số tiền từ 1 - 1,2 triệu đồng/em. Bên cạnh đó, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện còn vận động các con nhận đỡ đầu dài hạn 3 sinh viên nghèo hiếu học trong vòng 4 năm, vào đầu mỗi năm học mới trao 10 triệu đồng/em.

Hằng năm, Hội Khuyến học huyện luôn chủ động kêu gọi học bổng cho các HSSV nghèo vượt khó; học bổng đỡ đầu dài hạn cho HSSV nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thông qua thư ngỏ của UBND huyện. Chỉ tính trong 3 năm trở lại đây, với phương châm “Đa dạng hóa trong huy động; tối ưu hóa trong sử dụng, đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả nguồn quỹ khuyến học”, Quỹ Khuyến học huyện đã kêu gọi các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân ủng hộ gần 38,5 tỉ đồng (bằng tiền mặt và giá trị hiện vật, công trình, quà tặng...).

Từ nguồn quỹ khuyến học đó, Hội Khuyến học huyện đã tặng quà, học bổng cho hàng nghìn HSSV nghèo hiếu học, chủ yếu là học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số vùng bản, vùng biên giới. Ngoài ra, còn tổ chức khen thưởng, biểu dương giáo viên, học sinh đạt thành tích cao trong dạy và học; tặng quà, thiết bị dạy học cho các trường học...

Những năm gần đây, Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa đã chủ động kết nối và thường xuyên thông qua Hội Khuyến học tỉnh, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước chung tay đóng góp xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học.

Điển hình như thông qua Hội Khuyến học tỉnh, vận động Tổ chức “Vòng tay Thái Bình” xây dựng 7 phòng học cho các điểm lẻ thuộc một số trường mầm non trên địa bàn. Ngoài ra, tổ chức này còn hỗ trợ tiền ăn bán trú cho 325 học sinh của 7 trường học trên địa bàn huyện Hướng Hóa trong 5 năm (từ năm 2019 đến nay).

Nhằm giúp học sinh, giáo viên và người dân có thêm điều kiện làm quen, sử dụng máy vi tính phục vụ cho dạy và học, Hội Khuyến học huyện đã kêu gọi, hỗ trợ 30 máy vi tính cho một số trường THCS, Trung tâm học tập cộng đồng xã A Dơi. Đồng thời, kêu gọi các nhà tài trợ trao tặng 91 xe đạp và 1.400 áo ấm cho học sinh Trường THCS Thuận, Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo, Trường Tiểu học và THCS Tân Thành...

Thời gian qua, Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa luôn tích cực phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện kêu gọi xây dựng thư viện cho các trường học trên địa bàn nhằm giúp học sinh phát huy văn hóa đọc, xây dựng thói quen đọc sách, đồng thời tạo điều kiện, không gian cho học sinh, giáo viên nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc học, công tác chuyên môn và hoạt động giáo dục khác.

Đầu năm 2024, Tổ chức “Vòng tay Thái Bình” phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh, UBND huyện Hướng Hóa, Hội Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam - Canada (VES) xây dựng thư viện cho Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Ba Tầng với tổng mức đầu tư gần 600 triệu đồng, trong đó vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài không hoàn lại là 500 triệu đồng và UBND huyện Hướng Hóa đối ứng gần 100 triệu đồng. Thư viện này đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, phát triển văn hóa đọc cho học sinh nơi đây.

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn rất nhiều trường học khao khát có được một thư viện đạt chuẩn để không còn cảnh phải sử dụng phòng học làm thư viện hoặc phòng thư viện chật hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn, thư viện còn thiếu thốn thiết bị, đầu sách nên chưa đáp ứng được nhu cầu của học sinh, giáo viên.

Năm học 2023 - 2024, Trường PTDT bán trú TH&THCS Hướng Sơn có 30 lớp với tổng số 557 học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trường có 5 điểm trường lẻ, trong đó điểm trường gần nhất cách trung tâm xã 3 km và xa nhất là 22 km. Nhiều điểm trường còn thiếu thốn vật chất, trang thiết bị dạy học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của toàn trường.

Nhiều năm qua, ngoài việc học kiến thức trên lớp, học sinh Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn rất ham đọc sách, truyện, tìm hiểu kiến thức qua sách, báo ở thư viện để trau dồi thêm tri thức. Thế nhưng kho tàng sách, truyện của thư viện nhà trường quá ít ỏi và còn phải chia nhỏ ra cho các điểm trường lẻ nên chưa đáp ứng được nhu cầu đọc của học sinh.

Bên cạnh đó, nhiều điểm trường chưa có internet, phòng thư viện chưa đạt chuẩn nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng học tập của học sinh nơi đây. "Ban Giám hiệu Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn cùng học sinh nơi đây rất mong muốn có được một thư viện mới đạt chuẩn và được trang bị thêm nhiều đầu sách, đa dạng nội dung phù hợp, thiết thực để phục vụ cho dạy và học, phát triển văn hóa đọc cho học sinh.

Hội Khuyến học huyện mong muốn được kết nối với các nhà tài trợ để có thể xây dựng một thư viện khang trang cho Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Sơn. Từ đó góp phần thắp lên hàng nghìn ước mơ về con chữ cho học sinh nghèo hiếu học nơi vùng đất khó này", Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Hướng Hóa Nguyễn Thị Lộc cho biết.

Vân Trang

Tin liên quan:
  • Huyện Hướng Hóa: Kết nối các nguồn lực để chăm lo khuyến học, khuyến tài
    Kết nối chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài ở vùng cao

    Trong năm qua, Hội Khuyến học tỉnh đã nỗ lực kết nối với các nhà hảo tâm trong và ngoài nước đem đến nhiều suất học bổng, nguồn tài trợ xây dựng điểm trường, mái ấm khuyến học và những phần quà có giá trị cho học sinh, sinh viên, hội viên nghèo ở các huyện miền núi Đakrông, Hướng Hóa. Qua đó, góp phần động viên, khích lệ tinh thần giúp học sinh, sinh viên, nhà trường sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên trong học tập, cuộc sống và nâng cao chất lượng giáo dục.

  • Huyện Hướng Hóa: Kết nối các nguồn lực để chăm lo khuyến học, khuyến tài
    Hải Lăng chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài

    Phát huy truyền thống hiếu học của địa phương, thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tích cực huy động các nguồn lực thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương ngày càng phát triển.

  • Huyện Hướng Hóa: Kết nối các nguồn lực để chăm lo khuyến học, khuyến tài
    Chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài ở Vĩnh Linh

    Nhiều năm qua, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Linh đã tập hợp những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” và phát huy các nguồn lực xã hội để đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở. Nhờ đó, công tác khuyến học, khuyến tài trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều nội dung, phong trào thiết thực, ý nghĩa và hiệu quả.


Vân Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Điểm tựa cho người cao tuổi

Điểm tựa cho người cao tuổi
2024-05-30 05:50:00

QTO - Thời gian qua, thông qua việc thành lập và duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau, nhiều người cao tuổi (NCT) trên địa...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long