Cập nhật:  GMT+7

“Làng lạ” Tân Phương Lang

Câu chuyện về một ngôi làng chục năm làm dân tỉnh này nhưng làng ở... tỉnh khác từng biến Tân Phương Lang thành một ngôi... làng lạ. Câu chuyện đó chỉ mới chấm dứt 3 năm trở lại đây. Nhưng ký ức về những ngày lập làng gian khó, về cảnh sống “2 quê” ngược xuôi để có sự đổi thay như ngày hôm nay thì người dân Tân Phương Lang (trước thuộc xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, nay thuộc thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng) không bao giờ quên.

Làng không nằm trong địa giới của xã

Trên tuyến đường thiên lý Bắc Nam, hẳn sẽ có nhiều người từng thắc mắc việc dù đã đi qua đất của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng vẫn xuất hiện cái cổng làng có tên “rất Quảng Trị” là...Tân Phương Lang. Bởi nếu là dân 3 tỉnh Bình Trị Thiên (cũ) nhiều người sẽ biết Phương Lang là 1 ngôi làng ở vùng chiêm trũng xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nức tiếng với món đặc sản “bánh ướt Phương Lang”. Hỏi ra mới hay, Tân Phương Lang và Phương Lang đúng là có “dây mơ, rễ má” với nhau thật.

“Làng lạ” Tân Phương Lang

Người Tân Phương Lang chưa hề biết “sổ đỏ” là gì -Ảnh: NGUYỄN PHÚC

Theo ông Mai Hòe (75 tuổi), từng làm Trưởng thôn kiêm Bí thư Chi bộ thôn Tân Phương Lang nhiều nhiệm kỳ, hầu như toàn bộ người dân Tân Phương Lang đều có gốc gác từ làng Phương Lang. Theo ông Hòe, từ năm 1957, cụ Lê Hữu Thắng (quê ở làng Phương Lang) có 168 ha đất và ruộng ở khu vực nay là làng Tân Phương Lang.

Cụ Thắng đã đưa bà con của mình từ làng cũ lên sinh sống, khai hoang ở đây, ban đầu là 8 hộ. Chiến tranh chống Mỹ, cụ Thắng tham gia cách mạng, rồi thoát ly ra Bắc nên giao lại ruộng đất cho em ruột là Lê Hữu Tiếp.

“Hồi ấy, ở khu vực làng Tân Phương Lang có đồn bốt Mỹ ngụy nên không ai dám ở. Mãi đến sau giải phóng 1975, cụ Tiếp mới giao sơ đồ, sổ sách về ruộng đất cho chính quyền. Đúng lúc này có chính sách giãn dân, làm kinh tế mới nên chính quyền đã đưa người dân thôn Phương Lang lên sinh sống ở thôn Tân Phương Lang. Dù cách xã Hải Ba hàng chục cây số nhưng về con người vẫn thuộc UBND xã Hải Ba quản lý”, ông Hòe nói chi tiết.

Cũng theo ông Hòe, cuộc “di dân lịch sử” ấy ban đầu chỉ 27 hộ, sau lên 45 hộ. Tầm chục năm trở lại đây thì đã ổn định 70 hộ sinh sống, canh tác trên diện tích gần 60 ha đất. “Từ đó đến mấy chục năm sau, chúng tôi dù là người Quảng Trị nhưng lại sống trên đất của tỉnh...Thừa Thiên Huế (xã Phong Thu, huyện Phong Điền). Chứng minh nhân dân của chúng tôi đều ghi nơi cư trú là xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, dù cách thôn Tân Phương Lang 30 km”, ông Hòe nói.

Lý do theo ông Hòe, năm 1995, Chính phủ đã ra quyết định về việc xác định ranh giới, giao thôn Tân Phương Lang cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng do người dân không muốn nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế mà muốn vẫn là người Quảng Trị nên xảy ra tranh chấp địa giới kéo dài. “Mãi đến tháng 11/2019 mới giải quyết xong vấn đề ranh giới 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Thôn Tân Phương Lang cuối cùng vẫn không thể về với xã Hải Ba nhưng vẫn về với Quảng Trị, thuộc thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng”, ông Hòe cho biết.

Đất lạ hóa quê hương

Đến một vùng đất mới, dẫu khó khăn bộn bề và có nhiều “tréo nghoe” trong địa giới hành chính khiến người dân chịu nhiều chuyện thiệt thòi nhưng người dân Tân Phương Lang mấy chục năm qua luôn chăm chỉ làm ăn, xây dựng cuộc sống ổn định.

“Làng lạ” Tân Phương Lang

Làng Tân Phương Lang nhiều năm nằm trên đất của tỉnh Thừa Thiên Huế dù dân cư là người Quảng Trị -Ảnh: NGUYỄN PHÚC

Nhớ về ngày cũ, bà Khổng Thị Tấc (88 tuổi), người dân làng Tân Phương Lang cho biết, thời chiến tranh, để tránh bom đạn, gia đình bà đã bỏ làng Phương Lang (xã Hải Ba) để vào Đà Nẵng sống. Hòa bình trở về làng cũ thì mái nhà xưa đã bị bom Mỹ đánh sập. Nghe người làng mách bảo, gia đình bà lên với làng Tân Phương Lang. “Lên đây dù hoang vu nhưng đất đai rộng rãi hơn ở làng cũ. Hồi đó, chúng tôi nghĩ cứ chăm chỉ làm lụng, kiểu gì cũng có cái ăn, không có gì phải sợ”, bà Tấc nói.

Cũng đã bước qua tuổi 80 và thuộc những gia đình đầu tiên định cư ở làng Tân Phương Lang, bà Đỗ Thị Mai cho biết, ngày đó, 2 vợ chồng bà dắt díu 2 đứa con nhỏ lên đây. “Ngày đó nơi này núi đồi bạt ngàn, mình vỡ đất mà trồng cây, chặt tre về mà dựng nhà, bữa đói bữa no. Khi thì đi hái nấm, khi thì đi hái sim... nói chung là vất vả nhưng rồi cũng qua”, bà Mai kể.

Nói về cảnh “người Quảng Trị sống trên đất Thừa Thiên Huế” mấy chục năm, bà Mai cho biết, bà vẫn luôn xem mình là người dân Hải Ba, Quảng Trị. “Mồ mả ông cha vẫn ở làng cũ, giỗ chạp tôi vẫn về đều. Ngặt nỗi, làng Tân Phương Lang cách xã hàng chục cây số, có việc gì liên quan đến giấy tờ hành chính phải ngược xuôi khá mệt”, bà Mai cho hay.

Nhưng điều thiệt thòi lớn nhất của người dân Tân Phương Lang suốt hàng chục năm qua là dù sinh sống ổn định nhưng chẳng ai thấy được quyển “sổ đỏ” ngang dọc thế nào. Nhà nào muốn vay vốn phát triển kinh tế đều “bó gối” vì không có gì để thế chấp với ngân hàng. “Sau khi được nhập vào xã Hải Chánh cuối năm 2019, vừa qua cũng có cán bộ vào đo đạc đất đai cho bà con nhưng đến nay người dân vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hy vọng mọi việc sớm tốt đẹp”, ông Hòe cho hay.

Cũng theo vị cao niên này, dù nhập vào thôn Nam Chánh, xã Hải Chánh nhưng dân làng vẫn để tên làng Tân Phương Lang, cổng làng vẫn để tên cũ. “Làng chúng tôi bây giờ việc học hành của con cháu cũng đi lên, có nhà có tới 4-5 đứa đi học đại học. Có nhiều người làng ra ngoài làm ăn khấm khá, quay về giúp đỡ kinh phí cho làng xây hội trường, làm đường sá”, ông Hòe tâm đắc nói.

Nguyễn Phúc

Tin liên quan:
  • “Làng lạ” Tân Phương Lang
    Nơi “đất lạ hóa quê hương”...

    Trong khuôn khổ Chương trình Hội thảo, hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm vật liệu xây dựng tỉnh Quảng Trị năm 2023 tổ chức tại TP. Đông Hà vừa qua, tôi may mắn được anh Nguyễn Hữu Chiến, Giám đốc Công ty TNHH MTV Nhất Long Quảng Trị chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình trên mảnh đất Cam Lộ. Với anh, tình yêu đã biến “đất lạ hóa quê hương” và giờ đây những sản phẩm từ đá mang thương hiệu Nhất Long Quảng Trị đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

  • “Làng lạ” Tân Phương Lang
    Khi “đất lạ hóa quê hương”

    Tuy không sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị nhưng nhiều người đã chọn mảnh đất này để sinh sống, lập nghiệp. Với họ, Quảng Trị chính là nơi “đất lạ hóa quê hương”. Duyên nợ, ân tình với miền quê đầy nắng gió khiến họ thêm động lực để gắn bó, cống hiến nhiều hơn nữa cho Nhân dân, góp phần đưa Quảng Trị ngày càng phát triển.


Nguyễn Phúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Hoa phong ba” trên đảo nhỏ anh hùng

“Hoa phong ba” trên đảo nhỏ anh hùng
2023-12-31 12:12:00

QTO - Đi qua những tháng năm thăng trầm cùng biến thiên của lịch sử, Cồn Cỏ - hòn đảo “Bé hạt tiêu trên vời biển cả” vẫn đang âm thầm vươn mình cùng với...

Xây dựng xã hội học tập vững mạnh

Xây dựng xã hội học tập vững mạnh
2023-12-31 12:09:00

QTO - Trong năm qua, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh...

Thú vui từ việc nuôi và chăm sóc thú cưng

Thú vui từ việc nuôi và chăm sóc thú cưng
2023-12-30 13:00:00

QTO - Thú cưng được nhiều bạn trẻ ưa thích, chăm sóc và coi như những người bạn để vuốt ve, tâm tình... Với ngoại hình đáng yêu, khôn ngoan, thú cưng đã...

Bác là người lính Thủ đô

Bác là người lính Thủ đô
2023-12-30 06:10:00

QTO - Bác thật đặc biệt, ít nhất là đối với tôi. Họ hàng ở quê nhiều nhưng duy nhất tôi là đầu mối để bác liên lạc, gọi điện. Có việc gì ở quê, tôi là...

Mùa đông ấm áp ở bản Pa Lin

Mùa đông ấm áp ở bản Pa Lin
2023-12-30 06:05:00

QTO - Thấu hiểu những khó khăn, thiệt thòi của trẻ em vùng cao, đặc biệt là mỗi khi mùa đông đến, mới đây nhóm Diễn đàn Tuổi trẻ Quảng Trị và các tấm lòng...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long