
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính, đồng thời là một trong những công cụ xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Khách hàng chủ yếu của TCVM là người dân có thu nhập thấp, nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ nghèo.
![]() |
Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo giải ngân vốn cho hội viên phụ nữ |
Tài chính vi mô là việc cấp cho các hộ nghèo các khoản vay rất nhỏ (gọi là tín dụng vi mô) nhằm mục đích giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, hoặc khởi tạo các hoạt động kinh doanh nhỏ. TCVM bao gồm hàng loạt các dịch vụ như tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm. Vì những người nghèo có nhu cầu rất lớn đối với các sản phẩm tài chính nhưng không tiếp cận được các thể chế tài chính chính thức, vì thế với điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp, TCVM được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm tăng cường sự tự tin của phụ nữ, thúc đẩy họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Trị Hồ Sỹ Trọng cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh, tổ chức TCVM chưa được hình thành theo đúng nghĩa. Tuy nhiên đã có nhiều mô hình tín dụng nhỏ đã và đang hoạt động có hiệu quả, trong đó phải kể đến Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh Quảng Trị. Hoạt động của quỹ hiện nay là cho vay và huy động tiết kiệm hằng tháng. Nhiệm vụ trọng tâm của quỹ là tạo cơ hội cho phụ nữ ở mọi hoàn cảnh phát triển kinh tế bền vững; hỗ trợ chị em phụ nữ được tiếp cận dịch vụ tài chính để tăng cường sản xuất, kinh doanh, cải thiện thu nhập, có vị thế trong xã hội, đặc biệt là đối với phụ nữ nghèo. Địa bàn hoạt động của quỹ bao gồm 6 phường ở thành phố Đông Hà và 5 xã ở huyện Gio Linh. Tính đến cuối tháng 9/2018 Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tỉnh đã cho 2.519 lượt phụ nữ được vay vốn với tổng dư nợ gần 23 tỷ đồng. Ngoài ra quỹ còn huy động được một khoản tiết kiệm với tổng số tiền hơn 5 tỷ đồng, với mức vay cao nhất là 30 triệu đồng/lượt được áp dụng với lãi suất 0,8%/tháng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, 0,5%/tháng vốn sản xuất, kinh doanh dành cho đối tượng chính sách.
Thời hạn cho vay được thiết kế linh hoạt tương ứng với các món vay khác nhau. Với những loại vốn vay trên 20 triệu đồng, thành viên có thể lựa chọn thời hạn trả nợ là 12 hoặc 18 tháng tùy theo điều kiện kinh tế của thành viên vay. Ngoài những ưu điểm về lãi suất thấp thì cơ chế vay ở Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo là thu tiền lãi hằng tháng, chia nhỏ gánh nặng nợ nên cuối kỳ vay thành viên có điều kiện hoàn trả hết. Mặt khác quỹ có cơ chế vừa vay vừa gửi tiết kiệm nên sau khi trả xong nợ vay, thành viên còn có tiền tiết kiệm, qua đó tạo được thói quen tiết kiệm trong phụ nữ. Với hình thức vay tín chấp theo tổ khoảng 10 người do đó quỹ có một đội ngũ cán bộ sâu sát với người vay, nắm rõ hoàn cảnh của người vay, từ đó lựa chọn được người có đủ uy tín và khả năng hoàn trả vốn nên mức độ rủi ro của quỹ rất thấp. Sau hơn 10 năm hoạt động nhưng quỹ không có tình trạng nợ xấu xảy ra. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Trâm, Quyền Trưởng Chi nhánh tại tỉnh Quảng Trị cho biết mặc dù sản phẩm được cải tiến và linh hoạt hơn nhưng do chưa có cơ chế hoạt động như một tổ chức TCVM nên sản phẩm của quỹ còn hạn chế và chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu vay của chị em. Mặc dù địa bàn hoạt động của quỹ rất tiềm năng, thành viên có nhu cầu vay vốn nhiều nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên chưa đủ điều kiện để xây dựng kế hoạch mở rộng địa bàn hoặc mở rộng thành viên, trong khi các đối thủ cạnh tranh không ngừng mở rộng địa bàn, đẩy mạnh phát triển thành viên.
Thực tế cho thấy hoạt động TCVM trên cả nước nói chung hay Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo được triển khai đã góp phần giảm đáng kể hình thức cho vay nặng lãi, tín dụng đen. Chị Trần Thị Thủy, một tiểu thương ở chợ Đông Hà cho biết, do nhu cầu cần vốn buôn bán nên thường xuyên vay nóng. Nếu vay 10 triệu đồng trong 40 ngày trả lãi 2 triệu đồng. Nhưng nếu được vay ở Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo thì 10 triệu đồng trong 12 tháng chỉ trả lãi 960 ngàn đồng. Vì vậy, chị em tiểu thương nghèo ở chợ Đông Hà rất mong muốn được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, khi triển khai lĩnh vực này vẫn còn nhiều “nút thắt” như nguồn vốn cho vay còn hạn chế, khung pháp lý còn chưa sát với thực tiễn, cần tiếp tục hoàn thiện. Ngược lại, khi các tổ chức TCVM kém phát triển, thì các hình thức cho vay tài chính khác lại nở rộ, đặc biêt là tình trạng cho vay nặng lãi. Do đó cần phải có chính sách tạo nguồn vốn, nâng cao năng lực tài chính cho các tổ chức TCVM như tiếp cận nguồn vốn nước ngoài, vay vốn từ các doanh nghiệp trong nước…để các tổ chức này phát triển thuận lợi hơn. Mặt khác, việc quy định khá cứng về huy động vốn từ các tổ chức hay yêu cầu chưa phù hợp trong giao dịch... đã tác động không tốt tới cơ hội phát triển kinh tế lâu dài của hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ.
Ngày 1/10/2018, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản số 4219/UBND-TM do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Quân Chính ký về việc đồng ý chủ trương cho tổ chức Tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương mở chi nhánh hoạt động tại địa bàn tỉnh Quảng Trị và tiếp nhận mọi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa bàn thành phố Đông Hà và huyện Gio Linh. Như vậy, với mục tiêu phát triển hệ thống TCVM của Hội LHPN Việt Nam theo hướng tập trung sức mạnh tổ chức và tài chính, thống nhất cách thức quản lý, chuyên nghiệp trong nghiệp vụ, tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển kinh tế bền vững nên chủ trương sáp nhập là cần thiết nhằm tăng hiệu quả hoạt động TCVM của hội, hướng đến sự tập trung và chuyên nghiệp của một tổ chức tín dụng mang sứ mệnh “bà đỡ” cho phụ nữ nghèo.
Hồ Nguyên Kha
Tín dụng chính sách xã hội (CSXH) là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, mang tinh thần nhân văn sâu sắc nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hỗ ...
VOV.VN - Ngày quốc tế xóa đói giảm nghèo (17/10) là một sự kiện quan trọng nhằm tăng cường nhận thức và hành động toàn cầu trong việc xóa bỏ nghèo đói và bất ...
Những năm qua, huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Không còn quẩn quanh trong đói nghèo, lạc hậu, nhiều người dân trên địa bàn đã có cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ chính sách tín dụng ưu đãi. Góp phần mang lại niềm ...
Được sự ủy thác của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Trị về tín dụng chính sách, thời gian qua hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp ...
Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm tạo lập nguồn vốn đảm ...
Đồng chí NGUYỄN ĐỨC ĐỒNG, TUV, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn
Công tác xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Giải quyết tình trạng đói nghèo chính là quá trình thực hiện công bằng xã hội, tạo ...
QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....
QTO - Đây là quan điểm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN-MT) Đỗ Đức Duy đưa ra để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong 6...
QTO - Xã Cửa Việt sau khi sáp nhập đơn vị hành chính từ các xã Gio Mai, Gio Hải và thị trấn Cửa Việt có tổng diện tích tự nhiên khoảng 50,97...
QTO - Dự án Đường tránh phía Đông TP. Đông Hà (nay là phường Đông Hà và phường Nam Đông Hà) dự kiến hoàn thành năm 2024 nhưng do vướng mặt bằng nên được...
QTO - Sau ba mùa tổ chức, cuộc thi Khởi nghiệp sáng tạo do Tỉnh đoàn Quảng Trị tổ chức đã thực sự trở thành một phong trào lan tỏa trong giới trẻ, vượt ra...
QTO - Thời gian qua, lực lượng biên phòng tại Cửa khẩu quốc tế ChaLo, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động...
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
(QT) - Thời gian qua, mặc dù huyện Đakrông đã có nhiều nỗ lực trong việc thu ngân sách nhà nước (NSNN) nhưng với đặc thù là địa bàn miền núi, kinh tế - xã hội chậm phát triển...