Cập nhật:  GMT+7

Huy động nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn

Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp huy động các nguồn lực tài chính nhằm tạo lập nguồn vốn đảm bảo cho vay đến các đối tượng thụ hưởng để phát huy hiệu quả tín dụng chính sách xã hội; đây là một trong những chủ trương lớn, có ý nghĩa của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Huy động nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn

Người dân giao dịch tại Điểm giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội đặt ở xã Gio An, huyện Gio Linh -Ảnh: TÚ LINH

Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh Trần Đức Xuân Hương cho biết, để công tác huy động nguồn lực tài chính đạt kết quả cao, Chi nhánh NHCSXH tỉnh luôn bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam và áp dụng linh hoạt cơ chế, chính sách về huy động vốn theo quy định của Nhà nước để triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, chi nhánh còn phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tuyên truyền về cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động và phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Tháng cao điểm “Vì người nghèo”; nhằm kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và ở nước ngoài đóng góp nguồn lực hỗ trợ giúp đỡ người nghèo và bổ sung nguồn vốn cho NHCSXH thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

Đồng thời, phối hợp các tổ chức hội cơ sở, tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tích cực tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm dân cư, góp phần tăng nguồn lực tài chính cho ngân hàng. Cùng với đó, Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp chủ động tham mưu HĐND,UBND cùng cấp quan tâm, ưu tiên một phần kinh phí để ủy thác qua NHCSXH bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay.

Nhằm tăng nguồn lực tài chính, chi nhánh đã triển khai dịch vụ gửi và rút tiền tiết kiệm tại trung tâm giao dịch và tất cả các điểm giao dịch nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu gửi tiền của người dân. Từ đó, ngày càng nhận được sự quan tâm, thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH.

Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động từ các nguồn lực đạt 4.777,3 tỉ đồng, tăng 889,9 tỉ đồng so với năm 2022. Trong đó, nguồn vốn trung ương 3.887,8 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 81,4% tổng nguồn vốn, tăng 816,2 tỉ đồng so với năm 2022.

Đặc biệt, nguồn vốn huy động trong dân cư, tổ TK&VV đạt 705,3 tỉ đồng, chiếm 14,7% tổng nguồn vốn, tăng 47,4 tỉ đồng so với năm 2022. Trong đó, huy động tiết kiệm qua tổ chức, cá nhân là 475,5 tỉ đồng; huy động tiền gửi thông qua tổ TK&VV là 229,8 tỉ đồng. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay đạt 184,2 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 3,9% tổng nguồn vốn của NHCSXH, tăng 26,3 tỉ đồng so với năm 2022.

Từ nguồn vốn được bổ sung khá lớn, các chương trình tín dụng chính sách xã hội được ngân hàng thực hiện liên tục, ổn định và hiệu quả. Chị Đào Thị Lai ở thôn Hảo Sơn, xã Gio An, huyện Gio Linh là một trong nhiều trường hợp được hưởng lợi từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư sản xuất có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo. Năm 2019, gia đình chị Lai được Phòng giao dịch NHCSXH huyện Gio Linh cho vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo. Với đồng vốn chính sách này, chị đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn.

Nhờ đó, thu nhập của gia đình chị được cải thiện. Mỗi tháng, ngoài nộp lãi theo quy định, chị còn dành một khoản tham gia gửi tiết kiệm thông qua tổ TK&VV. Đến cuối năm nay, gia đình chị sẽ trả hết số nợ vay này và đề nghị được vay thêm từ nguồn vốn của chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm nhằm tạo thêm thu nhập cho gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Hảo Sơn Nguyễn Thị Hoài cho biết, tổ có 44 tổ viên, với tổng dư nợ hơn 2 tỉ đồng. Nhiều đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn vay kịp thời, được cán bộ ngân hàng hướng dẫn cách thức vay và cách sử dụng đồng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Đặc biệt, các thành viên của tổ đã hình thành được thói quen tích lũy tiết kiệm hằng tháng cho các tổ viên để dự phòng trả lãi, trả nợ gốc khi đến hạn. Đến nay, tổ đã có hơn 165 triệu đồng gửi tiết kiệm từ các tổ viên, qua đó góp phần tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng.

Nhờ nguồn vốn của NHCSXH, nhiều thanh niên được vay vốn giải quyết việc làm. Trong 2 năm 2023-2024, UBND tỉnh đã phân bổ 3 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH hỗ trợ thanh niên nông thôn, thanh niên xuất ngũ vay vốn khởi nghiệp. Anh Hồ Văn Mười, ở thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông cho biết, năm 2019 anh xuất ngũ về địa phương.

Với lợi thế địa hình tự nhiên tại A Đăng, anh Mười quyết định mua rẫy trồng tràm và nuôi bò. Vừa qua, anh có nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên được Chi nhánh NHCSXH huyện Đakrông cho vay 100 triệu đồng với thời gian 5 năm để mở rộng thêm diện tích rừng và chăn nuôi bò. Với đồng vốn vay được, anh trồng thêm 2 ha tràm và mua 5 con bò về chăn nuôi.

Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cùng với sự chú tâm tìm hiểu, học hỏi nên công việc của anh Mười bước đầu tiến triển tốt. Hằng tháng anh trả đều đặn 500 nghìn đồng bao gồm tiền lãi và tiền gửi tiết kiệm cho ngân hàng.

Theo bà Trần Đức Xuân Hương, thời gian qua, chính quyền địa phương đã xây dựng, lồng ghép nhiều mô hình, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của địa phương gắn với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội; chỉ đạo, thực hiện tốt việc điều tra, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện chính sách tín dụng; tăng cường công tác tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội đối với người dân.

Cùng với đó là các giải pháp nghiệp vụ tích cực, công tác huy động vốn của NHCSXH đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tạo được sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và của toàn xã hội cùng chung tay tạo lập nguồn vốn bổ sung, giúp NHCSXH tỉnh thực hiện đảm bảo các chương trình cho vay của Chính phủ đạt kết quả cao nhất.

Đặc biệt, ngân hàng đẩy mạnh việc gắn kết tín dụng chính sách xã hội với các hoạt động hỗ trợ chuyển giao khoa học và công nghệ, các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề, các mô hình phát triển kinh tế của địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng chính sách xã hội ngày càng hiệu quả hơn.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Huy động nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn
    Đáp ứng nhu cầu cây giống lâm nghiệp chất lượng cao

    Sáng nay 14/11, Trung tâm Khuyến nông (KN) tỉnh tổ chức hội thảo quảng bá mô hình vườn ươm cải tiến sản xuất cây giống lâm nghiệp phục vụ trồng rừng vùng nguyên liệu.

  • Huy động nguồn lực tài chính, đáp ứng nhu cầu vay vốn
    Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động

    Để đào tạo nguồn lao động chất lượng cần đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghề, hoạt động thực tiễn. Xác định ý nghĩa cốt lõi của vấn đề này, những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN). Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế, chính sách phát triển nguồn nhân lực dạy nghề vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần được giải quyết.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tự ươm trồng thành công vườn hoa mai vàng

Tự ươm trồng thành công vườn hoa mai vàng
2024-04-02 05:15:00

QTO - Nhận thấy hoa mai là loại cây đặc trưng được nhiều người yêu thích và chọn chưng vào mỗi dịp tết đến, xuân về nên có giá trị kinh tế cao, ông Phạm Bá...

Lao Bảo, một thời sôi động

Lao Bảo, một thời sôi động
2024-03-31 13:35:00

QTO - Vào những năm 1990 trở về sau này, giữa bộn bề công việc hệ trọng cần sắp đặt, triển khai gấp rút và vận hành hiệu quả của một tỉnh mới tái lập,...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long